Đánh giá của học sinh về nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 75)

3.1.2.1. Đánh giá về nguyên nhân gây ra bạo lực học đường

Biểu đồ 3.4: Nguyên nhân bạo lực

Kết quả đánh giá của học sinh về nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng bạo lực cho thấy có 54% các em cho rằng các em đánh nhau là có chủ ý từ trƣớc, còn lại 46% là ngẫu nhiên xảy ra. Nhƣ vậy, hành vi BL của học sinh thƣờng có nguyên nhân. Do không giải quyết đƣợc mâu thuẫn nên các em dùng BL để giải quyết, những em không đánh đƣợc nhờ ngƣời khác tới giải quyết hộ. Việc học sinh cho rằng mình không đƣợc bạn tôn trọng và cần phải xử lí kẻ kia để bảo vệ mình và lên mặt với những ngƣời khác, một số bạn đã nhờ tới anh em của mình để giải quyết đối phƣơng. Chỉ cần tranh cãi nhau một chút, mâu thuẫn về hình ảnh, hoặc tranh luận về thần tƣợng, chỉ cần hai nhóm chơi đối lập cũng đánh nhau. Hiện nay, có rất nhiều học sinh đánh bạn khi kết luận rằng bạn ấy “nhìn đểu”. Đó là kiểu hành xử của những ngƣời không có trình độ, nhƣng học sinh ngày nay cũng thế."Em chẳng có làm gì hết, chỉ nhìn khi

68

anh ấy hút thuốc, vậy là anh ấy cũng đánh em… Em rất lo sợ không nói với thầy cô khi mình bị đánh thì cảm thấy ấm ức nhưng nói thì lại sợ sẽ bị đánh

tiếp thì chết" (nam học sinh lớp 10A trƣờng THPT Kinh Môn)

Nguyên nhân hay cái cớ để các em sử dụng bạo lực với nhau thƣờng là:

"thấy ghét thì đánh","thấy bạn kia kiêu, vênh" hoặc đố kị vì bạn ấy học giỏi đƣợc mọi ngƣời quý mến. Nhƣ ý kiến của một nam học sinh: "Những xích mích rất nhỏ thì hôm trước có thể là bạn thân, hôm sau đã một mất một còn

không thể chơi với nhau" (nam học sinh lớp 10A trƣờng THPT Kinh Môn).

Hiện nay, hiện tƣợng BLHĐ không chỉ với nam HS, với nữ HS hiện tƣợng này cũng xảy ra phổ biến. Các em nữ đánh nhau thƣờng sử dụng các hành vi làm nhục mạ, cào cấu, xé quần áo, túm tóc... Hành vi trên tuy không để lại thƣơng tích nghiêm trọng về thể chất nhƣng lại gây tổn thƣơng về tâm lí, tinh thần đối với nạn nhân.

69

Bảng 3.3.Nguyên nhân gây ra bạo lực của học sinh trung học phổ thông

Stt Nội dung Khá thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chƣa bao giờ ĐTB ĐLC Mức độ 1 Do bị bạn bè xúi giục hoặc nhờ vả 10.7 22.7 19.3 31.0 16.3 2.61 1.28 3 2 Do thiếu khả năng kiểm soát hành vi của bản thân 8.3 37.3 23.0 16.3 15.0 2.66 1.16 3 3 Do ảnh hƣởng từ môi trƣờng văn hóa bạo lực... 10.3 30.7 19.3 22.3 17.4 2.72 1.16 3 4 Do sự giáo dục chƣa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình 9.3 15.3 20.3 34.0 21.0 2.58 1.25 3 5 Do nhà trƣờng giáo dục đạo đức cho các em chƣa đầy đủ. 20.0 28.0 17.3 18.3 16.4 2.40 1.25 3 Tổng 2.59 1.20

Kết quả nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực HS: Do ảnh hƣởng từ môi trƣờng văn hóa bạo lực: Phim, ảnh, sách báo, đồ chơi mang tính bạo lực cũng đƣợc diễn ra ở mức độ thƣờng xuyên (ĐTB= 2,72). Ngày nay, các cảnh bạo lực trên phim, truyện tranh với những pha hành động nghĩa hiệp, những pha đấm đá, tranh giành... không phải là hiếm, bên cạnh đó, các tình huống bạo lực trên game online cũng xuất hiện với mật độ thƣờng xuyên đã góp phần không nhỏ cho việc hình thành tính cách bạo lực ở các em.

70

Do HS thiếu khả năng kiểm soát hành vi của bản thân, thiếu kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống (ĐTB = 2,66). Nguyên nhân này xuất phát từ chính bản thân các em. Ở lứa tuổi phổ thông, các em có sự thay đổi rất nhanh về tâm sinh lý. Những hành vi bạo lực thƣờng là giúp các em thể hiện bản thân, khẳng định và phá cách của lứa tuổi thanh thiếu niên. Nhiều em có hành vi bạo lực, do rơi vào các rối loạn về hành vi và cảm xúc ở lứa tuổi này, chƣa làm chủ đƣợc hành vi và cảm xúc của bản thân mình chứ không thuộc về bản tính của các em. Các em có thể hành động một cách bộc phát mà không ý thức đƣợc về hậu quả mà mình gây ra. HS nam có ý kiến: “Khi xảy ra bạo lực thì nguyên nhân trước tiên phải thuộc về người gây ra bạo lực và người chịu bạo lực vì cả hai có mâu thuẫn mà không biết nhường nhịn, hòa giải” (nam học sinh lớp 10A trƣờng THPT Kinh Môn). Hay, ý kiến nữ HS:

Trước tiên là do những học sinh trong cuộc. Cả hai bên có mâu thuẫn mà

không biết cách hòa giải, không kiềm chế được mình dẫn đến những hành vi

bạo lực” (nữ học sinh lớp 12D trƣờng THPT Trần Quang Khải).

Ở lứa tuổi này, mối quan hệ bạn bè của các em đƣợc mở rộng, không chỉ bạn bè học cùng lớp mà còn mở rộng ra bạn bè cùng trƣờng, khác trƣờng, cùng sở thích,… và các em luôn coi trọng những mối quan hệ này. Chính vì vậy mà việc hoạt động theo nhóm, làm vì bạn bè của các em là điều dễ hiểu, mặc dù đó có thể là những lời đề nghị sai trái. Bạn bè thƣờng xuyên xúi giục hoặc nhờ vả (ĐTB = 2,61).

Sự giáo dục chƣa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình nguyên nhân này đƣợc các em lựa chọn thƣờng xuyên với (ĐTB= 2,58).Thực tế cho thấy, trong cuộc sống hối hả hiện nay có rất nhiều gia đình đã bỏ quên một chức năng vô cùng quan trọng của mình - chức năng giáo dục. Nhiều gia đình chạy theo kinh tế, làm ăn, không quan tâm, gần gũi, chia sẻ với con cái, khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trƣờng. Chính sự thiếu hụt về mặt tình cảm của cha mẹ khiến các em trở nên cô đơn, không đƣợc dạy dỗ chu đáo và

71

dễ sa vào bạo lực. Vì thế việc các em chọn đây là nguyên nhân phổ biến nhất cũng là điều dễ hiểu.

(ĐTB= 2,40) ở mức độ thƣờng xuyên các em cho rằng, việc giáo dục nhà trƣờng cũng làm cho các em có hành vi bạo lực với bạn. Giáo dục học sinh trong nhà trƣờng không chỉ cung cấp cho các em những kiến thức khoa học mà còn phải giáo dục các em về đạo đức làm ngƣời. Đây là chức năng quan trọng của nhà trƣờng. Tuy nhiên hiện nay những giờ học giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống cho các em ở nhà trƣờng còn quá ít, còn mang nặng hình thức, chƣa đi vào bản chất của việc hình thành nhân cách cho các em. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng bạo lực trong học sinh. Theo nhƣ ý kiến của giáo viên bộ môn văn: "Hiện nay nhà trường vẫn còn chưa để ý tới vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho HS. Tôi thấy một số trường trên thành phố lớn, họ đã đưa bộ môn giáo dục kỹ năng sống vào chương trình dạy học như một môn học cần thiết. Ở trường, mới chỉ thỉnh thoàng, thầy cô dạy bộ môn có lồng ghép thêm tiết học kỹ năng cho các em

nhưng rất ít và không hiệu quả" (GV môn văn trƣờng THPT Kinh Môn)

Xét từ góc độ giới tính, thì nguyên nhân do khả năng kiểm soát hành vi bản thân của học sinh nam (ĐTB nam = 3,24) cao hơn học sinh nữ (ĐTB nữ = 2,05). Điều đó cho thấy khi có mâu thuẫn với bạn thì học sinh nam thƣờng có xu hƣớng giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực là thƣờng xuyên. Nữ học sinh thƣờng giải quyết mâu thuẫn bằng hình thức bạo lực về tinh thần hoặc trong một số trƣờng hợp thì các em nhờ tới sự giúp đỡ của lớp trƣởng và cô giáo chủ nhiệm: "Khi có mâu thuẫn với bạn em thường nhờ tới cô chủ nhiệm, cô sẽ giải quyết những mâu thuẫn mà bọn em đang gặp phải,cũng có một số trường

hợp em sẽ nhờ bạn lớp trưởng giúp đỡ" (nữ học sinh lớp 11B trƣờng THPT

Kinh Môn). Ngoài ra, nam giới thỉnh thoảng ảnh hƣởng môi trƣờng văn hóa bạo lực: Phim, ảnh, sách, báo, game bạo lực... (ĐTB= 3,24). Các em học sinh nam ở thƣờng chơi trò chơi bạo lực hay xem phim hành động khi các em xem nhiều thì nó ảnh hƣởng rất nhiều tới hành vi của các em. Khi ra đời sống thực bạn bè xích mích với mình các em chọn cách giải quyết giống nhƣ các em học

72

đƣợc trong phim, và game hành động.... Ngƣợc lại ở học sinh nữ các em cũng ảnh hƣởng nhƣng ở mức độ hiếm khi thấp hơn học sinh nam (ĐTB = 2,24)

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới BLHĐ của HS. Nguyên nhân phổ biến chủ yếu nhất do chính bản thân các em thiếu khả năng kiểm soát hành vi của mình, thiếu kĩ năng sống... Ngoài ra các em ảnh hƣởng trực tiếp từ cha mẹ, bạn bè thầy cô từ môi trƣờng xã hội.

3.1.2.2. Đánh giá của học sinh về hậu quả của bạo lực học đường

Khi bạo lực xảy ra nạn nhân trực tiếp của bạo lực học đƣờng chính là : Những học sinh bị bạo lực và học sinh có hành vi bạo lực.

Đánh giá của học sinh về hậu quả BLHĐ, đa số các em nói tới khía cạnh tổn thƣơng về sức khỏe và tinh thần. Về thể chất học sinh có thể tổn thƣơng trên cơ thể nhƣ: Bầm tím, chảy máu mồm, mũi nặng hơn gãy chân, gãy tay và mất mạng. Nhƣ một học sinh nam chia sẻ: "Khi đánh nhau có bạn bị nặng thì gãy chân, gãy tay, trầy xước chảy máu, có trường hợp các bạn đánh nhau dẫn tới tử vong." (nam học sinh lớp 12D trƣờng THPT Trần Quang Khải). Về tinh thần các em hoảng sợ dẫn tới mắc bệnh trầm cảm, sợ hãi, lo lắng; hội chứng căng thẳng hậu chấn thƣơng tâm lý, khủng hoảng tinh thần… Một số học sinh bị hại không đi học vào một hoặc nhiều ngày trong tháng bởi vì họ cảm thấy không an toàn. "Em rất sợ tới lớp, vì mỗi khi em gặp

bạn A thì bạn lại trêu đùa giễu cợt em" (nam học sinh lớp 10A trƣờng THPT

Kinh Môn). Hoặc, HS bị bạn bắt nạt sẽ về sớm để tránh bị bạn bắt nạt. "Khi học xong em muốn về nhà thật nhanh em rất sợ bị bạn chặn đường xin tiền em, hầu như ngày nào em cũng bị các bạn lớp bên chặn đường xin tiền, em

không dám báo với bố mẹ thầy cô vì em sợ bị trả thù" (nam học sinh lớp 11D

trƣờng THPT Trần quang Khải). Điều đó có ảnh hƣởng lớn và cản trở quá trình học tập của học sinh. Bạo lực học đƣờng bên cạnh việc tác động đến sức khỏe thể chất, nó còn ảnh hƣởng sâu sắc và lâu dài đến sức khỏe tinh thần của nạn nhân và ngƣời trực tiếp gây bạo lực. Ý kiến của một giáo viên cho biết về khía cạnh tổn thƣơng tinh thần: "Khi các em đánh nhau, chúng làm cho bạn

mình càng đau chúng càng thấy thỏa mãn" (GV bộ môn sinh trƣờng THPT

73

Thông thƣờng đối với những học sinh có hành vi bạo lực trƣớc khi thực hiện hành vi bạo lực nếu nhƣ các em lƣờng trƣớc đƣợc hậu quả có thể xảy ra với bản thân mình và nạn nhân một cách toàn diện, thì các em đã có thể có những cân nhắc suy nghĩ kỹ lƣỡng về việc có thực hiện hành vi bạo lực hay không và thực hiện ở mức độ nào? Hình thức nào?. Trong thực tế, hành vi BL đến khá nhanh, bất ngờ nên HS không ngần ngại thực hiện hành vi bạo lực với bạn của mình mà không kịp cân nhắc suy tính.

Nhiều HS đã không lƣờng trƣớc đƣợc hậu quả của hành vi bạo lực, chỉ tới khi sự việc xảy ra và để lại hậu quả nghiêm trọng lúc này các em mới ân hận thì đã quá muộn. Nhƣ ý kiến của một giáo viên: "Nhiều em HS không lường trước được hậu quả mà mình đã gây ra, đến khi sự việc xảy ra rồi mới

ân hận" (GV chủ nhiệm lớp 10A Trƣờng THPT Kinh Môn). Hay nhƣ ý kiến

của một nam học sinh về sự tức giận, khó bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo:

"Lúc đó em không suy nghĩ được nhiều tới hậu quả, em chỉ nghĩ đánh cho nó

một trận cho bõ tức" (nam học sinh lớp 12 trƣờng THPT Trần Quang Khải).

Xem xét cảm xúc của học sinh sau mỗi lần đánh bạn, kết quả cho thấy:

Bảng 3.4. Cảm xúc của học sinh sau mỗi lần gây bạo lực

Stt Nội dung Khá thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chƣa bao giờ ĐTB ĐLC Mức độ 1 sƣớng Vui 10.3 13.0 21.0 28.0 27.7 2.50 1.30 3 2 Xấu hổ 10.0 20.3 26.0 30.0 13.7 2.83 1.19 3 3 Căm thù 8.3 15.7 20.3 36.7 19.0 2.58 1.20 3 4 Tức giận 7.7 17.3 28.0 33.3 13.7 2.72 1.13 3 5 Buồn bã 8.3 21.3 21.7 34.3 14.3 2.75 1.18 3 6 Lo lắng 9.7 19.0 21.0 34.3 16.0 2.72 1.21 3 Qua bảng trên ta thấy đƣợc sau mỗi lần bắt nạt các bạn nhƣ vậy thì hầu hết các em có cảm giác xấu hổ (ĐTB = 2.83) ở mức độ thỉnh thoảng. Khi các

74

em gây bạo lực với bạn của mình thì các em cũng đã có cảm giác xấu hổ với bạn bè và thầy cô, nhƣng cảm giác đó nhanh chóng sẽ mất đi. Nhƣ chia sẻ của một bạn nữ: "Lúc em đánh bạn em chỉ nghĩ đánh cho bạn thật đau cho bõ tức. Khi đánh xong em cảm thấy xấu hổ vói bạn bè nhưng mãi thành quen sau này đánh bạn xong em chỉ có cảm giác sung sướng, thỏa mãn cơn tức giận của

mình" ( nữ học sinh lớp 10D trƣờng THPT Kinh Môn)

Hay trong câu hỏi tình huống: "Trong lớp em T là người nhỏ nhất thường xuyên bị em bắt nạt. Đi học về hầu như ngày nào em cũng chặn đường T xin tiền và đồ dùng học tập. Sau mỗi lần bị bắt nạt như vậy em thấy T rất tức, nhưng em, nhưng không dám chống lại. Mỗi lần bắt nạt T như vậy

thì em cảm thấy thế nào". Các em đã đƣa ra cách trả lời là em cảm thấy thích

thú khi trêu bạn ấy nhƣ vậy. Hoặc, có bạn cho rằng cảm thấy xấu hổ với bản thân khi bắt nạt bạn yếu hơn mình. Tuy nhiên cảm giác xấu hổ của các em sẽ nhanh chóng mất đi khi mà không bị nhà trƣờng, gia đình, xã hội kỷ luật nghiêm khắc. Một số em cảm thấy xấu hổ vì là một nạn nhân của bạo lực học đƣờng. Các em cảm thấy xấu hổ khi nói cho ai biết về việc mình bị bạo lực, hoặc mình đi bắt nạt bạn yếu hơn mình. Sợ hãi và xấu hổ này có thể dẫn đến vấn đề lòng tự trọng, các em bị bạo lực sẽ tìm cách trả thù hoặc nhờ ngƣời trả thù giúp mình, khi đó vấn đề bạo lực sẽ trở lên trầm trọng hơn.

Thỉnh thoảng các em có cảm giác buồn bã (ĐTB= 2,75) và lo lắng (ĐTB = 2,72). Thông thƣờng cảm giác này chỉ xảy ra với những bạn đã từng bị kỷ luật nhƣ bị đình chỉ học hoặc nhắc nhở trƣớc toàn trƣờng. Nhƣ ý kiến chia sẻ của nam học sinh: "Sau khi đánh bạn xong em sợ mình sẽ bị đuổi học hoặc mời họp phụ huynh. Khi bố em mà biết em đánh bạn như vậy bố sẽ đánh em và không cho em đi học nữa vì bố em đã phải đi xin thầy cô cho em đi học

lại 1 lần rồi" (nam học sinh lớp 12E trƣờng THPT Trần Quang Khải). Có em

sợ bị bạn sẽ trả thù mình:"Em sợ bạn ấy sẽ nhờ anh trai bạn ý học ở trung tâm giáo dục thường xuyên đánh em. Anh bạn ấy nổi tiếng đánh nhau và trộm cắp" (nam học sinh lớp 11A trƣờng THPT Kinh Môn).Tuy nhiên cảm giác

75

này chỉ xảy ra khi các em đã đánh các bạn của mình. Các em không nhận thức đƣợc hậu quả mà mình và các bạn phải gánh chịu, trong đó có cả sự sợ hãi, lo lắng.

Ngoài ra, các em còn có cảm giác vui sƣớng thỏa mãn sau mỗi lần bạo lực với bạn của mình. Cảm giác này chính là cảm giác khi các em giải tỏa đƣợc sự căm thù tức giận lên ngƣời nạn nhân. Cảm giác này sẽ rất nguy hiểm nếu mỗi lần đánh bạn mà các em lại có cảm giác nhƣ vậy. Những lần sau nếu các em muốn có cảm giác đó các em lại đi gây sự để đánh bạn nhiều lần nhƣ vậy thì mức độ bạo lực càng tăng, lúc này các em không chỉ gây bạo lực bình thƣờng mà các em có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ để gây bạo lực để lại hậu quả nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)