Mẫu và dữ liệu của bài nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro Determinants of corporate hedging decision (Trang 35)

3. Mở rộng kết quả nghiên cứu thông qua bài nghiên cứu liên quan

3.2.1. Mẫu và dữ liệu của bài nghiên cứu

- Các mẫu được lấy từ 600 công ty lớn nhất châu âu về chỉ số FTS Euro First được xếp

hạng theo giá trị vốn hóa thị trường tính đến cuối năm 2003 và các mẫu cuối cùng bao gồm 253 công ty phi tài chính châu Âu và từ 17 quốc gia khác nhau ở châu Âu.

- Các dữ liệu về phòng ngừa rủi ro của công ty được thu thập từ các tiết lộ về quản trị rủi

ro chứng khoán phát sinh định tính và định lượng chứa trong các báo cáo thường niên của Công ty cho năm tài chính kết thúc năm 2003.

- Nghiên cứu này phân loại các công ty phòng ngừa bằng phái sinh là những công ty sử

dụng chỉ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro có sự công khai về số lượng cụ thể trong báo cáo hàng năm của họ chứ không phải là mục đích đầu cơ.

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Tương tự như bài nghiên cứu gốc, tác giả sử dụng phân tích đơn biến và phân tích đa biến hồi quy logistic để kiểm tra mối quan hệ giữa việc phòng ngừa rủi ro với các biến: Kiệt quệ tài chính, đầu tư dưới mức và thay thế tài sản, độ nhạy cảm với rủi ro tài chính, các chính sách thay thế phòng ngừa rủi ro, chi phí giao dịch/ quy mô công ty và thuế theo các giả thuyết được cho trong bảng dưới đây.

35 Bảng 12. Giả thuyết nghiên cứu, các biến và phương pháp đo lường các biến

36 Bảng 13. Định nghĩa biến và nguồn thu thập dữ liệu của bài nghiên cứu

- Trong phân tích đơn biến, tác giả sử dụng thống kê mô tả và các kiểm định tương tự với

bài nghiên cứu gốc để tìm hiểu mối quan hệ giữa các biến theo giả thuyết đã đưa ra.

- Trong phân tích đa biến để tìm hiểu các nhân tố tác động tới phòng ngừa rủi ro của các

công ty, tác giả sử dụng mô hình hồi quy logistic như sau:

Trong đó, công ty có phòng ngừa rủi ro được gán giá trị là 1, và các công ty phòng ngừa rủi ro được gán giá trị là 0.

Tax = Thuế chuyển lỗ hoặc các khoản tín dụng thuế; FD = Kiệt quệ tài chính; UC = Chi phí đầu tư không đủ hoặc chi phí tài chính từ bên ngoài; Exp = độ nhạy cảm giá cả tài chính; Sub = sự thay thế phòng ngừa; Tcosts = Chi phí giao dịch hoặc lợi thế theo quy mô.

- Tác giả tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn công ty với quản trị rủi ro và giá trị của

doanh nghiệp bằng phương pháp bình phương bé nhất hai giai đoạn.. Trong giai đoạn

đầu, các hồi quy logistic đa biến được thực hiện bằng cách sử dụng việc phòng ngừa rủi ro bằng phái sinh (các biến nhị phân) như là các biến phụ thuộc.

Trong đó, biến phụ thuộc phòng ngừa rủi ro được gán giá trị bằng 1 nếu các doanh nghiệp sử dụng phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong các báo cáo hàng năm của họ; không sử dụng được gán giá trị là 0.

Tax = Thuế chuyển lỗ hoặc các khoản tín dụng thuế; FD = Kiệt quệ tài chính; UC = Chi phí đầu tư không đủ hoặc chi phí tài chính từ bên ngoài; Exp = độ nhạy cảm giá cả tài chính; Sub = sự thay thế phòng ngừa; Tcosts = Chi phí giao dịch hoặc lợi thế theo quy mô.

37

- Trong giai đoạn thứ hai, phương trình cấu trúc được ước tính bằng cách sử dụng các giá

trị dự đoán từ các hồi quy giai đoạn đầu tiên làm biến giải thích.

Trong đó, biến Hedging * là nội sinh và cho thấy các ước tính hợp lý của việc phòng ngừa rủi ro được ước tính trong giai đoạn đầu tiên theo hồi quy logistic.

3.3. Kết quả nghiên cứu

3.3.1. Phân tích đơn biến

38 Bảng 15. Kết quả kiểm định Wilcoxon

Các công ty sử dụng phái sinh có sự khác nhau đáng kể so với các công ty không sử dụng đối với các biến đại diện cho kiệt quệ tài chính, quy mô công ty và độ nhảy cảm với rủi ro tài chính. Tuy nhiên lại không có sự khác biệt giữa 2 loại công ty đối với các biến đại diện cho đầu tư dưới mức và thay thế tài sản và sự thay thế phòng ngừa rủi ro.

3.3.2. Phân tích đa biến

Theo kết quả phân tích đa biến logistic, có sự khác nhau đáng kể giữa 2 loại công ty đối với các biến đại diện cho các yếu tố quyết định sự kiệt quệ tài chính và chi phí hợp đồng tài chính. Các hệ số ước tính trên đòn bẩy gộp là dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% trong khi đó hệ số đòn bẩy ròng là dương và có ý nghĩa ở mức 5%. Hơn nữa, hệ số ước tính về tỷ lệ thanh toán lãi suất là âm và có ý nghĩa ở mức 10%.

40 Bảng 16. Các nhân tố tác động đến phòng ngừa rủi ro ở các công ty Châu Âu

Biến giả chuyển lỗ thuế sang năm trước cho cũng cho một hệ số dương có ý nghĩa. Vì vậy, các công ty có tỷ lệ đòn bẩy cao, tỷ lệ thanh toán lãi suất thấp hơn và có các ưu đãi đặc biệt về thuế hơn thì nghiêng về phòng ngừa rủi ro nhiều hơn. Điều thú vị là, tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) có hệ số dương và có ý nghĩa, điều này cho thấy rằng các công ty có lợi nhuận nhiều hơn có một nhu cầu mạnh mẽ hơn để tự phòng ngừa. Trong trường hợp này, mối quan hệ giữa phòng ngừa rủi ro và lợi nhuận của công ty là trái ngược với hướng dự đoán của giả thuyết về chi phí kiệt quệ tài chính.

Biến quy mô doanh nghiệp có hệ số dương và có ý nghĩa, phù hợp với các giả thuyết chi phí giao dịch và lợi thế theo quy mô.

Cuối cùng, các hệ số ước tính của biến giả về doanh số bán hàng nước ngoài với tổng doanh số bán hàng, nợ ngoại tệ và hoạt động nước ngoài thì đều dương và có ý nghĩa, trong đó khẳng định lập luận rằng các công ty có độ nhạy cảm cao với rủi ro tỷ giá hối đoái thì có xu hướng cao hơn để tự phòng ngừa rủi ro.

Tuy nhiên các kiểm định đa biến không cung cấp bằng chứng ủng hộ giả thuyết về việc thiếu đầu tư hoặc giả thuyết về việc thay thế phòng ngừa rủi ro. Các kết quả được báo cáo cho những giả thuyết này là không có ý nghĩa mặc dù chúng có dấu như kỳ vọng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro Determinants of corporate hedging decision (Trang 35)