2. Nội dung bài nghiên cứu gốc
2.4.1. Phân tích đơn biến
2.4.1.1. Croatia
- Kết quả của kiêm định đơn biến cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhà
quản trị phòng ngừa và không phòng ngừa rủi ro về chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí đại diện của việc sử dụng nợ, bất hoàn hảo của thị trường vốn, các ưu đãi về thuế và lợi ích quản trị.
- Từ kết quả thực nghiệm này cho thấy ta nên bác bỏ tất cả các giả thuyết nghiên cứu liên
quan đến tối đa hóa giá trị cổ đông cũng như tối đa hóa lợi ích nhà quản trị được đề cập ở phần lý thuyết giả định trong trường hợp của Croatia
- Theo kết quả kiểm định Pearson, cho thấy không có bằng chứng có ý nghĩa về mối liên
hệ giữa tỷ số thanh toán nhanh và quyết định phòng ngừa rủi ro.
Giải thích: Mối tương quan dương tìm thấy giữa hệ số thanh toán nhanh và quyết định phòng ngừa rủi ro theo kiểm định t có thể được giải thích bởi thị trường vốn không hoàn hảo và lý thuyết chi phí các nguồn tài trợ bên ngoài chứ không phải so sử dụng phòng ngừa thay thế.
26 Bảng 7. Kiểm định T-Test đối với mẫu Croatia
2.4.1.2. Slovenia
- Cũng giống như trường hợp Croatia, kết quả của kiêm định đơn biến cho thấy không có
sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhà quản trị phòng ngừa và không phòng ngừa rủi ro về chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí đại diện của việc sử dụng nợ, bất hoàn hảo của thị trường vốn, các ưu đãi về thuế và lợi ích quản trị.
- Từ kết quả thực nghiệm này cho thấy ta nên bác bỏ tất cả các giả thuyết nghiên cứu liên
quan đến tối đa hóa giá trị cổ đông cũng như tối đa hóa lợi ích nhà quản trị được đề cập ở phần lý thuyết giả định trong trường hợp của Slovenia
- Tuy nhiên các kết quả lại cho thấy, các công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán
có nhiều động lực hơn để phòng ngừa rủi ro trong khi các công ty cổ phần nội bộ thì ít hoặc không phòng ngừa. Điều này là trái với giả định ban đầu của tác giả và không có ý nghĩa ở kiểm định person.
- Giải thích cho kết luận trên: Tuy rằng các công ty cổ phần đại chúng có quyền sở hữu đa
dạng hơn nhưng theo điều tra cho thấy phần lớn công ty cổ phần đại chúng ở Slovenia được sở hữu chủ yếu bởi các cổ đông lớn (chiếm trên 50%) và chi phối điều hành hoạt động công ty. Vì vậy khi mà tài sản nắm giữ của các cổ đông này là khó đa dạng (tức khó mua bán, chuyển đổi…) thì họ chủ động phòng ngừa nhiều hơn. Ngoài ra, để cho thấy mức độ kiểm soát cao rủi ro kinh doanh cũng như là một đối tác kinh doanh đáng được đánh giá cao, các công ty cổ phần đại chúng thường phải chuyển các thông tin tốt đến nhà đầu tư, thị trường tài chính và cổ đông công ty, từ đó họ phòng ngừa rủi ro nhiều hơn.
27 Bảng 8. Thống kê mô tả đối với mẫu Slovenia
Bảng 9. Kiểm định t-Test đối với mẫu Slovenia