2. Nội dung bài nghiên cứu gốc
2.4.2. Phân tích đa biến
Dựa trên mô hình đã trình bày ở phần trên, tác giả đã chạy tất cả các kết hợp có thể xảy ra và đưa ra một kết hợp những biến đại diện tốt nhất cho từng nhân tố như sau:
Hedge = f (FC2, AC1, CEF2, T1, MU1, HS3)
FC2: Tổng doanh thu bán hàng
28
CEF2: chi phí tài trợ tài chính bên ngoài
T1: Tổng tax loss carry-forwards và tax-loss carry-backs
MU1: giá trị sổ sách cổ phần của công ty sở hữu bởi nhà quản lý
HS3: Tỷ số thanh toán nhanh
2.4.2.1. Croatia
Bảng 5 báo cáo kết quả phân tích đa biến mối liên quan giữa khả năng tự phòng ngừa rủi ro với các nhân tố quyết định việc phòng ngừa cho các công ty Croatia được nghiên cứu.
Kết quả phân tích đa biến cho thấy với mức ý nghĩa 5%, chỉ có 3 biến là chi phí đại diện
của nợ AC1 (p=0.0345), chi phí sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài CEF2 (p=0.0347) và
mức độ sở hữu của nhà quản trị trong công ty MU 2 (p=0.0282) là có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó các biến còn lại bao gồm chi phí kiệt quệ tài chính, thuế, các chính sách phòng ngừa rủi ro thay thế đều không có ý nghĩa thống kê.
- Chi phí đại diện của nợ (đo lường bằng xếp hạng tín nhiệm) cho thấy có tương quan dương
với việc phòng ngừa rủi ro:
+ Điều này có thể hiểu là những công ty được xếp hạng tín dụng (vốn ít bị tác động bởi thông tin bất cân xứng) thì phòng ngừa rủi ro nhiều hơn, ngược lại các công ty không có xếp hạng thì phòng ngừa ít hơn. Điều này dường như không phù hợp với giả định mà tác giả đưa ra và cũng trái ngược với kết quả nghiên cứu của DeMarzo và Duffie (1995) và Haushalter(2000) đã được tóm tắt trong phần trước.
+ Trong thực tế, các hoạt động quản trị rủi ro và phòng ngừa của doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực lên vị thứ xếp hạng tín nhiệm của công ty bời vì khi công ty có thể kiểm soát chặt chẽ rủi ro của mình thì được coi là một đỗi tác kinh doanh được đánh giá cao và các khoản đầu tư vào công ty trở nên ít mạo hiểm hơn. Vì vậy, để giữ và tăng xếp hạng cũng như uy tín của mình, các công ty có động lực mạnh mẽ trong phòng ngừa rủi ro. Thực tế trên đã giải thích phần nào cho mối quan hệ cùng chiều giữu quyết định phòng ngừa và việc xếp hạng tín dụng của công ty.
- Chi phí sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài CEF2 ( tỷ số tổng chi đầu tư trên tài sản) có tương
29
+ Các nhà quản trị sẽ quản trị rủi ro nhiều hơn nếu có nhiều cơ hội đầu tư và ngược lại. Kết quả này là phù hợp với giả thuyết mà tác giả đưa ra.
+ Lợi ích của việc phòng ngừa rủi ro càng lớn khi các lựa chon tằng trưởng trong tập hợp đầu tư của công ty càng nhiều, bởi vì việc giảm tính của biến động của dòng tiền khi phòng ngừa có thể đưa đến việc công ty đủ nguồn vốn nội bộ tài trợ cho các dự án đầu tư mà công phải cắt giảm đi các dự án có NPV dương hoặc phải chịu một chi phí giao dịch lớn để có được nguồn tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên khi tác giả sử dụng tác giả sử dụng chỉ tiêu tổng đầu tư trên tổng doanh thu để kiểm định thì không có mối liên hệ có ý nghĩa. Từ đó cho thấy mối liên hệ giữa lợi ích phòng ngừa và thị trường vốn bất hoàn hảo là không thực sự mạnh mẽ.
- Mức độ sở hữu hay đầu tư của nhà quản trị trong công ty (đo lường bằng giá trị sổ sách
cổ phần mà nhà quản lý sở hữu trong công ty) và có mối tương quan âm với quyết định rủi ro:
+ Điều này cho thấy nếu nhà quản trị sở hữu càng nhiều cổ phần của công ty càng ít quản trị rủi ro và ngược lại. Điều này là trái với những dự đoán của tác giả.
+ Các kế hoạch chi trả cho nhà quản lý có thể ảnh hưởng đến lựa chọn phòng ngừa rủi ro của họ. Khi tồn tại càng nhiều đặc tính tương tự quyền chọn trong các kế hoạch chi trả thì các quyết định phòng ngừa sẽ không còn xuất phát từ việc tối đa hóa lợi ích cổ đông và sẽ nhằm tối đa hóa lợi ích nhà quản lý. Lúc này họ sẽ gia tăng rủi ro doanh nghiệp để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, từ đó tăng giá trị các tương tự quyền chọn của nhà quản lý. Vì vậy, để tránh việc này, trong các hợp đồng quản lý, các điều khoản cần được thiết kế sao để gắn liền lợi ích của cổ đông và nhà quản lý.
Nhìn chung, các bằng chứng trong việc nghiên cứu mối quan hệ thực nghiệm giữa quyết định phòng ngừa và các chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí đại diện của nợ, bất hoàn hảo thị trường vốn, chi phí sử dụng vốn tài trợ bên ngoài, thuế , lợi ích quản lý và các phòng ngừa thay thế ở các công ty phi tài chính Croatia đã thất bại trong việc hỗ trợ các lý thuyết kiểm định ngoại trừ chi phí sử dụng vốn ( đo bằng chi đầu tư trên tổng tài sản). Tuy nhiên, mối liên hệ này cũng không thực sự mạnh mẽ.
30 Bảng 10. Kết quả phân tích đa biến đối với mẫu Croatia
2.4.2.2. Slovenia
Kết quả phân tích đa biến các công ty Slovenia cho thấy rằng với mức ý nghĩa 5%, không có bất cứ một biến giải thích nào có ý nghĩa thống kê. Từ đó kết luận rằng quyết định phòng ngừa rủi ro trong các công ty phi tài chính Slovenia không phụ thuộc vào bất cứ gải thuyết dự đoán nào trước đó. Kết quả thu được đã thất bại trong việc hỗ trợ các kiểm định đề ra.
31 Bảng 11. Kết quả phân tích đa biến đối với mẫu Slovenia