Những ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT VỀ VỐN CỦA THƯƠNG NHÂN (Trang 34)

Đối với ngành, nghề và điều kiện kinh doanh phải có vốn pháp định đối chiếu với Điều 7 khoản 2 Luật doanh nghiệp năm 2005 có ghi nhận rằng: điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác” và Điều

10 Khoản 1 Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định: “Ngành, nghề kinh doanh

phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, hồ sơ, điều kiện và cách thức xác nhận vốn pháp định áp dụng theo các quy định của pháp luật chuyên ngành”.

Như vậy, pháp luật Việt Nam có quy định một số ngành nghề phải có vốn pháp định như: kinh doanh ngân hàng, bảo lãnh chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ bảo vệ, kinh doanh bất động sản, dịch vụ đòi nợ thuê,… Các quy định này thể hiện trong pháp luật chuyên ngành. Đối với việc thành lập doanh nghiệp kinh

Trang 35

doanh những ngành nghề này thì trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với kinh doanh ngành nghề đó. Việc quy định về vốn pháp định cũng khác nhau qua các giai đoạn. Cụ thể:

- Quy định về vốn pháp định theo pháp luật trước năm 2000: Theo quy định của Luật Công ty và Luật công ty tư nhân, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990 có hiệu lực kể từ ngày 15/04/1991 thì: Vốn pháp định được áp dụng cho tất cả các loại ngành nghề kinh doanh và tất cả các loại hình công ty. Mức vốn pháp định cụ thể áp dụng cho từng ngành nghề kinh doanh do Hội đồng Bộ trưởng quy định. Vốn điều lệ luôn luôn phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Trong quá trình hoạt động công ty có quyền tăng hoặc giảm vốn điều lệ nhưng không được thấp hơn mức vốn pháp định.

+ Giai đoạn từ năm 1991 – 1999 vốn pháp định áp dụng tràn lan trong nhiều ngành nghề theo yêu cầu của Luật Công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990. Mỗi ngành, nghề Chính phủ Việt Nam đều ấn định một mức vốn nhất định buộc doanh nghiệp ở Việt Nam phải đáp ứng bằng cách có xác nhận của Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản hoặc xác nhận của Phòng Công chứng nhà nước về tài sản góp vốn bằng hiện vật khi thành lập. Nhìn chung, vốn pháp định áp dụng trong nhiều ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 1991-1999 không đem lại hiệu quả trên thực tế, mà nguyên nhân là do nhà nước quy định mức vốn tối thiểu quá thấp đã làm mất hết ý nghĩa của việc quy định về mức vốn pháp định là nhằm đảm bảo tối thiểu về tài sản của chủ doanh nghiệp đối với việc kinh doanh và đối với khách hàng.

+ Quy định về vốn pháp định theo pháp luật từ năm 2000 đến năm 2005: Theo quy định Luật Công ty được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/06/1999 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2000, và luật Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì:

 Đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn áp dụng quy định về vốn pháp định với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào. “Vốn pháp định” là vốn ban đầu của công ty được ghi trong điều lệ của công ty. Trong quá trình hoạt động, công ty không được giảm vốn pháp định. Việc tăng vốn pháp định đăng ký tại Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư;

 Đối với các công ty trong nước quy định về vốn pháp định chỉ còn áp dụng cho một số ngành nghề kinh doanh nhất định. Mức vốn pháp định đối với

Trang 36

các ngành nghề khác nhau thì được áp dụng theo các quy định khác nhau của pháp luật chuyên ngành.

+ Khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời thì vốn pháp định chỉ còn lại trong số rất ít ngành nghề kinh doanh. Đến thời điểm năm 2003, cả nước chỉ còn một số ngành, nghề DN phải chứng minh vốn pháp định như: kinh doanh tiền tệ - tín dụng, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán và kinh doanh vàng.Ví dụ: Đối với ngành nghề kinh doanh bất động sản mức vốn pháp định là 6 tỷ đồng; Đối với ngành nghề kinh doanh sản xuất phim mức vốn pháp định là 1 tỷ đồng...

+ Quy định về vốn pháp định theo pháp luật từ năm 2005 đến nay: Nếu như vào thời điểm năm 2003, cả nước chỉ có khoảng 3, 4 ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, thì tại thời điểm năm 2011, số lượng ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định đã tăng từ 5-6 lần so với thời điểm năm 2003 và chưa có dấu hiệu dừng lại trong thời gian tới.

Theo quy định Luật Doanh Nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006 và Luật đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 thì: Vốn pháp định chỉ còn áp dụng trong một số ngành nghề kinh doanh nhất định cho tất cả các loại hình công ty. Điều 7 khoản 3 Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 8 Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 2005 đã xác định vốn pháp định với tư cách là mức vốn “sàn” đối với doanh nghiệp ở Việt Nam không áp dụng đại trà trong nền kinh tế, mà chỉ áp dụng cho từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể do pháp luật chuyên ngành điều chỉnh.

Danh mục các ngành nghề kinh doanh vốn pháp định

Tổ chức tín dụng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006) - Ngân hàng thương mại cổ phần: 1000 tỷ đồng

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD

Quỹ tín dụng nhân dân (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006) - Quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 1000 tỷ đồng

- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0.1 tỷ đồng

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)

- Công ty tài chính: 300 tỷ đồng.

- Công ty cho thuê tài chính 100 tỷ đồng

Kinh doanh bất động sản: 6 tỷ đồng (Điều 3 Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007)

Dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng (Điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007)

Trang 37

Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng (không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài Dịch vụ bảo vệ) (Nghị định 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008)

Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng (Điều 3 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007)

Sản xuất phim: Doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi đăng ký kinh doanh (Điều 14 Luật Điện ảnh)

Kinh doanh cảng hàng không: (Khoản 1 Điều 22 Nghị định 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)

- Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng - Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng

Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không: (Khoản 2 Điều 22 Nghị định 83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)

- Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 30 tỷ đồng - Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 10 tỷ đồng

Kinh doanh vận chuyển hàng không: (Khoản 1 Điều 8 Nghị định 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007)

Vận chuyển hàng không quốc tế:

- Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 500 tỷ đồng - Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 800 tỷ đồng - Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng Vận chuyển hàng không nội địa:

- Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 200 tỷ đồng - Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 400 tỷ đồng - Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng

Kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng (Khoản 2 Điều 8 Nghị định 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007).

Trang 38

Chương 3. Một số bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về vốn của thương nhân và đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT VỀ VỐN CỦA THƯƠNG NHÂN (Trang 34)