Vốn của Hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT VỀ VỐN CỦA THƯƠNG NHÂN (Trang 33)

Theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp quy định “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm

người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.42

Như vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu và chịu sự quản lý giám sát và chế độ thuế riêng khác với loại hình kinh doanh là Doanh nghiệp. Nếu như DNTN có thể sử dụng không hạn chế số lượng lao động thì mỗi hộ kinh doanh chỉ được sử dụng thường xuyên không quá 10 lao động và mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.

Cũng giống như DNTN, vốn kinh doanh của Hộ kinh doanh do người đại diện tự kê khai và Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ của hộ kinh doanh. Điều này có nghĩa nếu việc kinh doanh thất bại, chủ hộ kinh doanh sẽ phải sử dụng các tài sản cá nhân của mình để trang trải các khoản nợ của hộ kinh doanh.

Vốn kinh doanh được ghi trên giấy phép kinh doanh chính là số vốn ban đầu của chủ đầu đư bỏ ra khi thành lập công ty. Số vốn này cũng được coi là vốn điều lệ của doanh nghiệp. Khi đi vào hoạt động, nguồn vốn này có nhiệm vụ cân

41 Ngô Huy Cương, Vài bình luận về pháp luật doanh nghiệp tư nhân, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010), tr. 24-33.

Trang 34

bằng khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cân bằng các khoản nợ và các khoản thanh toán.

Việc tăng, giảm vốn của Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh có ý nghĩa trong việc xác định quy mô, địa vị pháp lý của doanh nghiệp như thế nào để xem xét điều kiện ưu đãi: Bảo lãnh vai vốn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặc khác DNTN, Hộ kinh doanh, Công ty hợp danh phải chịu toàn bộ trách nhiệm với các khoản nợ. Tuy nhiên, trong Công ty hợp danh thì thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trên phần tài sản vốn góp của họ chứ không phải chịu toàn bộ tài sản như những thành viên khác

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT VỀ VỐN CỦA THƯƠNG NHÂN (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)