Vốn điều lệ trong Công ty hợp danh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT VỀ VỐN CỦA THƯƠNG NHÂN (Trang 29)

2.1.5.1 Khái niệm vốn điều lệ

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp mới xuất hiện ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2000 theo quy định của luật doanh nghiệp 1999. Cũng giống các loại hình kinh doanh khác, để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh đòi hỏi công ty hợp danh cần phải có vốn và đó chính là vốn điều lệ của công ty hợp danh“là số

vốn do các thành viên (thành viên hợp danh và thành viên góp vốn) của công ty góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào trong điều lệ công ty”36.

2.1.5.2 Trường hợp tăng giảm vốn điều lệ 2.1.5.2.1 Trường hợp tăng vốn điều lệ

Để mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh thì các hoạt động huy động vốn cũng như quy mô, phạm vi vốn có thể huy động đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng vốn điều lệ của công ty. Nếu so với công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần thì việc huy động vốn của công ty hợp danh hạn chế hơn rất nhiều

* Điều kiện tăng vốn điều lệ

35Khoản 2 điều 17 Nghị định 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013

Trang 30

- Việc tăng vốn thông qua cách tiếp nhận thành viên mới phải được Hội đồng thành viên chấp thuận (Nếu điều lệ công ty không quy định khác thì phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận)37.

- Phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi38.

- Khi gia nhập thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp nhận 39.

* Hình thức tăng vốn điều lệ

- Tăng vốn góp của các thành viên hiện hữu

- Kết nạp thêm thành viên mới (thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn).

- Điều chỉnh mức vốn điều lệ tăng tương ứng với giá trị tài sản tăng của Cty;

2.1.5.2.2 Trường hợp giảm vốn điều lệ * Điều kiện giảm vốn điều lệ

- Việc giảm vốn điều lệ phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

- Phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản

khác sau khi giảm vốn.

- Trong thời hạn 2 năm phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

- Trường hợp giảm vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, doanh nghiệp chỉ được đăng ký giảm vốn điều lệ nếu mức vốn đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó.

* Hình thức giảm vốn điều lệ

- Khi thành viên ra khỏi công ty 40: + Thành viên hợp danh rút vốn; + Thành viên bị khai trừ khỏi công ty.

- Chỉnh mức vốn điều lệ giảm tương ứng với giá trị tài sản giảm của Cty;

2.1.5.3. Thủ tục tăng, giảm vốn điều lệ (Thay đổi vốn điều lệ)

- Bước 1: Nộp hồ sơ

+ Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.

37Điểm c Khoản 3 điều 135Luật Doanhnghiệp2005 38Khoản 3 điều 26Luật Doanhnghiệp2005 39Khoản 3 điều 139Luật Doanhnghiệp2005

Trang 31

+ Kể từ ngày quyết định thay đổi vốn, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền phải nộp hồ sơ và lệ phí tại phòng đăng ký kinh doanh.

- Bước 2: Nhận hồ sơ

+ Khi nộp hồ sơ, người đi nộp phải xuất trình những giấy tờ sau: Giấy CMND hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác. Trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho người đại diện của mình nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người được ủy quyền xuất trình Giấy CMND hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

+ Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ:Trường hợp hồ sơ đầy đủ giấy tờ theo quy định thì viết Biên nhận hồ sơ giao cho người nộp; trường hợp thiếu thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn để bổ sung hồ sơ theo quy định.

- Bước 3: Trả kết quả

+ Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh đăng ký thay đổi vốn doanh nghiệp trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Người đến nhận kết quả xuất trình một trong các giấy tờ sau: Biên nhận hồ sơ và giấy CMND hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác. Trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho người đại diện của mình nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người được ủy quyền xuất trình Biên nhận hồ sơ, Giấy CMND hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

2.1.5.4 So sánh với Dự thảo luật doanh nghiệp

Về cơ bản nội dung được quy định trong dự thảo luật doanh nghiệp với Luật Doanh nghiệp hiện hành thì các quy định về công ty hợp danh vẫn được giữ nguyên, không có gì thay đổi.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT VỀ VỐN CỦA THƯƠNG NHÂN (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)