Nhận xét về các nghiên cứu trƣớc và xác định vấn đề cần nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP HCM (Trang 80)

Trong giai đoạn 1995 – 2010 các công trình nghiên cứu trong nƣớc sử dụng phƣơng pháp quan sát và nghiên cứu thông qua tài liệu thực tế tại các doanh nghiệp và chủ yếu dựa vào suy luận, chƣa thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát đặc biệt là khảo sát đối thƣợng sử dụng thông tin kế toán quản trị chi phí để ra các quyết định nên kết quả đánh giá chƣa đầy đủ và đáng tin cậy.

Từ giai đoạn 2010 – 2014 các công trình nghiên cứu đã thực hiện khảo sát từ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu kết quả khảo sát không đƣợc các tác giả trình bày và đánh giá thực tế.

Ở trong nƣớc, các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị đều tập trung vào nghiên cứu, đánh giá thực trang hệ thống kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí,

t chức kế toán quản trị, để đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng trong các doanh nghiệp.

Trên thế giới, các công trình nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu về phân b chi phí theo hoạt động (ABC) và các khía cạnh của chi phí liên quan đến quản trị chi phí chiến lƣợc

Trong các công trình này, các tác giả đã hệ thống kế toán quản trị và đề xuất phƣơng hƣớng ứng dụng kế toán quản trị vào các ngành cụ thể theo phạm vi nghiên cứu của từng đề tài. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị đã công bố đều chƣa nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống kế toán quản trị chi phí áp dụng cho các DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT.

Chính vì vậy, các vấn đề mà luận văn tập trung nghiên cứu là các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị áp dụng đặc thù cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong một t chức dù lớn hay nhỏ, dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đều có nhu cầu về cung cấp thông tin nhằm phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý. Trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhƣ hiện nay thì công cụ kế toán quản trị lại là một trong những công cụ hữu ích giúp cho các nhà quản trị điều hành và quản lý doanh nghiệp. Thông qua thông tin do kế toán quản trị cung cấp, các nhà quản trị đƣa ra đƣợc các quyết định phù hợp, đúng đắn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong chƣơng này, tác giả đã giới thiệu t ng quan về kế toán quản trị, nội dung của kế toán quản trị và việc t chức kế toán quản trị làm cơ sở lý luận nghiên cứu cho các chƣơng sau.

Với t ng cộng 7 công trình nghiên cứu nƣớc ngoài và 8 công trình nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc đã phần nào bao quát đƣợc tình hình nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn.

Mặt khác, tác giả cũng trình bày kinh nghiệm t chức kế toán quản trị ở một số nƣớc trên thế giới. Từ đó, đúc kết ra những bài học kinh nghiệm nhằm giúp cho việc áp dụng kế kế toán quản trị cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu:

Trong chƣơng này, tác giả trình bày nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu các mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu đặt ra.

Câu hỏi 1: Vai trò của kế toán quản trị trong các DN lĩnh vực CNTT khu vực Tp.HCM nhƣ thế nào?

Câu hòi 2: Thực trạng vận dụng kế toán quản trị của các DN lĩnh vực CNTT khu vực Tp.HCM ra sao?

Câu hỏi 3: Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DN lĩnh vực CNTT khu vực Tp.HCM?

Các câu hỏi nghiên cứu trên dẫn đến sự xuất hiện giả thuyết sau đây để nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 3:

H1: Có những mối quan hệ có ý nghĩa và tích cực giữa các yếu tố ngẫu nhiên đƣợc chọn với việc vận dụng KTQT trong DN lĩnh vực CNTT khu vực Tp.HCM.

3.2 Các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong DN lĩnh vực CNTT khu vực Tp.HCM

Qua quá trình t ng hợp các nghiên cứu trƣớc đây đã cho tác giả quyết định chọn các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng KTQT trong DN lĩnh vực CNTT nhƣ trình bày dƣới đây để khảo sát:

Quy mô của doanh nghiệp:

Các nghiên cứu trƣớc đây đã chứng minh một cách nhất quán rằng quy mô của doanh nghiệp đã ảnh hƣởng đến việc vận dụng KTQT trong các t chức kinh doanh. Nếu một công ty lớn, có t ng nguồn lực lớn, hệ thống thông tin nội bộ tốt sẽ

tạo điều kiện cho sự ph biến việc vận dụng KTQT dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, các doanh nghiệp càng lớn thì sự phức tạp càng nhiều hơn và phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn hơn. Vì vậy, họ yêu cầu kiểm soát nhiều hơn các thông tin về hoạt động kinh doanh do đò cần vận dụng KTQT toàn diện và hiện đại hơn. Chính vì vậy nó là điều kiện cần thiết để kiểm tra xem kích thƣớc của các DN kết hợp với mức độ vận dụng KTQT.

Kỹ thuật sản xuất tiên tiến:

Việc sử dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất đã đƣợc chứng minh là ảnh hƣởng đến mức độ vận dụng KTQT trong rất nhiều công ty. Mặc dù kỹ thuật sản xuất tiên tiến có thể bị giới hạn cho các công ty nhỏ hơn nhƣng có một sự hiển nhiên rằng doanh nghiệp sản xuất có sử dụng công nghệ ở một số khâu trong việc hỗ trợ hoạt động sản xuất của họ. Hơn nữa, trong kinh doanh hiện đại ngày nay, công nghệ đã đƣợc phát triển rất nhanh chóng và đã đƣợc ph biến rộng rãi. Vì lý do này, nó là điều cần thiết để kiểm tra biến này nhƣ một trong những yếu tố ngẫu nhiên tiềm năng để giải thích mức độ vận dụng KTQT trong các DN lĩnh vực CNTT khu vực TP.HCM

Trình độ chuyên môn:

Trong các doanh nghiệp, để có đƣợc nhân viên kế toán có trình độ có thể là một yếu tố đáng kể, nó là nền tảng cho việc vận dụng KTQT. Hầu hết các công ty lớn đều có phòng tài chính kế toán, mà họ còn phải thuê chuyên viên kế toán có trình độ để làm báo cáo chuyên nghiệp và tƣ vấn. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp các doanh nghiệp nhỏ, thì liệu kế toán có năng lực sẽ đƣợc tuyển dụng trong tất cả các công ty và thậm chí nếu thuê cho dù các nhân viên đã đƣợc công nhận bằng cấp thì vẫn có sự khác biệt giữa các nhân viên này để vận hành hệ thống KTQT điều này giải thích cho sự khác biệt trong việc vận dụng KTQT trong DNVVN khu vực TP.HCM. Đây là biến quan trọng và sẽ đƣợc đƣa ra để kiểm định giả thuyết một H1.

Hình 3.1: Sơ đồ mô hình nghiên cứu

3.3 Thiết kế và phƣơng pháp nghiên cứu:

Thiết kế nghiên cứu là cung cấp các hƣớng dẫn cơ bản để thực hiện luận văn. Đặc biệt, thiết kế nghiên cứu nên cung cấp thông tin có liên quan sẽ có hiệu quả nhất để giải quyết các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu. Có ba thiết kế nghiên cứu riêng biệt là: thăm dò; mô tả và quan hệ nhân quả [30]. Trong ba thiết kế nghiên cứu trên, thiết kế nghiên cứu mô tả và quan hệ nhân quả là phù hợp với nhu cầu để cung cấp các thông tin liên quan cho các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết trên. Dữ liệu mô tả là cần thiết để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu đầu tiên liên quan đến mức độ sử dụng KTQT trong các DN lĩnh vực CNTT khu vực TP.HCM và vai trò của KTQT trong việc quản lý các DN lĩnh vực CNTT. Dữ liệu mô tả cũng sẽ cung cấp thông tin về các yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hƣởng đến mức độ vận dụng KTQT (giai đoạn nghiên cứu quan hệ nhân quả).

Nghiên cứu nhân quả cũng có thể đƣợc gọi là nghiên cứu giải thích, nghiên cứu này sẽ kiểm tra xem biến độc lập thay đ i sẽ làm biến phụ thuộc thay đ i nhƣ thế nào.Sự cần thiết phải thiết kế nghiên cứu này phản ánh giả thuyết một trong

Vận dụng KTQT chi phí trong các DN lĩnh vực CNTT khu vực Tp.HCM

Quy mô doanh nghiệp

Trình độ chuyên môn

nghiên cứu này, nơi cả hai biến độc lập và phụ thuộc có liên quan để hình thành các mối quan hệ cần thiết. Cụ thể, giả thuyết một sẽ kiểm tra mối quan hệ giữa các biến ngẫu nhiên đƣợc lựa chọn (biến độc lập) với mức độ vận dụng KTQT (biến phụ thuộc) trong DN lĩnh vực CNTT khu vực TP.HCM. Để phục vụ cho nghiên cứu này phƣơng pháp hồi quy đa biến và mô hình hồi qui logistic binary sẽ đƣợc sử dụng để hỗ trợ.

Thiết kế nghiên cứu trên sẽ sử dụng phƣơng pháp vừa định tính vừa định lƣợng vì thu thập dữ liệu sẽ liên quan đến một cuộc điều tra quy mô lớn (số mẫu đủ lớn). Sau khi xem xét các thiết kế nghiên cứu, phần tiếp theo sẽ bàn về các phƣơng pháp chọn mẫu.

3.4 Phƣơng pháp chọn mẫu:

Theo quy tắc chung, mẫu đại diện thu đƣợc thông qua các quy trình đƣợc xác định ngay từ lúc tiến hành nghiên cứu đó là xác định quần thể mẫu khảo sát, xác định phƣơng pháp lấy mẫu và cách thức thực hiện lấy mẫu.

3.4.1. Quần thể mẫu khảo sát:

Các câu hỏi nghiên cứu trong luận văn này tập trung vào việc t chức công tác KTQT tại các DN lĩnh vực CNTT khu vực TP.HCM, do mô hình hoạt động và tính kinh tế theo quy mô của các doanh nghiệp khác nhau và sự giới hạn trong nghiên cứu nên số mẫu khảo sát chỉ tập trung vào các DN lĩnh vực CNTT trong trên địa bàn Tp.HCM.

Công tác KTQT chỉ có thể đƣợc thực hiện ở các doanh nghiệp có quy mô kinh tế lớn, do đó trong quá trình khảo sát luận văn đã quyết định loại trừ các doanh nghiệp siêu nhỏ (doanh nghiệp có ít hơn 10 nhân viên) vì khảo sát này có thể là không cần thiết và có thể ảnh hƣởng đến kết quả thống kê.

3.4.2. Phƣơng pháp lấy mẫu:

Các bảng khảo sát đƣợc gửi đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT ở khu vực TP.HCM. Nội dung các câu hỏi trong bảng khảo sát của luận văn này đã cố gắng xây dựng để có thể tìm thấy đƣợc các mẫu đại diện và kiểm soát đƣợc kích thƣớc của mỗi mẫu khảo sát trong quá trình phân tầng thống kê khảo sát. Quá trình xây dựng bảng câu hỏi đã cố gắng tìm cách kết hợp thông tin khảo sát để tìm thấy sự khác biệt thông qua sự phân tầng các câu hỏi để tìm thấy sự khác biệt việc vận dụng KTQT ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của các DN lĩnh vực CNTT ở khu vực TP.HCM.

3.4.3. Kích thƣớc mẫu:

Nội dung của luận văn đã xác định khu vực khảo sát là ở khu vực TP.HCM, nhƣng phƣơng pháp và cách thức khảo sát vẫn còn ảnh hƣởng bởi một số yếu tố tác động khác. Để đạt đƣợc sự chính xác trong kích thƣớc mẫu và ý nghĩa của các chỉ số thống kê, tác giả đã dựa vào các nghiên cứu trƣớc đây nhằm bảo đảm độ tin cậy và độ giải thích cao cho mô hình nên trong nghiên cứu số mẫu đƣợc chọn khoảng 190 và đƣợc gửi đến các đối tƣợng quan tâm nhƣ đã trình bày ở trên. Sau khi đã chọn đƣợc mẫu bƣớc kế tiếp trình bày sẽ là phƣơng pháp thu thập thông tin từ các mẫu đã chọn.

3.5 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:

Luận văn tiến hành nghiên cứu với dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách gửi bảng câu hỏi trực tiếp và email đến một số DN lĩnh vực CNTT khu vực TP.HCM nhằm khảo sát công tác KTQT của các doanh nghiệp.

Tác giả chọn cách tiếp cận này vì chi phí phát sinh cho việc thu thập dữ liệu điều tra ít tốn kém, ngƣời trả lời có thời gian suy nghĩ và để không bị áp lực trả lời nếu phỏng vấn trực tiếp họ có thể phản hồi lại bảng câu hỏi qua Email.

3.6 Đo lƣờng và hệ thống thang đo: 3.6.1. Các hệ thống thang đo: 3.6.1. Các hệ thống thang đo:

Bảng câu hỏi đƣợc chia thành ba phần:

- Mô hình và quy mô hoạt động doanh nghiệp - Mức độ vận dụng KTQT tại doanh nghiệp

- Các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ vận dụng KTQT

Câu trả lời cho các câu hỏi trong các phần này sẽ đƣợc đánh giá thông qua việc sử dụng các thang đo với mỗi thang đo, tác giả sử dụng nhƣ là một công cụ đo lƣờng để có thể đánh giá đƣợc kết quả khảo sát.

Theo các nghiên cứu về kinh tế, có năm thang đo cơ bản: thang đo danh nghĩa (nominal), thang đo nhị phân (binary), thang đo thứ tự (ordianal), thang đo khoảng (interval) và thang đo tỷ lệ (rate). Trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng ba loại thang đo để thiết kế bảng câu hỏi là thang đo nhị phân, thang đo danh nghĩa và thang đo thứ tự.

Thang đo nhị phân (binary scale) là thang đo mà chỉ có hai loại, một cho những trƣờng hợp có đặc điểm đó và một cho những trƣờng hợp không. Thƣờng thì thang đo này chủ yếu để trả lời cho câu hỏi có/không.

Thang đodanh nghĩa (nominal scale) giúp xác định và phân loại một số đặc điểm của ngƣời trả lời. Thang đo danh nghĩa đƣợc sử dụng để đánh dấu các biến, mà không cần bất kỳ giá trị định lƣợng nào. Chú ý rằng tất cả các bậc đo loại trừ lẫn nhau và không bậc nào trong số đó có bất kỳ ý nghĩa số.Thang đo này sẽ đƣợc sử dụng chủ yếu để đánh giá mô hình và quy mô hoạt động của các công ty và cũng cho các loại ngành công nghiệp.

Thang đo thứ tự (ordinal scale), thứ tự của các giá trị là điều quan trọng và có ý nghĩa, nhƣng sự khác biệt giữa các bậc là không thực sự đƣợc rõ ràng. Trong

mỗi trƣờng hợp, biết rằng số 4 là tốt hơn so với số 3 hay số 2, nhƣng không thể xác định số lƣợng bao nhiêu thì tốt hơn một cách cụ thể đƣợc. Ví dụ, là sự khác biệt giữa "không hài lòng" và "rất không hài lòng" giống nhƣ sự khác biệt giữa "rất hạnh phúc" và"hơi hạnh phúc" không thể phân biệt r . Thang đo thứ tự thƣờng là các loại đo lƣờng không có khái niệm số nhƣ thái độ, niềm tin, tình cảm, cảm xúc, nhận thức và nhân cách. Chúng đƣợc sử dụng rộng rãi trong cả hai ứng dụng khoa học xã hội và nghiên cứu kinh tế. Khi thang đo đƣợc sử dụng riêng biệt nó đƣợc gọi là một thang đo Likert [30].

Với mục đích của nghiên cứu trong luận văn này, thang đo Likert năm điểm sẽ đƣợc sử dụng để đo lƣờng mức độ của việc vận dụng KTQT và các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ vận dụng KTQT của các DV lĩnh vực CNTT khu vực TP.HCM.

3.6.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Theo tác giả điều quan trọng nhất trong việc xây dựng một bảng câu hỏi là làm thế nào để lựa chọn các câu hỏi phù hợp với các biến số trong mô hình khảo sát. Chính vì vậy trong bảng câu hỏi này, tác giả chỉ chọn những câu hỏi phù hợp với môi trƣờng hoạt động của DN lĩnh vực CNTT tại khu vực TP.HCM với nội dung rất rõ ràng và khúc chiết nhằm cho ngƣời trả lời có thể dễ dàng hiểu đƣợc mục tiêu của bảng câu hỏi và đáp ứng đƣợc mục đích nghiên cứu.

Sau một quá trình tham khảo và điều chỉnh, nội dung bảng câu hỏi có19 câu hỏi. Các câu hỏi phân b vào ba phần theo các chủ đề khác nhau nhằm thu thập các dữ liệu quan trọng một cách có t chức và rõ ràng. Các chi tiết của các chủ đề nhƣ sau:

ần 1: Mô hình và quy mô hoạt động của doanh nghiệp

Phần này sử dụng các biện pháp đo lƣờng theo thang đo danh nghĩa và thang đo thứ tự để xác định các thông tin của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP HCM (Trang 80)