So sánh giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính:

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP HCM (Trang 31)

Kế toán quản trị và kế toán tài chính đƣợc coi là bộ phận hữu cơ của kế toán doanh nghiệp.

Kế toán tài chính và kế toán quản trị là hai bộ phận của kế toán doanh nghiệp, chúng có mối quan hệ qua lại với nhau nhƣng đồng thời cũng có nhiều điểm khác biệt nhau:

 Đối tƣợng sử dụng thông tin:

Đối tƣợng sử dụng thông tin khác nhau là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác nhau của KTQT và KTTC. Kế toán tài chính cung cấp thông tin kinh tế cho các cá nhân và các t chức bên ngoài đơn vị quan tâm đến tình hình hoạt động của đơn vị. KTQT cung cấp thông tin cho các nhà quản trị bên trong đơn vị trực tiếp điều hành hoạt động.

 Mục đích:

Kế toán tài chính báo cáo về tình hình tài chính của đơn vị. KTQTcung cấp thông tin cho các nhà quản trị nhằm kiểm soát tình hình hoạt động của đơn vị. Mục tiêu của báo cáo nhằm cung cấp thêm các thông tin chi tiết về một hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế toán tài chính phản ánh những sự kiện xảy ra trong quá khứ và tuân thủ theo những nguyên tắc kế toán do đó thông tin kế toán tài chính đòi hỏi phải phản ánh một cách trung thực các sự kiện kinh tế đã diễn ra trong quá trình kinh doanh. Vì vậy, thông tin của kế toán tài chính mang tính khách quan, kiểm tra đƣợc, đáng tin cậy, nhất quán và chính xác. KTQTcung cấp thông tin cho quyết định của nhà quản trị do đó thông tin của KTQT mang tính chủ quan, linh hoạt, kịp thời và phù hợp theo yêu cầu quản trị.

 Loại thông tin:

Kế toán tài chính chỉ sử dụng thƣớc đo giá trị, KTQT sử dụng cả ba loại thƣớc đo: giá trị, hiện vật và thời gian lao động...

 Phạm vi báo cáo:

Kế toán tài chính tập trung vào toàn bộ đơn vị, KTQT tập trung vào các bộ phận của đơn vị. Báo cáo của KTQT chỉ sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp, không công bố ra ngoài.

 Tính thời gian:

Kế toán tài chính có tính lịch sử, hƣớng về quá khứ, ghi nhận những sự kiện đã xảy ra. Mặc dù KTQT cũng ghi nhận những sự kiện đã xuất hiện, nhƣng nó nhấn mạnh vào việc cung cấp thông tin cho các sự kiện tƣơng lai để các nhà quản trị lựa chọn các phƣơng án, đề án dự trù (lập dự toán) và ra quyết định một cách nhạy bén.

 Kỳ báo cáo:

Kế toán tài chính phải lập theo định kỳ quy định chung của nhà nƣớc (theo quý, năm). KTQT thì đƣợc lập thƣờng xuyên và liên tục theo yêu cầu của nhà quản trị.

S sách, báo cáo của kế toán tài chính phải lập theo chế độ kế toán thống nhất, nếu không đúng sẽ không đƣợc công nhận, do đó kế toán tài chính có tính pháp lệnh. Tính chất của hoạt động kinh doanh, phƣơng thức t chức và trình độ quản lý kinh doanh của từng bộ phận trong các đơn vị rất đa dạng và phong phú, do đó s sách và báo cáo của KTQT phải mở cho phù hợp để cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định hợp lý. Vì vậy KTQT không có tính pháp lệnh. KTQT không bắt buộc phải thực hiện trong doanh nghiệp. Tuỳ theo nhu cầu thực tế, doanh nghiệp có thể duy trì hoặc không duy trì hệ thống báo cáo này. KTQT hiện chỉ sử dụng trong các tập đoàn và các công ty có qui mô vừa trở lên.

 Về mối quan hệ với các ngành khác:

Kế toán tài chính ít có mối quan hệ với các môn khoa học khác. Do thông tin kế toán quản trị đƣợc cung cấp để phục vụ cho chức năng quản lý, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán tài chính thì kế toán quản trị còn phải kết hợp và sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác nhƣ: Kinh tế học, thống kê kinh tế, t chức quản lý doanh nghiệp, quản trị đầu tƣ để t ng hợp phân tích và xử lý thông tin.

Bảng 2.2: Sự khác nhau giữa KTQT và KTTC

STT Kế toán quản trị Kế toán tài chính

1 Về đối tƣợng sử dụng thông tin

Nội bộ DN Bên trong và bên ngoài DN

2 Về mục đích Cung cấp thêm các thông tin chi tiết về một hoạt động sản xuất kinh doanh của DN

Báo cáo tình hình tài chính của DN

3 Về đặc điểm thông tin

Hƣớng tới tƣơng lai, không cần phải chính xác tuyệt đối nhƣng phải nhanh và phù hợp với yêu cầu của nhà quản trị

Thông tin đã xảy ra, chính xác tuyệt đối, tuân thủ theo chính sách, chế độ, chuẩn mực của Nhà nƣớc cũng nhƣ của DN 4 Về loại thông tin Sử dụng cả 3 loại thƣớc đo: giá trị, hiện vật và thời gian lao động

Chỉ sử dụng thƣớc đo giá trị

5 Về phạm vi báo cáo

Chi tiết cho từng bộ phận trong DN

Mang tính chất chung cho toàn DN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Về thời gian Cũng ghi nhận những sự kiện đã xuất hiện nhƣng nhấn mạnh vào việc cung cấp thông tin cho các sự kiện trong tƣơng lai

Mang tính lịch sử, hƣớng về quá khứ, ghi nhận những sự việc đã xảy ra

7 Về kỳ báo cáo Thƣờng xuyên, liên tục theo yêu cầu của nhà quản trị

Định kỳ (quý, năm)

lệnh

9 Về mối quan hệ với các ngành khác

Nhiều Ít

Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những điểm giống nhau:

- Cùng đề cập đến các sự kiện kinh tế trong doanh nghiệp và đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình lƣu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Một bên phản ánh t ng quát và một bên phản ánh chi tiết, tỉ mỉ của các vấn đề đó.

- Cùng dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán. Hệ thống ghi chép ban đầu là cơ sở để kế toán tài chính soạn thảo các Báo cáo tài chính định kỳ, cung cấp cho các đối tƣợng ở bên ngoài. Đối với kế toán quản trị, hệ thống đó cũng là cơ sở để vận dụng, xử lý nhằm tạo ra các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị. Kế toán quản trị sử dụng rộng rãi các ghi chép hàng ngày của kế toán tài chính, mặc dù có khai triển và tăng thêm số liệu cũng nhƣ nội dung của các thông tin.

- Đều biểu hiện trách nhiệm của ngƣời quản lý. Kế toán tài chính thể hiện trách nhiệm của ngƣời quản lý cấp cao còn Kế toán quản trị thể hiện trách nhiệm của nhà quản lý các cấp bên trong doanh nghiệp. Nói cách khác kế toán tài chính và kế toán quản trị đều góp phần vào quản lý doanh nghiệp.

Tóm lại, KTQT và kế toán tài chính là hai phân hệ của hệ thống kế toán, nội dung của hệ thống KTQT đƣợc lập bởi nhu cầu quản trị của t chức. Báo cáo của KTQT và kế toán tài chính đều sử dụng chung dữ liệu, đó là dữ liệu đƣợc ghi chép ban đầu của kế toán tài chính. Do vậy, các t chức cần thiết kế lại dữ liệu kế toán một cách chi tiết hơn để nhằm thoả mãn đầy đủ hơn nhu cầu của các đối tƣợng trong nội bộ đơn vị.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP HCM (Trang 31)