2.2.1Cơ sở xác lập
Hình thức sở hữu Nhà nước đối với rừng được xác lập thông qua cơ chế đại diện của chế độ sở hữu toàn dân đối với tài nguyên rừng. Theo đó, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu cho toàn thể nhân dân thống nhất, quản lý đối với toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu RSX là rừng trồng từ các chủ rừng.
Hình thức sở hữu Nhà nước đối với các loại rừng kể trên được khẳng định trong các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật dân sự, Luật BVPTR. Với tư cách một chủ sở hữu đặc biệt, Nhà nước sẽ thực thi các quyền định đoạt đối với rừng thông qua các phương thức điều phối rừng như giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; từ đó trao quyền sử dụng rừng cho các đối tượng phù hợp.
62
"Bản tin lâm nghiệp", http://tongcuclamnghiep.gov.vn/diem-bao/diem-tin-ngay-25-03-2015-a2396, truy cập ngày 15/7/2015
63
"Quảng Ngãi: Đất lâm nghiệp bỏ hoang, dân lại thiếu đất sản xuất", http://www.baomoi.com/Quang- Ngai-Dat-lam-nghiep-bo-hoang-dan-lai-thieu-dat-san-xuat/147/16569027.epi, truy cập ngày 15/7/2015
27
Như vậy, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu một cách gián tiếp, chủ yếu thông qua các hoạt động của chủ rừng đối với rừng. Nhà nước kiểm tra, giám sát các chủ rừng bằng hệ thống pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng và hệ thống các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương.