Thực trạng quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở việt nam (Trang 29)

Về mặt pháp lý, Nhà nước đã trao quyền sở hữu rừng cho tư nhân, đây là điều kiện thuận lợi để các chủ rừng tự do khai thác lợi ích và phát triển rừng theo những kế hoạch riêng. Tuy vậy trên thực tế, việc các cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức sở hữu RSX là rừng trồng không nhiều khi diện tích RSX là rừng trồng chỉ có khoảng 2,65 triệu ha (chiếm khoảng 19% tổng diện tích rừng), trong đó một diện tích không nhỏ đã thuộc sở hữu Nhà nước. Mặt khác, nhìn vào cơ cấu chủ rừng phân theo diện tích quản lý không hề có số liệu thống kê của chủ rừng là cá nhân, chủ rừng là các tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước) cũng quản lý một diện tích khá khiêm tốn khoảng 6%57. Không chỉ ở Việt Nam, mà ở các quốc gia quy định nhiều hình thức sở hữu rừng cũng phổ biến tình trạng chênh lệch giữa diện tích sở hữu rừng của Nhà nước và diện tích sở hữu rừng của tư nhân. Ví dụ: tại quốc gia châu Mỹ Bazil tư nhân chỉ sở hữu 10% diện tích rừng cả nước, con số này là 6,5% tại Canada. Ngược lại, có những quốc gia đứng đầu thế giới về trữ lượng gỗ như Mỹ hay Trung Quốc rừng thuộc sở hữu tư nhân khá lớn, trên 50% tổng diện tích rừng58.

Sau 10 năm thực hiện Luật BVPTR 2004, với nhiều chính sách, kế hoạch khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư vào RSX trong giai đoạn 2007-201559, tốc

55

Điều 42 Quy chế quản lý rừng 56

Điều 46 NĐ 23/2006/NĐ-CP 57

Phụ lục 1: Cơ cấu chủ rừng phân theo diện tích quản lý - Quyết định 3322/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 28/7/2014 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013 (Phụ lục 1)

58

Phụ lục 2 59

Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/9/2007 quyết định một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/12/2011) (QĐ 147/2007/QĐ-TTg)

25

độ tăng quy mô của RSX do tổ chức kinh tế tư nhân, hộ gia đình, cá nhân quản lý vẫn tương đối thấp, chỉ tăng 1 triệu ha RSX60. Trong các loại RSX, Nhà nước chỉ công nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư do vậy, trên thực tế, rừng thuộc sở hữu tư nhân ở Việt Nam chiếm một diện tích rất nhỏ.

Năm 2012, UBND tỉnh Quảng Nam lên kế hoạch trồng 16,5 ha cây Sao đen với ước tính chi phí cụ thể (Việt Nam Đồng) cho một ha rừng như sau61:

1 Vật tư (cây giống, phân bón, vận chuyển, công cụ) 4.831.000

2 Nhân công 14.381.966

3 Chăm sóc (2013-2017) 24.914.010

Tổng chi phí cho 1 ha 44.126.976

Tổng chi phí cho 16,5 ha 728.095.098

Đây là ví dụ minh họa cho một kế hoạch trồng rừng cụ thể tại một địa phương, tuy không phải là diện tích RSX thuộc sở hữu tư nhân nhưng căn cứ vào những số liệu trên có thể suy ra những khó khăn, bất cập mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải đối mặt khi có dự án đầu tư vào RSX là rừng trồng. Trước hết, để sở hữu RSX là rừng trồng, các chủ rừng phải bỏ một số vốn rất lớn để mua vật tư, thuê nhân công trồng, chăm sóc rừng trên diện tích đất RSX được giao, được cho thuê (trừ những trường hợp nhận chuyển nhượng RSX là rừng trồng đã có sẵn từ chủ sở hữu rừng khác thì vốn đầu tư bỏ ra để nhận chuyển nhượng RSX là rừng trồng) – nếu trồng 16,5 ha Sao đen họ phải bỏ ra gần 730 triệu đồng trong suốt quá trình nuôi trồng - đây là cản trở lớn nhất đối với các chủ rừng, đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân khi muốn trở thành chủ sở hữu rừng nhưng thiếu một nguồn vốn ổn định và lâu dài, gây là tình trạng nhiều chủ rừng đã lao động, sản xuất lâu năm trên diện tích RSX là rừng trồng song vẫn không được công nhận là chủ sở hữu rừng.

Thời gian sinh trưởng của cây rừng tương đối dài, từ lúc bắt đầu gieo trồng tới khi đạt được tiêu chuẩn khai thác mất từ 5-10 năm cho các giống cây thông thường, với Sao đen là 7 năm; ngoài ra chủ rừng phải đảm bảo về diện tích nuôi trồng mới có thể thu được lợi nhuận từ rừng.

Lượng vốn bỏ ra nhiều, thời gian thu hồi vốn lâu, không thể tính toán chính xác được hiệu quả đầu tư nếu như không xây dựng được một kế hoạch phù hợp, chưa kể đến khâu chăm sóc theo từng giai đoạn, đảm bảo kỹ thuật lâm nghiệp, thị trường

60

Xem thêm Quyết định 1970/QĐ/BNN-KL của Bộ trưởng Bộ NNPTNT ngày 06/7/2006 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2005.

61

Quyết định số 2495/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ngày 31/7/2012 phê duyệt dự toán trồng 16,5 ha cây Sao đen giai đoạn 2012-2017

26

đầu ra, nguy cơ bị thu hồi rừng phục vụ cho mục đích công cộng…là những nguyên nhân khiến nhiều hộ gia đình, cá nhân không thể có cơ hội sở hữu RSX là rừng trồng. Mặt khác, chủ sở hữu RSX là rừng trồng được tự do quyết định phương án trồng và khai thác rừng nhưng đa phần các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân không hiểu biết nhiều về kỹ thuật lâm nghiệp khiến cho hiệu quả kinh tế của rừng cũng như chất lượng rừng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Đối với các tổ chức kinh tế, thường là các công ty lâm nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với RSX là rừng trồng hơn so với hộ gia đình, cá nhân. Trên thực tế diện tích rừng các công ty lâm nghiệp sở hữu cũng chiếm ưu thế hơn cả, song tình trạng các dự án đầu tư chậm tiến độ, doanh nghiệp hủy dự án do thiếu vốn đầu tư, không chăm sóc và bảo vệ rừng vẫn còn khá phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên62, miền Trung63 nước ta.

Sự không đồng nhất giữa chế độ pháp lý đối với tài nguyên rừng và chế độ pháp lý đối với đất rừng, đất đai luôn thuộc sở hữu Nhà nước trong khi RSX là rừng trồng trên đất có thể thuộc sở hữu tư nhân gây khó khăn cho chủ rừng nếu họ thực hiện các giao dịch dân sự như chuyển nhượng, chuyển đổi, góp vốn… sẽ phát sinh nhiều trường hợp phức tạp như chủ sở hữu RSX là rừng trồng đồng thời là người sử dụng đất có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu rừng của mình cho chủ thể khác nhưng chỉ có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng, việc giao dịch càng không đơn giản khi chủ sở hữu RSX là rừng trồng không đồng thời là người có quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở việt nam (Trang 29)