Hướng hoàn thiện pháp luật về sở hữu rừng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở việt nam (Trang 45)

Thứ nhất, xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các chủ sở hữu RSX là rừng trồng.

Quan điểm chỉ đạo của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là "khuyến khíchcác tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng" để đến hết năm 2015 cả nước có 5 triệu ha RSX, bình quân mỗi năm 250 nghìn ha114. Để đạt được mục tiêu này Nhà nước cần quan tâm khắc phục khó khăn cho các chủ sở hữu RSX là rừng và tạo cơ hội công nhận quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng rừng nhưng còn thiếu một số điều kiện nhất định. Cụ thể:

Về vấn đề tài chính, thay vì thực hiện cơ chế hỗ trợ vốn115 (hỗ trợ sau đầu tư và hỗ trợ đầu tư) như hiện nay Nhà nước nên đẩy mạnh việc thành lập các nguồn vay ưu tiên, cho vay với lãi suất ưu đãi trong thời gian dài, chủ rừng có thể hoàn trả khoản vay sau khi rừng đã đi vào khai thác, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ từ nước ngoài như ODA, vốn cho các dự án phát triển theo Cơ chế AR-CDM, REDD+… rồi chuyển giao lại cho các đối tượng trong nước còn thiếu hụt vốn phát triển rừng. Nhân rộng các mô hình cho vay lại đã đạt những thành công nhất định như mô hình Dự án phát triển Lâm nghiệp do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ đã mang lại hiệu quả mạnh mẽ về kinh tế, tác động tích cực về xã hội và môi trường cho các cộng đồng dân cư. Triển khai từ năm 2005 đến năm 2015 tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Nghệ An và Thanh Hóa, hơn 43.000 hộ dân đã được tiếp cận với các khoản vay lãi suất thấp và hỗ trợ kỹ thuật để trồng hơn 76.500 héc ta rừng bằng chính vốn vay từ thế chấp quyền sử dụng đất rừng116. Cần chú ý rằng các biện pháp này không phải là Nhà nước trợ cấp cho chủ rừng trồng rừng thuộc sở hữu Nhà nước mà hướng tới chuyển giao quyền sở hữu RSX là rừng trồng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc hỗ trợ các chủ sở hữu RSX là rừng trồng an tâm phát triển khu rừng của mình. Bởi so với các chủ rừng chỉ có quyền sử dụng rừng,

114

Điều 1, 2 QĐ 147/2007/QĐ-TTg 115

Điều 4 QĐ 147/2007/QĐ-TTg: "1. Hỗ trợ sau đầu tư: là hình thức hỗ trợ mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng có đất quy hoạch là rừng sản xuất tự tổ chức trồng rừng, sau khi rừng trồng được nghiệm thu, Nhà nước sẽ thanh toán cho người trồng rừng phần vốn hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này.

2. Hỗ trợ đầu tư: là hình thức hỗ trợ một phần vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng để trồng rừng."

116

"Hỗ trợ trồng rừng bền vững tại Việt Nam",

http://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2015/03/27/supporting-sustainable-forest-plantations- in-vietnam, truy cập ngày 15/7/2015

41

chủ sở hữu RSX là rừng trồng luôn đầu tư và bảo vệ cho diện tích rừng mình đang quản lý tốt hơn khi lợi ích của họ gắn liền với RSX là rừng trồng.

Về kỹ thuật nuôi trồng, hiện nay, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh các địa phương đều có tổ chức các cơ sở khuyến lâm, cơ sở hướng dẫn về lâm nghiệp tuy nhiên đa phần hoạt động mang tính hình thức, hoạt động không thường xuyên do vậy chưa thể hiện được vai trò quan trọng trong việc đồng hành cùng các chủ rừng phát triển rừng. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm từ Phần Lan - một trong những quốc gia thực thi thành công nhất việc bảo vệ và quản lý rừng bền vững với hơn 74% diện tích rừng thuộc sở hữu tư nhân117. Quốc gia này xây dựng các dịch vụ lâm nghiệp trên cả nước được chia thành hai phần, một phần là hỗ trợ các khu rừng nhà nước và một phần có trách nhiệm giám sát và hỗ trợ hoạt động lâm nghiệp tư nhân trong đó có hỗ trợ chủ rừng lập kế hoạch phát triển rừng, dạy kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc rừng đạt tiêu chuẩn để lấy được Chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn chung của EU118. Mô hình vừa cho vay vốn vừa hỗ trợ kỹ thuật của Dự án phát triển Lâm nghiệp do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ tại các tỉnh miền Trung cũng đáng để học hỏi, khi những người chủ sở hữu RSX là rừng trồng có thể thu được lợi nhuận cao từ chính khu rừng mình bỏ vốn đầu tư, thậm chí là đạt tiêu chuẩn lấy chứng chỉ rừng quốc tế.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động điều phối rừng của Nhà nước

 Thay đổi quy định về phân loại rừng, vẫn căn cứ vào mục tiêu sử dụng song chỉ chia làm hai loại (1) RSX hay rừng kinh tế, gồm toàn bộ diện tích RSX, RPH xung yếu và ít xung yếu119 hiện nay và (2) Rừng bảo vệ, bảo tồn, bao gồm toàn bộ diện tích RĐD và RPH rất xung yếu hiện nay. Cách thức phân loại mới tương đối phù hợp với quy định của quốc tế, thuận lợi cho tổ chức quản lý một cách thống nhất, thống nhất, tạo điều kiện mở rộng rừng RSX chuyên canh. Để từng bước thực hiện phân loại lại rừng Nhà nước nên chuyển đổi những diện tích RPH ít xung yếu sang RSX nhưng vẫn đảm bảo chức năng phòng hộ của chúng120.

117

Ministry of Agriculture and Forestry (2006), Forests and Forestry in Finland, Filand, pp.1-2 118

Sofia Hirakuri, "How Finland made forest owners follow the law", www.cifor.org/online-library/polex-cifors-blog-for-and-by-forest-policy-

experts/english/detail/article/1222/how-finland-made-forest-owners-follow-the-law-1/browse.html., truy cập ngày 01/7/2015.

119

Vùng rất xung yếu: Bao gồm những nơi đầu nguồn nước, có độ dốc lớn, gần sông, gần hồ có nguy cơ bị xói mòn mạnh, có yêu cầu cao nhất về điều tiết nước.

Vùng xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc, mức độ xói mòn và điều tiết nguồn nước trung bình, nơi có điều kiện kết hợp phát triển sản xuất lâm nghiệp, có yêu cầu cao về bảo vệ đất và sử dụng đất Vùng ít xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc thấp, ít nguy cơ xảy ra xói mòn, dòng chảy và các sự cố khác về môi trường. – Theo Quyết định 61/2005/QĐ-BNN của Bộ trưởng BNNPTNT ngày 12/10/2005 về ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ.

120

42

 Nâng cao vai trò của các cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp trong các hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giao rừng, cho thuê rừng… Cần bãi bỏ thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch của UBND cấp xã.

 Yêu cầu xây dựng thống nhất giữa chế độ pháp lý của tài nguyên rừng và chế độ pháp lý đối với đất rừng bằng cách xây dựng khung pháp lý quy định về việc phối hợp cũng như trách nhiệm của ngành NNPTNT và ngành Tài nguyên môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, đảm bảo việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kịp thời với việc giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân121.

 Nhà nước nên cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khi thuê rừng được lựa chọn giữa hai hình thức thuê rừng trả tiền thuê một lần và thuê trả hàng năm để ưu tiên tối đa hóa cơ hội tiếp cận rừng của các chủ rừng trong nước trước cũng như thu hút vốn đầu tư vào rừng.

 Để tránh tình trạng suy thoái tài nguyên rừng do rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang mục đích khác như hiện nay cần quy định chặt chẽ hơn về thẩm quyền cho chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đặc biệt với những dự án sử dụng đến đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, dự án, công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng chắn sóng lấn biển, bảo vệ môi trường từ 200 ha trở lên; RSX từ 500 ha trở lên phải trình Quốc Hội quyết định chủ trương đầu tư.

Bên cạnh đó, các dự án đầu tư trên diện tích rừng chuyển đổi bắt buộc phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường phải và có ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên ngành cấp trên; có sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp và cơ quan thẩm định độc lập; có phương án đền bù giải phóng mặt bằng khu rừng có sự đồng thuận của cộng đồng dân cư địa phương nơi bị chuyển đổi và phối hợp với các cấp chính quyền địa phương lên phương án trồng rừng mới thay thế diện tích bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Chỉ khi các chủ dự án hoàn thành phương án trồng rừng thay thế hoặc đã nộp tiền về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng họ mới được Nhà nước giao rừng để thực hiện các dự án theo hồ sơ đã đăng ký.

Thứ ba, xã hội hóa nghề rừng, góp phần nâng hiệu quả của các hình thức sở hữu đối với rừng

121

43

Trong quá trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp ở Việt Nam, chủ trương xã hội hóa nghề rừng luôn được đặt lên hàng đầu nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Xã hội hóa trong ngành lâm nghiệp Việt Nam được hiểu là sự tham gia rộng rãi của các chủ thể trong xã hội như hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và các tổ chức vào thực hiện các hoạt động gây trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường, mang lại lợi ích thiết thực cho các thủ thể tham gia, mà trước đó các hoạt động này do các cơ quan Nhà nước, các thành phần kinh tế Nhà nước và tập thể quản lý và thực hiện là chủ yếu122. Hiểu đơn giản, xã hội hóa lâm nghiệp tức là tạo cơ hội tiếp cận rừng bình đẳng cho mọi cá nhân trong xã hội, trao quyền định đoạt nhiều hơn cho các chủ rừng đang trực tiếp quản lý rừng, chủ rừng được hưởng lợi ích nhiều hơn từ chính khu rừng họ đầu tư sản xuất thay vì chủ yếu thông qua hoạt động của các cơ quan Nhà nước như trước đây.

Để từng bước hoàn thiện xã hội hóa lâm nghiệp ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh giao, cho thuê những diện tích rừng chưa có chủ rừng do UBND quản lý tới các đối tượng chủ rừng trong xã hội, Nhà nước nên chỉ đóng vai trò quản lý hoạt động của các chủ rừng bởi rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng của quốc gia đồng thời là nguồn tư liệu sản xuất có thể đem lại những lợi ích kinh tế rất cao nếu được quản lý và sử dụng hiệu quả.

 Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng đầu tư sản xuất lâm nghiệp bằng các hoạt động khuyến lâm, hỗ trợ các hộ nông dân, cộng đồng về giống, kỹ thuật, vốn và đầu ra để họ chủ động đầu tư vào sản xuất trên các diện tích rừng và đất rừng đã nhận. Tăng tính tự chủ cho các chủ rừng trong công tác lập kế hoạch phát triển phù hợp cho khu rừng của mình không quan trọng nguồn gốc vốn đầu tư là của Nhà nước hay tư nhân.

 Đối với Ban quản lý RPH, RĐD: Được khai thác rừng theo phương án quản lý rừng bền vững, được ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình trong khu rừng phòng hộ; được Nhà nước cấp kinh phí sự nghiệp thường xuyên và được cấp kinh phí quản lý, bảo vệ rừng ổn định để tổ chức thuê, khoán, hợp đồng cộng đồng dân cư tại chỗ, mua sắm trang thiết bị để quản lý, bảo vệ rừng; Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản để đồng quản lý RPH, RĐD; khuyến khích ban quản lý tổ chức du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ hoặc liên kết với các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch sinh thái; được thực hiện các dịch vụ môi trường rừng để tạo nguồn thu cho quản lý bảo vệ rừng

122

Nguyễn Bá Ngãi, "Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa trong ngành lâm nghiệp",www.isgmard.org.vn, truy cập ngày 19/7/2015.

44

 Đối với tổ chức kinh tế: cần xóa bỏ được những khó khăn, vướng mắc khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận được với rừng như hiện nay bằng cách thực hiện giao rừng không thu tiền sử dụng rừng đối với các công ty lâm nghiệp đang quản lý RSX là rừng tự nhiên nghèo và mới phục hồi; bổ sung quy định RSX là rừng tự nhiên giao cho công ty lâm nghiệp là tài sản của công ty và được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng để liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp và hộ gia đình trên nguyên tắc phải bảo toàn vốn rừng; được vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp, giảm thuế sử dụng đất đối với diện tích đất để phát triển rừng.

 Đối với cộng đồng dân cư thôn: Ưu tiên giao các khu RSX là rừng tự nhiên và RPH quy mô nhỏ cho các cộng đồng dân cư thôn quản lý và sử dụng lâu dài, đặc biệt là các diện tích do UBND cấp xã đang tạm thời quản lý và các diện tích rừng mà các chủ rừng khác quản lý bảo vệ chưa có hiệu quả đồng thời quan tâm xây dựng xây dựng quy chế quản lý rừng cộng đồng và chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng để nâng cao chất lượng các mô hình giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn hoạt động chưa hiệu quả hiện nay bởi so với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư thôn có những thuận lợi nhất định khi sinh sống trong khu vực có rừng, phụ thuộc vào rừng, có khả năng về nhân lực do đó nếu nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời từ phía các cơ quan Nhà nước về tổ chức quản lý, hỗ trợ một phần vốn, kỹ thuật thì họ có thể trở thành một trong các chủ rừng bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả nhất, quản lý tốt những diện tích RSX là rừng tự nhiên và RPH quy mô nhỏ một cách ổn định, lâu dài.

45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Quyền sở hữu tư nhân đối với RSX là rừng trồng được thể hiện qua nội dung quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu RSX là rừng trồng. Chủ sở hữu RSX là rừng trồng được công nhận quyền sở hữu đối với RSX là rừng trồng do họ tự bỏ vốn đầu tư và có toàn quyền định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi trên đất - quyền sở hữu này chỉ mang tính chất tương đối. Diện tích RSX là rừng trồng ở Việt Nam hiện nay tương đối ít và các chủ sở hữu rừng còn gặp khó khăn về nhiều mặt.

Nhà nước thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài nguyên rừng thông qua hoạt động điều phối rừng bao gồm các phương thức giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng, thu hồi rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng. Bên cạnh những thành tích đạt được góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp cả nước, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng gây ra tình trạng suy thoái tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng ở việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)