Bệnh gà con bị dính bết khi nở

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tuổi gà mái và khối lượng trứng lên tỉ lệ ấp nở của gà ross 308 (Trang 36)

Hiện tượng này thường xuyên xảy ra khi gà bắt đầu mỏ vỏ. Lỗ ở vỏ trứng mà gà vừa mỏ tràn ra một chất lỏng dính và khô rất nhanh, làm bị kín mũi và mỏ của gà con làm gà chết ngạt.. Một số trường hợp vỏ trứng mỏ to, gà nở được nhưng chất nhày này làm lông dính bết, có khi dính cả vỏ trứng, làm gà không cử động được. Nguyên nhân là do thức ăn của bố mẹ thiếu vitamin đặc biệt là vitamin B2 và vitamin H nhưng lại thừa chất đạm (protein động vật).

25

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương tiện

3.1.1 Thời gian thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 07-2013 đến tháng 10–2013.

3.1.2. Địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện tại cơ sơ ấp trứng gà công nghiệp Phước Tân, thuộc ấp Việt Kiều, xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu.

Hình 3.1: Tổng quan trại máy ấp

Hình 3.2: Sơ đồ tổng quan trại máy ấp 8 5 6 2 3 4 7 1 8 Chú thích Cổng trại Khu sát trùng xe tải Khu sát trùng cho người Khu nhà bảo vệ Khu nhà ăn Khu nhà máy ấp Hố sát trùng vĩ

Cây cối xung quanh trại Máy phát điện

26

3.1.3 Giống gà thí nghiệm

Đề tài thực hiện trên 16.968 con gà giống Ross 308 nhập từ Mỹ trong đó: Gà Ross 14 (vào tuần đẻ thứ 5, được 30 tuần tuổi) là 8.942 con (có 7.942 con mái và 1000 con trống).

Gà Ross 13 (vào tuần đẻ thứ 27, được 51 tuần tuổi) là 8.026 con (có 7.186 con mái và 840 con trống).

3.1.4 Trứng gà thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 18.144 trứng gà Ross 308 của giống gà thí nghiệm trên trong đó:

Ross 13 (vào tuần đẻ thứ 27, được 52 tuần tuổi): 9072 trứng. Ross 14 (vào tuần đẻ thứ 5 , được 30 tuần tuổi): 9072 trứng.

3.1.5 Nhà máy ấp

Nhà máy ấp được thiết kế kín, theo trục hướng Đông–Tây, mái đôi, lợp bằng tole. Tổng diện tích mặt bằng là 5.344 m2. Bên trong nhà máy ấp gồm có các khu vục như sau: khu vực nhận trứng, khu vực trữ trứng, phòng trữ vĩ, phòng ấp, phòng soi trứng, phòng nở, phòng ra gà, phòng phân loại gà và phòng phun vaccine khi gà con mới nở.

3.1.6 Máy ấp thí nghiệm

Hình 3.3: Máy ấp

Đề tài được thực hiện trên 1 máy ấp đa năng hiệu PT100, hoàn toàn tự động. Khu vực phòng ấp gồm có 4 máy ấp do công ty cổ phần CP Thái Lan sản xuất, mỗi máy ấp tối đa là 22680 trứng. Máy ấp đặt song song nhau. Máy gồm 2 cửa trước, 2 cửa sau, phía sau 2 cửa sau có gắn 6 quạt, 2 cửa trước có bộ điều khiển PT100. Bên trong máy ấp được chia làm 2 dãy chứa xe đựng trứng, giữa 2 dãy có một lối đi rộng khoảng 0,4m. Phía trên phòng có hệ thống dàn lạnh để điều hòa khi nhiệt độ lên quá cao.

27

3.1.7. Máy nở thí nghiệm

Hình 3.4: Máy nở

Thí nghiệm được tiến hành trên máy nở đa năng hiệu PT100, mỗi máy nở chứa tối đa 15.120 trứng có phôi, được thiết kế gồm 3 cửa, vỏ máy là lớp cách nhiệt và cách âm tốt. Bên trong mỗi máy nở có 2 quạt gió, 1 heater tạo nhiệt, 2 đầu béc phun sương làm mát trứng và có 3 xe đựng khay trứng. Máy nở có bộ phận điều khiển nhiệt độ và hệ thống làm lạnh để điều hòa nhiệt khi nhiệt độ đột ngột tăng quá cao hoặc hạ quá thấp. Nhiệt độ trong máy nở cũng tương tự như máy ấp là khoảng 990F và ẩm độ là 84.50F. Máy nở có hệ thống còi báo động khi có sự cố xảy ra nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.

3.1.8. Phòng trữ

28

Nhà máy ấp được trang bị 6 phòng trữ trứng. Bên trong có nhiệt kế để đo nhiệt độ, nhiệt độ trong phòng khoảng 160C–180C, được thiết kế bởi các vật liệu cách nhiệt, có hệ thống làm lạnh và hệ thống quạt điều chỉnh ẩm độ khi ẩm độ xuống thấp hơn mức cho phép là 75%.

3.1.9. Dụng cụ thí nghiệm

Dụng cụ được sử dụng để tiến hành thí nghiệm gồm: xe đựng vĩ trứng, vĩ trứng, khay đựng gà con mới nở, 2 đèn soi trứng ấp 15W dạng lò xo có ánh sáng vàng, thiết bị đo nhiệt độ và ẩm độ, cân điện tử, cân 5 kg. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.6: Dụng cụ thí nghiệm

3.2. Phương pháp thí nghiệm 3.2.1. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trên 2 đàn gà, đàn thứ nhất có tuổi từ tuần 30- 35 (đàn nhỏ), đàn thứ hai từ 52-57 tuần (đàn lớn).

Cả hai đàn đều được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, theo thể thức thừa số 2 nhân tố. Nhân tố một là tuổi gà mái đẻ:

Đàn nhỏ có 3 hạng tuổi: 30-31, 32-33 và 34-35 tuần; Đàn lớn có 3 hạng tuổi là 52-53, 54-55 và 56-57 tuần). Nhân tố hai là khối lượng trứng:

Đàn nhỏ có 3 loại khối lượng: <60g, 61g-65g và >66g; Đàn lớn có 3 loại khối lượng: 60g-68g, 69g-73g và >74g). Mỗi thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức:

Nghiệm thức đàn lớn, trứng to (ĐLTT0) Nghiệm thức đàn lớn, trứng vừa (ĐLTTvừa)

29

Nghiệm thức đàn nhỏ, trứng lớn (ĐNTTo) Nghiệm thức đàn nhỏ, trứng vừa (ĐNTTvừa) Nghiệm thức đàn nhỏ, trứng nhỏ (ĐNTTnhỏ)

Thí nghiệm được lập lại 6 lần tương ứng với 6 đợt ấp trứng.

3.2.2 Quy trình ấp trứng

3.2.2.1 Nhận, chọn và sang trứng

Khi trứng được vận chuyển về tới nhà máy ấp, bộ phận nhận trứng sẽ kiểm tra số lượng trứng nhập, loại bỏ những trứng xấu: dơ, méo mó, trứng mỏng vỏ, trứng răng cưa, trứng 2 lòng đỏ, ghi chép tổng số lượng trứng nhận, số trứng loại…

Chọn trứng đem ấp: tiến hành cân trứng để lựa chọn ra 3 loại khối lượng trứng thích hợp để riêng từng vĩ.

Hình dáng bên ngoài: loại bỏ trứng quá to hoặc nhỏ hơn quy định.

Hình dạng trứng: trứng ấp phải có hình ovan rõ nét và đều, loại bỏ trứng méo, quá dài, quá ngắn.

Vỏ trứng: vỏ trứng ấp phải dày vừa phải, cứng, nhẵn, đồng màu, loại bỏ trứng vỏ mỏng, yếu sần sùi, rạn nứt và bẩn, vì những trứng này bốc hơi nước nhanh và vi khuẩn dễ xâm nhập vào trứng.

Sang trứng ấp có 3 khối lượng khác nhau vào từng vỉ riêng, sau đó kí hiệu để dễ theo dõi, xếp thành từng cây theo quy định.

Hình 3.7: Nhận trứng Hình 3.8: Sang trứng vào vĩ trắng

3.2.2.2 Ấp trứng

Trước khi đem trứng vào ấp phải vận hành máy ấp bằng cách kiểm tra béc phun sương, mở cửa máy ấp, tắt quạt, rút dây hơi, dây đảo trứng, tháo bạt, quét quạt và dọn vệ sinh trong máy ấp. Đẩy xe ấp vào máy ấp sau đó gắn bạt,

30

gắn dây hơi, gắn dây đảo trứng và tắt máy lạnh khi nhiệt độ máy ấp lên cao hơn cài đặt thì bật máy lạnh.

3.2.2.3 Đưa trứng vào máy ấp

Đưa trứng có vỉ trắng vào xe ấp. Xông formol và thuốc tím sau khi vào phòng ấp. Chú ý trứng đưa vào phòng ấp phải xông formol và thuốc tím trước 12 giờ và sau 96 giờ, tính thời gian từ lúc trứng ra khỏi phòng lạnh. Khi đưa trứng vào máy, những hàng không có trứng nằm về phía quạt, vào 2 xe song song nhau.

3.2.2.4 Quy trình vận hành trong máy ấp và máy nở

Hình 3.9: Cân trứng Hình 3.10: Đánh dấu trứng thí nghiệm

Hình 3.11: Trứng trong xe ấp Hình 3.12: Soi trứng bằng tay

31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.15: Chọn và phân loại gà Hình 3.16: Cân khối lượng gà con

Trứng thí nghiệm sau khi được chọn xong sẽ tiến hành đưa trứng vào máy ấp, sau khi đưa trứng vào máy sẽ ghi tổng số lượng trứng đem ấp, nhiệt độ máy ấp trong những ngày đầu khoảng 37-380C và ẩm độ từ 86-87%.

Mỗi ngày đều theo dõi máy ấp để sớm phát hiện ra những trường hợp trứng không đảo, nhiệt độ cao, ẩm độ thấp,…Còi báo hiệu sẽ vang lên để người điều khiển máy kiểm soát điều chỉnh lại. Vào ngày thứ 18, lấy trứng đem ra soi để loại bỏ trứng chết phôi, không phôi, trứng thối. Trứng được soi xong trứng sẽ được chuyển sang máy nở, nhiệt độ trong máy nở cũng tương tự như trong máy ấp. Vào ngày 21, gà nở và khô lông, chuẩn bị khay đựng gà con, khay đựng trứng sát, khay đựng gà loại và tiến hành lựa gà, loại bỏ những gà không đạt tiêu chuẩn. Ghi chép số liệu gà loại I, gà loại II và trứng sát,…

Những đợt ấp tiếp theo cũng thực hiện như trên.

3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

3.3.1 Tỉ lệ trứng không phôi (TLTKP), %

Khi Trứng ấp được 18 ngày, tiến hành soi trứng để loại bỏ những trứng không phôi (dùng bóng đèn 15W để soi trứng, những trứng không phôi sẽ có màu trong suốt). Tỉ lệ trứng không phôi được tính theo công thức:

(3.1) TLTKP,% = x 100 3.3.2 Tỉ lệ trứng có phôi (TLTCP), % (3.2) TLTCP,% = Tổng số trứng có phôi x 100 Tổng số trứng đem ấp ấpấp Tổng số trứng không phôi Tổng số trứng đem ấp

32

3.3.3 Tỉ lệ trứng chết phôi (TLTCP), %

Trứng chết phôi là những trứng xuất hiện vệt máu màu đỏ nằm lơ lửng bên trong quả trứng, trứng chết phôi được tính theo công thức: (3.3)

TLTCP,% = x 100

3.3.4 Tỉ lệ nước bốc hơi (TLNBH), %

Tỉ lệ nước bốc hơi của trứng ấp được tính theo công thức:

(3.4 )

TLNBH,% = x 100

3.3.5 Tỉ lệ trứng sát (TLTS), %

Sau khi trứng nở chúng tôi tiến hành thu trứng sát, trứng sát là những trứng khẩy mỏ nhưng không nở ra được hoặc bị chết, tỷ lệ trứng sát được tính

theo công thức: (3.5)

TLTS,% = x 100

3.3.6 Tỉ lệ trứng nở (TLTNở) ,%

Sau khi trứng nở, tiến hành thu tất cả số gà đã nở ra còn sống. Công thức tính

tỉ lệ nở: (3.6)

TLTNở,% = x 100

3.4 Xử lí số liệu

Số liệu được xử lý bằng chương trình Excel (2007) của chương trình Microsoft Office (2007). Phân tích phương sai theo chương trình Minitab 13.21 (2000), so sánh trung bình giữa các nghiệm thức theo phép thử Tukey.

Tổng số trứng chết phôi Tổng số trứng đem ấp Tổng số trứng sát Tổng số trứng đem ấp Tổng số trứng nở Tổng số trứng đem ấp ấp

KL trứng trước khi ấp - KL trứng 18 ngày ấp KL trứng trước khi ấp

33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Nhận xét tổng quát

Trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm qui trình ấp ổn định, máy ấp hoạt động liên tục không có sự cố làm hư hỏng máy, bị mất điện xảy ra do trại có sẳn máy phát điện, máy ấp hoạt động tốt vì thế đạt tỉ lệ nở cao.

4.2 Kết quả thí nghiệm

4.2.2 Ảnh hưởng của tuổi gà mái và khối lượng trứng lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà nhỏ (gà Ross 308 giai đoạn từ 30-35 tuần tuổi) ấp nở của đàn gà nhỏ (gà Ross 308 giai đoạn từ 30-35 tuần tuổi)

4.2.2.1 Ảnh hưởng của tuổi gà mái lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà nhỏ nhỏ

Ảnh hưởng tuổi gà mái lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà nhỏ được trình bày qua bảng 4.1.

Kết quả bảng 4.1 cho thấy tuổi gà mái không ảnh hưởng có ý nghĩa lên khối lượng trứng ấp cũng như tỉ lệ nước bốc hơi nhưng tuổi gà mái lại ảnh hưởng rất có ý nghĩa đến khối lượng gà 1 ngày tuổi, tỉ lệ trứng có phôi, tỉ lệ trứng không phôi, tỉ lệ trứng loại và tỉ lệ nở.

Tỉ lệ nước bốc hơi: ở các nghiệm thức có sự chênh lệch về tỉ lệ nước bốc hơi, tuy nhiên sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê (P=0,4). Tỉ lệ nước bốc hơi ở các nghiệm thức T30-31, T32-33 và T34-35 lần lượt là 11,52%; 11,49% và 11,57%.

Khối lượng gà 1 ngày tuổi: tuổi gà mái ảnh hưởng có ý nghĩa lên khối lượng gà 1 ngày tuổi. Gà 1 ngày tuổi có khối lượng cao nhất ở nghiệm thức

T34-35 là 46,60g, kế đến ở nghiệm thức T32-33 là 41,67g và nghiệm thức T30-31 là

41,53g. Khối lượng gà 1 ngày tuổi có khuynh hướng tăng theo tuổi của gà mái. Ở nghiệm thức T34-35 có khối lượng gà 1 ngày tuổi lớn nhất.

Tỉ lệ trứng có phôi: giữa các nghiệm thức đều có sự khác biệt có ý nghĩa (P<0,01) về tỉ lệ trứng có phôi. Trứng ở nghiệm thức T32-33 có tỉ lệ có phôi cao nhất (96,23%),ở nghiệm thức T30-31 trứng có tỉ lệ có phôi trung bình (92,16%), trứng có phôi ít nhất (88,92%) ở nghiệm thức T34-35. Theo Đào Đức Long và Trần Long (1993), con trống tốt thì có phôi cao, sức sống của phôi thai cũng tốt hơn. Tuổi của gà trống càng cao thì tỉ lệ thụ tinh càng giảm, ở những con gà trống thành thục thì tỉ lệ thụ tinh cao hơn những con gà trống chưa thành thục.

Tỉ lệ trứng không phôi: ở các nghiệm thức đều có sự khác biệt có ý nghĩa (P<0,01) về tỉ lệ trứng không phôi. Trứng có tỉ lệ không phôi cao nhất ở nghiệm thức T34-35 (7,15%) kế đến là nghiệm thức T30-31 (5,15%) và trứng có tỉ lệ không phôi thấp nhất ở nghiệm thức T32-33 (3,04%).

34

Tỉ lệ trứng loại: tỉ lệ trứng loại ở các nghiệm thức đều có sự khác biệt khá rõ và có ý nghĩa (P<0,01). Trứng loại nhiều nhất ở nghiệm thức T34-35 (11,08%) kế đến là nghiệm thức T30-31 (7,83%), trứng loại ít nhất ở nghiệm thức T32-33 (3,77%). Nghiệm thức T32-33 có trứng loại ít nhất do giai đoạn này gà đã thành thục, các cơ quan sinh sản đã hoàn thiện về cơ thể cũng như chức năng sinh sản nên trứng phát triển ổn định ít bị loại nhất.

Tỉ lệ nở: tương tự như tỉ lệ trứng loại, tuổi gà mái ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ nở. Trứng có tỉ lệ nở cao nhất (92,75%) ở nghiệm thức T32-33, kế đến là nghiệm thức T30-31 (84,42%) và ở nghiệm thức T34-35 trứng có tỉ lệ nở thấp nhất (84,23%). Các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa (P=0,01) về tỉ lệ nở.

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của tuổi gà mái lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn từ 30–35 tuần tuổi

Chỉ tiêu theo dõi T30-31 T32-33 T34-35 SEM P

KL trứng ấp, g 62,18a 62,52a 62,45a 0.15 0.24 KL trứng ấp 18 ngày, g 55,05a 55,36a 55,26a 0.15 0.32 TL nước bốc hơi,% 11,52a 11,49a 11,57a 0.05 0.40 KL gà 1 ngày tuổi, g 41,53b 41,67b 46,60a 0.14 <0,01 TL có phôi, % 92,16b 96,23a 88,92c 0.39 <0,01 TL chết phôi, % 1,99a 0,43b 1,89a 0.22 <0,01 TL không phôi, % 5,52b 3,04c 7,15a 0.43 <0,01 TL trứng thối, % 0,00b 0,92b 0,93a 0.09 <0,01 TL trứng bể, % 0,33b 0,20b 1,13a 0.14 <0,01 TL trứng sát, % 2,43a 0,47b 2,67a 0.42 <0,01 TL trứng loại, % 7,83b 3,77c 11,08c 0.39 <0,01 TL nở, % 88,42b 92,75a 84,10c 0.50 <0,01

Ghi chú :T: tuần tuổi; KL: khối lượng; TL: tỉ lệ; SEM: Sai số chuẩn của số trung bình; các giá trị

trung bình trên cùng một hàng mang các chữ cái a, b, c khác nhau thì có sự khác biệt về ý nghĩa thống

kê (P<0,05). 0 20 40 60 80 100 T30-31 T32-33 T34-35 Tuổi gà mái Tỉ l ệ n , % TL nở, %

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của tuổi gà mái lên tỉ lệ nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn từ 30-35 tuần tuổi

35

4.2.2.2 Ảnh hưởng của khối lượng trứng (g) lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà nhỏ

Kết quả bảng 4.2 cho thấy khối lượng trứng không ảnh hưởng đến tỉ lệ không phôi, nhưng khối lượng trứng lại ảnh hưởng rất có ý nghĩa đến tỉ lệ nước bốc hơi, khối lượng gà 1 ngày tuổi, tỉ lệ trứng có phôi, tỉ lệ trứng loại và tỉ lệ nở.

Tỉ lệ nước bốc hơi: ở các nghiệm thức đều có sự khác biệt rất có ý nghĩa (P<0,01) về tỉ lệ nước bốc hơi. Trứng nhỏ có tỉ lệ nước bốc hơi cao nhất (12,48%), kế đến là trứng vừa (11,50%) và trứng to bốc hơi nước ít nhất (10,61%). Qua đó cho thấy khối lượng trứng tỉ lệ nghịch với sự bốc hơi nước, trứng càng nhỏ thì bốc hơi nước càng nhiều, kế đến là vừa và trứng to bốc hơi nước ít nhất.

Khối lượng gà 1 ngày tuổi: theo kết quả bảng 4.2, khối lượng trứng ấp tỉ lệ thuận với khối lượng gà 1 ngày tuổi. Trứng có khối lượng càng lớn thì khối lượng gà 1 ngày tuổi càng lớn, cụ thể trứng to có khối lượng gà 1 ngày tuổi cao nhất (47,88g), sau đó đến trứng vừa (42,37g), trứng có khối lượng gà 1 ngày tuổi nhỏ nhất là trứng nhỏ (39,56g). Kết quả này phù hợp nghiên cứu của Abiola và cs (2004), có mối tương quan chặt chẽ giữa khối lượng trứng và

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tuổi gà mái và khối lượng trứng lên tỉ lệ ấp nở của gà ross 308 (Trang 36)