4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.1.2.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sóc Trăng gia
Bảng 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 – 2011 2013 – 2012
Mức % Mức % Mức % Mức % Mức %
1. Thu nhập 230.214 100,00 357.742 100,00 395.249 100,00 127.528 55,40 37.507 10,48
a. Thu nhập từ lãi 128.845 55,97 160.668 44,91 184.757 46,74 31.823 24,70 24.089 14,99 b. Thu nhập ngoài lãi 101.369 44,03 197.074 55,09 210.492 53,26 95.706 94,41 13.418 6,81 - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 1.633 0,71 5.283 1,48 11.352 2,87 3.650 223,56 6.069 114,87 - Thu phí dịch vụ 5.100 2,22 5.259 1,47 5.617 1,42 159 3,13 358 6,81 - Thu nhập nội bộ hệ thống BIDV 94.746 41,04 179.298 50,12 193.462 48,95 84.822 89,78 14.164 7,90 - Thu hoàn nhập dự phòng 0 0,00 743 0,21 0 0,00 743 743,00 -743 -100,00 - Thu nhập khác, bất thường 160 0,07 6.491 1,81 61 0,02 6.331 3.953,90 -6.430 -99,06
2. Chi phí 203.031 100,00 325.477 100,00 365.904 100,00 122.446 60,31 40.427 12,42
a. Chi phí lãi 71.283 35,11 107.626 33,07 124.116 33,92 36.343 50,98 16.490 15,32 b. Chi phí ngoài lãi 131.748 64,89 217.851 66,93 241.788 66,08 86.103 65,35 23.936 10,99 - Chi phí hoạt động kinh doanh 3.004 1,48 7.517 2,31 22.922 6,26 4.513 150,23 15.405 204,94 - Chi phí dịch vụ 199 0,10 1.114 0,34 199 0,05 915 460,50 -915 -82,17 - Chi phí quản lý 12.315 6,07 19.194 5,90 27.955 7,64 6.879 55,86 8.761 45,64 - Chi phí dự phòng 10.188 5,02 2.333 0,72 5.459 1,49 -7,855 -77,10 3.126 134,00 - Chi phí nội bộ hệ thống BIDV 106.027 52,22 187.641 57,65 184.344 50,38 81.614 76,98 -3.297 -1,76 - Chi phí khác 15 0,01 53 0,02 909 0,45 37 240,26 856 1.629,79
2.1.2.3.1 Thu nhập
Nhìn chung, thu nhập của BIDV Sóc Trăng đều tăng qua các năm. Cụ thể, thu nhập năm 2012 tăng 55,40% so với năm 2011, năm 2013 tăng 10,48% so với năm 2012. Tổng thu nhập tăng là do thu nhập từ lãi và các khoản thu ngoài lãi cùng tăng.
Đối với thu nhập từ lãi, nhờ vào việc Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá theo hướng nới lỏng, thận trọng, hỗ trợ thanh khoản tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng hiệu quả, góp phần chống suy giảm kinh tế vì vậy thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn này có sự gia tăng đáng kể. Năm 2012, nguồn thu từ lãi tăng thêm 24,70% so với năm 2011, đạt mức 160.668 triệu đồng. Đến năm 2013, tốc độ tăng là 14,99% nhỏ hơn so với mức 24,70% năm 2012, nguyên nhân là do quy mô tín dụng tiếp tục được mở rộng tuy nhiên tác động từ chính sách ổn định lãi suất, giảm lãi suất huy động nhằm góp phần giảm mặt bằng lãi suất cho vay giúp cho trần lãi suất giảm xuống làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của thu nhập từ lãi.
Thu nhập ngoài lãi cũng có sự tăng trưởng liên tục qua các năm qua. Từ mức 101.369 triệu đồng năm 2011 tăng thêm tới 95.706 triệu đồng năm 2012, tăng 94,41%. Đến năm 2013 thu nhập ngoài lãi tiếp tục tăng thêm 6,81% lên mức 210.492 triệu đồng. Thu nhập ngoài lãi tăng nhờ sự đóng góp chủ yếu từ các khoản mục thu nhập từ hoạt động kinh doanh, từ điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngoài ra còn nhờ vào các khoản thu nhập bất thường trong năm 2011.
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh: chủ yếu thu từ kinh doanh ngoại tệ. Khoản mục này tăng trưởng mạnh các năm từ mức 1.633 triệu đồng năm 2011 lên mức 11.352 triệu đồng vào năm. Có mức tăng trên chủ yếu là nhờ vào sự ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, ở mức 20.828 VNĐ/USD trong giai đoạn 2011 và năm 2013 từ đó giúp cho các tổ chức và cá nhân dễ dàng hơn trong việc mua bán ngoại tệ với ngân hàng giúp cho thu nhập từ buôn bán ngoại tệ của ngân hàng tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua.
- Thu nhập từ điều chuyển vốn nội bộ: Đây là một khoản mục mang về cho ngân hàng thu nhập lớn và không ngừng tăng mạnh qua mỗi năm. Nếu như trong năm 2011, hoạt động này chỉ mang về 94.476 triệu đồng thì đến năm 2013, đã đạt mức 193.462 triệu đồng. Tuy mang về cho ngân hàng nguồn thu nhập lớn nhưng sự tăng
trưởng trên cũng cho thấy sự biến động lớn về nguồn vốn của hệ thống ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giữa các khu vực khi phải điều chuyển vốn liên tục giữa các khu vực thừa và thiếu vốn để đảm bảo tính thanh khoản trong hệ thống.
- Thu nhập khác và thu nhập bất thường: Trong giai đoạn 2011 đến năm 2013, các khoản thu nhập khác, thu nhập bất thường (chủ yếu là từ hoạt động thanh lý, nhường bán tài sản cố định, công cụ lao động...) chỉ ở mức thấp. Tuy nhiên, giai đoạn năm 2012 thu nhập khác bất thường tăng lên đột biến. Khoản mục thu nhập khác, thu nhập bất thường đột biến tăng gần 4.000% so với năm 2011, đạt gần 6.500 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm này ngân hàng khởi kiện, phát mãi tài sản đảm bảo nên thu được nợ gốc và lãi của một số khoản nợ ngoại bảng. Số nợ thu được thì tính vào nguồn thu nhập bất thường. Do đó làm thu nhập năm 2012 của nguồn này tăng mạnh, đóng góp vào sự tăng trưởng của tổng thu nhập ngoài lãi trong năm.
2.1.2.3.2 Chi phí
Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, chi phí của ngân hàng biến động tỷ lệ thuận với thu nhập của ngân hàng. Cũng như thu nhập, tổng chi phí qua các năm là do chi phí lãi và chi phí ngoài lãi cũng tăng.
Đối với chi phí lãi tăng chủ yếu do ngân hàng tăng cường huy động vốn từ các nguồn trong xã hội. Trong năm 2013 chi phí từ lãi đã tăng hơn so với năm 2012 nhưng tốc độ đã giảm còn 15,32% so với tốc độ tăng 50,98% của năm trước đó chủ yếu do năm 2011 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác nhau. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách, quyết định kịp thời và quyết liệt nhằm ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và giải cứu nợ xấu ở các ngân hàng. Một trong những biện pháp được Ngân hàng Nhà nước áp dụng trong năm 2013 là hạ trần lãi suất huy động ngắn hạn bằng VNĐ nhằm tạo tiền đề giảm lãi suất cho vay, tháo dỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Trong năm, trần lãi suất huy động ngắn hạn VNĐ do Ngân hàng Nhà nước quy định đã giảm từ 14%/năm ở thời điểm đầu năm xuống còn 8%/năm ở thời điểm cuối năm 2012. Vì vậy đã hạn chế một phần đáng kể chi phí trả lãi từ đó giúp hạn chế tốc độ tăng của chi phí lãi.
Đồng thời chi phí tăng còn do các chi phí ngoài lãi, trong đó tập trung nhiều ở các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí quản lý và chi phí điều chuyển vốn nội bộ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Chi phí hoạt động kinh doanh chủ yếu là chi phí từ hoạt động mua bán ngoại tệ. Có thể thấy đây là hoạt động có chi phí tăng liên tục qua các năm trong đó giai đoạn 2012 – 2013 với tỷ lệ hơn 200%, chủ yếu là nhờ vào sự ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện mua bán ngoại tệ từ đó làm cho chi phí của ngân hàng ở khoản mục này cũng tăng lên.
- Đối với chi phí quản lý, đây là khoản chi không hề thiếu trong hoạt động của một ngân hàng nhằm đảm bảo cho ngân hàng hoạt đông một cách bình thường và an toàn. Chi phí quản lý tăng qua các năm do ngân hàng có chiều hướng mở rộng quy mô trong đó việc đầu tư cho hệ thống quản lý hiện đại cũng đã làm tăng chi phí quản lý của ngân hàng.
- Chi phí vốn điều chuyển trong nội bộ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong các khoản chi phí ngoài lãi, chi phí này rất đáng lưu tâm. Nó luôn giữ tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi phí ngoài lãi với tỷ trọng trên 50%.Điều này xuất phát từ việc ngân hàng đã sử dụng quá nhiều vốn điều chuyển.Ngân hàng cần xem xét và có kế hoạch sử dụng vốn phù hợp để giảm bớt việc phụ thuộc vào lượng vốn điều chuyển mà mình sử dụng nhằm giảm chi phí cho ngân hàng.
2.1.2.3.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng nhìn chung có nhiều biến động. Giai đoạn 2011 – 2012, lợi nhuận của ngân hàng cũng có tăng 18,7% tương ứng với mức tăng 5.082 triệu đồng. Còn trong giai đoạn 2012 – 2013, lợi nhuận của ngân hàng lại giảm với tỷ lệ giảm là 9,05%.
Giai đoạn năm 2011 – 2012, lợi nhuận của chi nhánh tăng là do kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do hoạt động tín dụng trong giai đoạn này phát triển mạnh và lãi suất VNĐ trên thị trường ở mức cao giúp cho ngân hàng có thể tăng được nguồn thu nhập. Những năm gần đây, nhu cầu về nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế tại tỉnh nhà là rất lớn, BIDV Sóc Trăng đã nắm bắt được cơ hội này, vận dụng các sản phẩm cho vay linh hoạt đưa đến cho các khách hàng như cho vay kinh doanh, vay tiểu thương chợ, vay phát triển kinh tế gia đình... giúp cho ngân hàng đa
dạng hóa khách hàng từ đó tăng thu nhập từ lãi. Từ những điều này, chúng ta thấy được rằng lợi nhuận của chi nhánh tăng mạnh như vậy trong giai đoạn này là do chi nhánh luôn nhận được chỉ đạo sát sao, kịp thời và đúng đắn từ Hội sở, luôn đổi mới liên tục, cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, chi nhánh luôn có đội ngũ nhân viên năng động, đầy nhiệt huyết với công việc cũng đã góp phần đưa lợi nhuận của chi nhánh trong giai đoạn này tăng cao.
Đến giai đoạn 2012 – 2013, tuy kinh tế tại tỉnh nhà vướng phải nhiều khó khăn, ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, điển hình là vụ đổ vỡ của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam. Tất cả những yếu tố trên đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, bởi ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế thực hiện sản xuất và lưu thông hàng hóa, nên khi sản xuất kinh doanh bị đình trệ, người vay không trả được tiền gốc và lãi vay đúng hạn thì tất yếu lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị sụt giảm.
2.1.2.4 Những thuận lợi, khó khăn và định hướng hoạt động của BIDV Sóc Trăng trong năm 2014 trong năm 2014
2.1.2.4.1 Thuận lợi
Hoạt động tín dụng tại chi nhánh BIDV Sóc Trăng trong những năm gần đây đạt được những kết quả rất khả quan chính là nhờ vào những thuận lợi sau:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng, sự chỉ đạo nhiệt tình của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, nhân dân địa phương.
- Sự đoàn kết thống nhất trong ban lãnh đạo, sự nhiệt huyết cống hiến hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh.
- Đã tạo được lượng khách hàng khá ổn định, cũng như mối quan hệ gắn bó thân thiết với các khách hàng quan trọng và chính quyền địa phương.
- Địa điểm, trụ sở thuận lợi khang trang, cơ sở vật chất đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ khách hàng.
- Phần lớn viên chức cán bộ ngân hàng đổi mới phong cách giao dịch và đã nhận thức được sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn.
- Các chế độ, quy chế của ngành được thực hiện tốt, hoạt động thi đua của các chi bộ và công đoàn luôn được duy trì tốt, từ đó góp phần lãnh đạo, giáo dục, động viên về chính trị, tư tưởng kịp thời cho từng cán bộ công nhân viên, thường xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn.
- Phong trào thi đua được phát động liên tục, tất cả cán bộ công nhân viên đều hăng hái và nhiệt tình hưởng ứng.
- Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đa dạng, phong phú, luôn được nghiên cứu làm mới nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
- Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, rút thăm trúng thưởng nên được sự quan tâm đông đảo từ phía khách hàng.
- Bộ máy tổ chức ngày càng được chuyên môn hóa thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch.
Những thuận lợi trên đã góp phần rất lớn giúp chi nhánh BIDV Sóc Trăng luôn hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đứng vững trên thị trường.
2.1.2.4.2 Khó khăn
Tuy có nhiều thuận lợi, song hoạt động của ngân hàng không thể tránh khỏi những khó khăn xảy ra làm hạn chế hiệu quả hoạt động của ngân hàng hiện nay đó là các vấn đề:
Sức cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay ngày càng thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, chi nhánh phải huy động vốn với lãi suất, các chi phí về khuyến mãi, tuyên truyền quảng bá khá cao, trong khi chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra ngày càng thu hẹp nên việc đảm bảo thu nhập cho chi nhánh sẽ gặp khó khăn.
Tình hình kinh tế phức tạp do nhiều yếu tố tác động như: lạm phát tăng cao, giá xăng dầu leo thang, thiên tai, dịch bệnh đe dọa... làm ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng vay vốn.
2.1.2.4.3 Định hướng phát triển
Tiếp tục duy trì hoạt động truyền thống, bên cạnh đó mở rộng các quan hệ hợp tác để tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ, nhằm phát triển các dịch vụ, sản phẩm trong hoạt động.
Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên. Xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ kế thừa vững mạnh. Việc đào tạo sẽ thông qua nhiều hình thức thích hợp, từ đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, kết hợp với giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các ngân hàng khác trong hệ thống.
Tiếp tục huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư để tạo tiền đề phát triển các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh.
Đẩy mạnh cho vay phân tán (cho vay khách hàng cá nhân) với lãi suất hợp lý, chuyên nghiệp như cho vay nông nghiệp, cho vay hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, cho vay cán bộ nhân viên... nhằm góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Tái cơ cấu danh mục cho vay, sàng lọc những khách hàng hiện hữu, loại bỏ dần những khách hàng không hiệu quả, chỉ thuần sử dụng sản phẩm tiền vay, những khách hàng trả nợ không đúng hạn, tình hình tài chính suy giảm,... Thay thế bằng những khách hàng lớn – tiềm năng – sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Triển khai các chương trình khuyến mãi do Hội sở đưa ra đến tất cả khách hàng trong tỉnh thông qua việc tiếp thị trực tiếp tại từng địa bàn và quảng cáo trên đài phát thanh.
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ
NHÂN TẠI BIDV SÓC TRĂNG
2.2.1 Tình hình nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 đến năm 2013
2.2.1.1 Tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và hoạt động của ngân hàng gắn liền với hai hoạt động chủ yếu là huy động vốn