Tổng quan về BIDV Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2011-2013 (Trang 26)

4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.1.2Tổng quan về BIDV Sóc Trăng

2.1.2.1 Quá trình hình thành phát triển

Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Sóc Trăng tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Hậu Giang được thành lập năm 1977, theo Quyết định số 32/CP của Chính phủ. Lúc bấy giờ Ngân hàng Kiến thiết Hậu Giang có nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát vốn đầu tư cơ bản được bố trí theo kế hoạch của Nhà nước.

Ngày 14/11/1990 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 401/HĐBT thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hậu Giang. Hoạt động của ngân hàng đã chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh Xã hội Chủ nghĩa.

Đầu năm 1992, tỉnh Hậu Giang được tách thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Cùng với việc hình thành tỉnh Sóc Trăng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Sóc Trăng cũng được thành lập vào ngày 01/4/1992 và chính thức đi vào hoạt động theo tinh thần của Nghị quyết 29/QT-NH ngày 29/01/1992 của Thống đốc NHNN.

- Tên gọi: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Sóc Trăng.

- Địa chỉ: 05 Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. - Điện thoại: 079 3 822239 – 3 822795

- Fax: 079 3 822531

- Email: bidv_soctrang@hcm.vnn.vn

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Sóc Trăng

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

2.1.2.2.1 Chi nhánh gồm có 1 Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc

- Giám Đốc :

+ Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị.

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các Phòng, Ban.

+ Có quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương cán bộ công nhân viên trong đơn vị theo quy định của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, ngoại trừ trưởng phòng kế toán do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam trực tiếp bổ nhiệm.

- Phó Giám Đốc :

Chia làm 2 bộ phận : Phó Giám Đốc chuyên về kế toán và Phó Giám Đốc chuyên về tín dụng làm nhiệm vụ hỗ trợ Giám Đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nhiệm vụ cụ thể trong việc tổ chức hành chính, thẩm định, công tác nguồn vốn, công tác tín dụng.

GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc phụ trách tác nghiệp Phó Giám đốc phụ trách QHKH Phòng QHKH Phòng Dịch vụ Phòng QL và Phòng QHKH Phòng QTTD Phòng KHTH và Tổ điện Phòng GD TP. Sóc Trăng Phòng Quản lý rủi ro Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tài chính kế

2.1.2.2.2 Phòng quan hệ khách hàng cá nhân và Doanh nghiệp:

- Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng : tham mưu đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, tư vấn khách hàng lựa chọn sử dụng những sản phẩm tín dụng, dịch vụ của Ngân hàng; Phổ biến, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ Ngân hàng; Thu nhập, cập nhật hồ sơ, thông tin khách hàng.

- Công tác tín dụng : Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng quy định và quy trình tín dụng. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi, xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng. Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định; Tổng hợp, phân tích quản lý thông tin tín dụng.

2.1.2.2.3 Phòng qản lý rủi ro :

- Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tìm ẩn đối với danh mục tín dụng cùa Chi nhánh.

- Thực hiện việc quản lý nợ xấu : Đề xuất các phương án xử lý trực tiếp và gián tiếp các khoản nợ xấu; Xem xét, trình lãnh đạo về việc giảm lãi, miễn lãi; Quản lý, lưu trữ hồ sơ các khoản nợ xấu đã được xử lý.

- Thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, công tác kiểm tra nội bộ, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO.

2.1.2.2.4 Phòng quản trị tín dụng :

- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản lý cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng. Kiểm tra, rà soát bảo đảm tín đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng.

- Quản lý kế hoạch giải ngân, theo dõi thu nợ và thông báo các khoản nợ đến hạng chuyển giao cho phòng quan hệ khách hàng xử lý. Giám sát khách hàng thực hiện đúng các bản hợp đồng tín dụng, bảo lãnh và đảm bảo nợ vay, theo dõi diễn biến các khoản tín dụng.

2.1.2.2.5 Phòng Giao dịch khách hàng :

Trực tiếp bán sản phẩm, dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng, quản lý tài khoản, mở tài khoản tiền gửi, xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, nhận tiền gửi, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế, thu đổi

mua bán ngoại tệ; giải ngân vốn, trực tiếp thực hiện các giao dịch về thẻ; chi trả kiều hối đoái của khách hàng theo hạn mục giao dịch; tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thủ tục, phong cách giao dịch…để phản ánh với lãnh đạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.2.6 Phòng quản lý và dịch vụ ngân quỹ :

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ : Quản 11 kho tiển và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ, tài sản thế chấp, cầm đồ, chứng từ có giá…) của Ngân hàng và khách hàng.

- Trực tiếp thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt phục vụ khách hàng theo quy định.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của chi nhánh và của khách hàng.

2.1.2.2.7 Phòng tổ chức hành chính :

Hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. Phối hợp xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới. Thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc chi nhánh, lập kế hoạch và tuyển dụng nhân sự. Quản lý, thực hiện các chế độ lương, bảo đảm ngày công lao động, nội quy cơ quan. Thực hiện công tác hậu cần, bảo vệ an toàn cho người lao động.

2.1.2.2.8 Phòng tài chính kế toán :

- Thực hiện chế độ báo cáo kế toán , công tác quyết toán của chi nhánh, trực tiếp xử lý hoạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh tại phân hệ kế toán tổng hợp.

- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của toàn chi nhánh, thực hiện công tác hậu kiểm chứng từ giao dịch, từ các phòng dịch vụ khách hàng, phòng giao dịch sau một ngày giao dịch.

- Quản lý, lưu trữ toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh tại chi nhánh.

- Theo dõi, quản lý tài sản, vốn và các quỹ của chi nhánh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách.

- Định kỳ phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tài chính và hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh để phục vụ quản trị điều hành.

2.1.2.2.9 Phòng kế hoạch tổng hợp và Tổ điện toán :

Phòng kế hoạch tổng hợp và Tổ điện toán sinh hoạt hành chính chung trong một phòng nhưng về chuyên môn cả hai bộ phận điều trực thuộc Ban Giám Đốc.

- Phòng kế hoạch tổng hợp :

+ Thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh của chi nhánh.

+ Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng. Chịu trách nhiệm quản lý an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của chi nhánh.

- Tổ điện toán :

+ Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh, bảo đảm liên tục, thông suốt. Thực hiện bảo trì, xử lý sự cố máy móc, thiết bị.

+ Thực hiện quản trị mạng, quản trị hệ thống chương trình ứng dụng, quản trị an toàn thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của chi nhánh.

+ Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành quy định và quy trình của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

2.1.2.2.10 Phòng giao dịch Sóc Trăng :

Trực thuộc chi nhánh, thực hiện huy động vốn và cho vay theo ủy quyền mức phán quyết của Giám Đốc chi nhánh. Trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp thị và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.

2.1.2.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 đến năm 2013 2011 đến năm 2013

Bảng 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 – 2011 2013 – 2012

Mức % Mức % Mức % Mức % Mức %

1. Thu nhập 230.214 100,00 357.742 100,00 395.249 100,00 127.528 55,40 37.507 10,48

a. Thu nhập từ lãi 128.845 55,97 160.668 44,91 184.757 46,74 31.823 24,70 24.089 14,99 b. Thu nhập ngoài lãi 101.369 44,03 197.074 55,09 210.492 53,26 95.706 94,41 13.418 6,81 - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh 1.633 0,71 5.283 1,48 11.352 2,87 3.650 223,56 6.069 114,87 - Thu phí dịch vụ 5.100 2,22 5.259 1,47 5.617 1,42 159 3,13 358 6,81 - Thu nhập nội bộ hệ thống BIDV 94.746 41,04 179.298 50,12 193.462 48,95 84.822 89,78 14.164 7,90 - Thu hoàn nhập dự phòng 0 0,00 743 0,21 0 0,00 743 743,00 -743 -100,00 - Thu nhập khác, bất thường 160 0,07 6.491 1,81 61 0,02 6.331 3.953,90 -6.430 -99,06 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Chi phí 203.031 100,00 325.477 100,00 365.904 100,00 122.446 60,31 40.427 12,42

a. Chi phí lãi 71.283 35,11 107.626 33,07 124.116 33,92 36.343 50,98 16.490 15,32 b. Chi phí ngoài lãi 131.748 64,89 217.851 66,93 241.788 66,08 86.103 65,35 23.936 10,99 - Chi phí hoạt động kinh doanh 3.004 1,48 7.517 2,31 22.922 6,26 4.513 150,23 15.405 204,94 - Chi phí dịch vụ 199 0,10 1.114 0,34 199 0,05 915 460,50 -915 -82,17 - Chi phí quản lý 12.315 6,07 19.194 5,90 27.955 7,64 6.879 55,86 8.761 45,64 - Chi phí dự phòng 10.188 5,02 2.333 0,72 5.459 1,49 -7,855 -77,10 3.126 134,00 - Chi phí nội bộ hệ thống BIDV 106.027 52,22 187.641 57,65 184.344 50,38 81.614 76,98 -3.297 -1,76 - Chi phí khác 15 0,01 53 0,02 909 0,45 37 240,26 856 1.629,79

2.1.2.3.1 Thu nhập

Nhìn chung, thu nhập của BIDV Sóc Trăng đều tăng qua các năm. Cụ thể, thu nhập năm 2012 tăng 55,40% so với năm 2011, năm 2013 tăng 10,48% so với năm 2012. Tổng thu nhập tăng là do thu nhập từ lãi và các khoản thu ngoài lãi cùng tăng.

Đối với thu nhập từ lãi, nhờ vào việc Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá theo hướng nới lỏng, thận trọng, hỗ trợ thanh khoản tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng hiệu quả, góp phần chống suy giảm kinh tế vì vậy thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn này có sự gia tăng đáng kể. Năm 2012, nguồn thu từ lãi tăng thêm 24,70% so với năm 2011, đạt mức 160.668 triệu đồng. Đến năm 2013, tốc độ tăng là 14,99% nhỏ hơn so với mức 24,70% năm 2012, nguyên nhân là do quy mô tín dụng tiếp tục được mở rộng tuy nhiên tác động từ chính sách ổn định lãi suất, giảm lãi suất huy động nhằm góp phần giảm mặt bằng lãi suất cho vay giúp cho trần lãi suất giảm xuống làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của thu nhập từ lãi.

Thu nhập ngoài lãi cũng có sự tăng trưởng liên tục qua các năm qua. Từ mức 101.369 triệu đồng năm 2011 tăng thêm tới 95.706 triệu đồng năm 2012, tăng 94,41%. Đến năm 2013 thu nhập ngoài lãi tiếp tục tăng thêm 6,81% lên mức 210.492 triệu đồng. Thu nhập ngoài lãi tăng nhờ sự đóng góp chủ yếu từ các khoản mục thu nhập từ hoạt động kinh doanh, từ điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ngoài ra còn nhờ vào các khoản thu nhập bất thường trong năm 2011.

- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh: chủ yếu thu từ kinh doanh ngoại tệ. Khoản mục này tăng trưởng mạnh các năm từ mức 1.633 triệu đồng năm 2011 lên mức 11.352 triệu đồng vào năm. Có mức tăng trên chủ yếu là nhờ vào sự ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, ở mức 20.828 VNĐ/USD trong giai đoạn 2011 và năm 2013 từ đó giúp cho các tổ chức và cá nhân dễ dàng hơn trong việc mua bán ngoại tệ với ngân hàng giúp cho thu nhập từ buôn bán ngoại tệ của ngân hàng tăng trưởng trong giai đoạn vừa qua.

- Thu nhập từ điều chuyển vốn nội bộ: Đây là một khoản mục mang về cho ngân hàng thu nhập lớn và không ngừng tăng mạnh qua mỗi năm. Nếu như trong năm 2011, hoạt động này chỉ mang về 94.476 triệu đồng thì đến năm 2013, đã đạt mức 193.462 triệu đồng. Tuy mang về cho ngân hàng nguồn thu nhập lớn nhưng sự tăng

trưởng trên cũng cho thấy sự biến động lớn về nguồn vốn của hệ thống ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giữa các khu vực khi phải điều chuyển vốn liên tục giữa các khu vực thừa và thiếu vốn để đảm bảo tính thanh khoản trong hệ thống.

- Thu nhập khác và thu nhập bất thường: Trong giai đoạn 2011 đến năm 2013, các khoản thu nhập khác, thu nhập bất thường (chủ yếu là từ hoạt động thanh lý, nhường bán tài sản cố định, công cụ lao động...) chỉ ở mức thấp. Tuy nhiên, giai đoạn năm 2012 thu nhập khác bất thường tăng lên đột biến. Khoản mục thu nhập khác, thu nhập bất thường đột biến tăng gần 4.000% so với năm 2011, đạt gần 6.500 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm này ngân hàng khởi kiện, phát mãi tài sản đảm bảo nên thu được nợ gốc và lãi của một số khoản nợ ngoại bảng. Số nợ thu được thì tính vào nguồn thu nhập bất thường. Do đó làm thu nhập năm 2012 của nguồn này tăng mạnh, đóng góp vào sự tăng trưởng của tổng thu nhập ngoài lãi trong năm.

2.1.2.3.2 Chi phí

Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, chi phí của ngân hàng biến động tỷ lệ thuận với thu nhập của ngân hàng. Cũng như thu nhập, tổng chi phí qua các năm là do chi phí lãi và chi phí ngoài lãi cũng tăng.

Đối với chi phí lãi tăng chủ yếu do ngân hàng tăng cường huy động vốn từ các nguồn trong xã hội. Trong năm 2013 chi phí từ lãi đã tăng hơn so với năm 2012 nhưng tốc độ đã giảm còn 15,32% so với tốc độ tăng 50,98% của năm trước đó chủ yếu do năm 2011 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác nhau. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách, quyết định kịp thời và quyết liệt nhằm ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và giải cứu nợ xấu ở các ngân hàng. Một trong những biện pháp được Ngân hàng Nhà nước áp dụng trong năm 2013 là hạ trần lãi suất huy động ngắn hạn bằng VNĐ nhằm tạo tiền

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2011-2013 (Trang 26)