Giải pháp riêng cho từng nhóm đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2011-2013 (Trang 72)

4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.1.2.2.2 Giải pháp riêng cho từng nhóm đối tượng khách hàng

a) Cho vay hỗ trợ nhà ở

- Phối hợp với các cơ quan nhà nước như Sở xây dựng, các doanh nghiệp về xây dựng để có thể nắm được hướng phát triển nhà ở trong tỉnh. Bên cạnh đó tiến hành liên kết với các doanh nghiệp để cấp vốn cho người mua nhà.

- Tập trung nhiều vào các đối tượng có thu nhập trung bình và ổn định để cấp tín dụng vì đối tượng này có nhu cầu về nhà ở nhưng thường thiếu vốn.

b) Cho vay cán bộ công nhân viên

- Thông qua các buổi họp đầu năm của các cơ quan, doanh nghiệp để giới thiệu về BIDV Sóc Trăng và chương trình cho vay CB-CNV nhằm thu hút lượng khách hàng mới.

- Tiếp tục khai thác các khách hàng hiện hữu: Trong năm 2014, lương của CB- CNV có thể tăng lên, vì vậy, chi nhánh có thể liên hệ tất cả khách hàng đang có dư nợ tất toán hồ sơ và vay lại với số tiền cao hơn.

- Ngoài ra do CB-CNV là nhóm khách hàng ít rủi ro hơn các nhóm khác nên có thể xem xét điều chỉnh lãi suất phù hợp để cho vay ưu đãi.

c) Cho vay sản xuất kinh doanh

- Theo dõi sát tình hình kinh tế xã hội trong tỉnh để đánh giá được môi trường kinh doanh, các rủi ro mà các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ gặp phải.

- Thông qua các doanh nghiệp đầu mối trong các lĩnh vực kinh doanh như vật tư nông nghiệp, thức ăn thuỷ sản, bách hoá tổng hợp để biết được thời điểm mà các đại lý cần vốn nhằm tiếp cận tăng trưởng nhanh dư nợ của khách hàng.

- Tìm hiểu và nắm rõ quãng thời gian mà các thương lái ở các ngành nghề như thu mua lúa, thu mua tôm cần vốn để cung ứng vốn kịp thời cho khách hàng nhằm đa dạng hoá hệ khách hàng.

- Tổ chức nghiên cứu, khảo sát địa bàn, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trước khi cho khách hàng vay.

- Ký hợp đồng liên kết với chính quyền các xã/thị trấn triển khai cho vay để hỗ trợ công tác thu nợ khi đến vụ thu hoạch.

- Phối hợp với người có uy tín tại địa phương để làm cầu nối đến với người dân, thực hiện phát tờ rơi đến từng hộ dân, tiếp xúc với từng hộ.

- Thiết lập kênh thông tin, khách hàng đầu mối tại địa phương để hỗ trợ trong khâu xác minh và thu thập hồ sơ.

- Về nợ xấu của nuôi tôm, nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu ở hạng mục này chủ yếu là do người nuôi bị thiệt hại bởi thời tiết bất lợi, dịch bệnh... cũng với việc bị các công ty, thương lái ép giá... Ngân hàng có thể đẩy mạnh thực hiện các giải pháp cụ thể như: tái cấp vốn cho các cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng có kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi tôm, có mong muốn xoá nợ cũ. Song song đó, giúp các khách hàng có thể vay nuôi tôm này ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm để tránh tình trạng bị ép giá từ phía các công ty thu mua.

e) Cho vay khác

- Nâng cao chất lượng trong khâu xét duyệt. Cán bộ tín dụng nên xem xét kỹ, phân tích khách hàng (uy tín, năng lực tài chính, điều kiện kinh tế xã hội và tính khả thi của phương án vay vốn) trước khi quyết định cho khách hàng vay. Thêm vào đó, tăng cường công tác thẩm định, thường xuyên đôn đốc và kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích để công tác thu hồi nợ được tốt hơn.

- Ngoài ra, cần phân tán việc cho vay, không nên dồn vốn vào một hoặc một số ít khách hàng giúp hạn chế được rủi ro đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2011-2013 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)