5. Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Ngân hàng
VIB-Quận I
Qua số liệu các năm và một số phân tích cũng như thời gian thực tập tại VIB-Quận I về tình hình tín dụng khách hàng cá nhân ở trên, em có đã nhận thấy ngân hàng VIB- Quận I có một số điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội thách thức như sau:
- Những điểm mạnh :
Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới và cải tiến. Tập thể cán bộ nhân viên với phong cách phục vụ thân thiện, nhiệt tình, thái độ giao dịch văn minh lịch sự, tạo được uy tín và niềm tin với khách hàng, ngày càng gia tăng số lượng khách hàng, mở rộng thị phần.
Có một quy trình tín dụng khá chặt chẽ, hoàn chỉnh, giúp cho cán bộ tín dụng dễ
dàng thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng từ khâu tiếp xúc khách hàng, giải ngân, kiểm tra sau giải ngân tới khi thanh lý hợp đồng tín dụng, góp phần gia tăng số lượng khách hàng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Vị trí của Chi nhánh nằm trên địa bàn Quận I, là khu vực đông dân cư, gần chợ và
siêu thị, các khu văn phòng, họat động mua bán kinh doanh diễn ra sôi nổi, nhu cầu vay vốn cao nên rất thuận lợi để Chi nhánh huy động vốn và cấp phát tín dụng. Đặc biệt là mảng tín dụng cho vay sản xuất kinh doanh cá nhân và hộ gia đình.
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng hợp lý, sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, tinh thần đoàn kết học hỏi và thường xuyên góp ý, giúp đỡ lẫn nhau của các phòng ban, cá nhân giúp cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng hiệu quả.
- Những điểm yếu :
Trong quy trình cho vay, đa phần các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến một khoản
vay đều tập trung vào một cán bộ quản lý khách hàng, dẫn đến hiện tượng quá tải, làm giảm hiệu quả công việc, dễ dần đến sai sót và phát sinh hành vi tiêu cực.
Nhìn chung, sản phẩm cho vay KHCN của VIB-Quận I khá đa dạng với nhiều gói
sản phẩm tiện ích đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Tuy nhiên, so với một số ngân hàng thuộc “top trên” như Vietinbank,ACB,Sacombank....thì chủng loại sản phẩm cho vay KHCN của VIB vẫn còn hạn chế. Cụ thể cùng nhóm SXKD thì VIB chỉ có 1 gói, trong khi đó thì ACB lại có đến 9 gói sản phẩm thuộc nhóm này bao gồm “Vay bổ sung vốn lưu động”, “Vay hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thế chấp BĐS”, “Vay đầu tư tài sản cố định”, “Vay hỗ trợ vốn kinh doanh”, “ Vay mua đất cao su”, “ Vay chăm sóc cà phê”, “Vay bổ sung vốn lưu động phục vụ
Phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng VIB GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ trồng lúa”... Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.
Cơ cấu vay chưa cân đối: các khoản vay chủ yếu dành cho mục đích mua nhà, đất,
xây dựng-sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng hơn 50%trong tổng dư nợ cho vay KHCN. Với mục đích vay bấtđộng sản, đây mảng tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng, vì thời hạn vay dài, thị trường đất ở nước ta lại liên tục biến động trong thời gian gần đây. Trong khi đó, các sản phẩm tín dụng khác như cho vay du học, cho vay thấu chi, cho vay cầm cố sổtiết kiệm… có tiềm năng lớn để phát triển lại chưa thực sự được quan tâm.
Công tác tuyên truyền, quảng cáo chưa thực sự hiệu quả:có thể thấy, phần lớn khách hàng có nhu cầu vay vốn hoặc huy động vốn thường tìm đến các ngân hàng quốc doanh quen thuộc, có tên tuổi và khả năng tài chính lớn.Trong khi đó, khách hàng đến vay tại Chi nhánh chủ yếu là khách hàng truyền thống gắn bó lâu năm với Ngân hàng hoặc qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè. Từ đó có thể thấy việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế. Website chính của Ngân hàng VIB cũng chỉ liệt kê danh mục các sản phẩm thông dụng dành cho KHCN, còn những sản phẩm ít thông dụng hơn như cho vay tiểu thương, chợ, cho vay cầm cố…không thấy được đăng tải để khách hàng tham khảo thông tin dịch vụ.
- Những cơ hội :
Nền kinh tế Việt Nam đã chống chọi tương đối tốt với những ảnh hưởng tiêu cực
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vượt qua đáy suy giảm và đang trên đà phục hồi. Vì vậy, ngành Ngân Hàng có nền tảng tốt để tăng trưởng và được kỳ vọng sẽ tăng thu nhập bởi lúc này nhu cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cũng tăng mạnh theo xu hướng phát triển chung của nền kinh tế.
Lợi thế lớn của VIB-Quận I cũng như các NHTM trong nước là hoạt động và phát
triển trong một môi trường chính trị ổn định và được đánh giá là điểm đến an toàn đối với các nhà đầu tư trong bối cảnh chính trị bất ổn định, mẫu thuẫn sắc tộc, bạo động, khủng bố leo thang ở nhiều khu vực trên thế giới.
Một bộ phận lớn người dân Việt Nam hiện nay chưa được tiếp cận với các dịch vụ
ngân hàng bán lẻ, thị trường này mới tập trung vào các đối tượng có thu nhập cao và ổn định. Thành phố Hồ Chí Minh có dân số gần 8 triệu người và theo thống kê mới có khoảng 30% người dân sử dụng dịch vụ Ngân hàng. Bên cạnh đó thì sự tăng trưởng số người giàu ở Tp.HCM cũng như Việt Nam ngày có xu hướng tăng nên nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt là rất nhiều. Đây chính là cơ hội phát triển đối với ngành Ngân hàng, đặc biệt là tiềm năng vốn trong dân cư còn rất lớn.
- Những thách thức :
Thị trường tài chính tiền tệ còn nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế nên dự báo sẽ còn nhiều biến động phức tạp, khó lường trước. Đây cũng chính là thách thức lớn nhất đối với ngân hàng khi tình hình kinh tế tác động rất nhiều đến khả năng hoàn vốn của khách hàng cho ngân hàng.
Theo lộ trình gia nhập WTO, từ 1/4/2007, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thành lập và hoạt động dưới hình thức 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Sau 5 năm gia nhập WTO, các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được hưởng các ưu đãi như Ngân hàng nội đia. Nghĩa là họ được hưởng các quyền như : nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng; cho vay (tiêu dùng, cầm cố, thế chấp, bao thanh toán..); thuê mua tài chính; dịch vụ thanh toán và chuyển tiền; bảo lãnh và cam kết; môi giới tiền tệ; quản lý tài sản… Do đó, hội nhập Ngân hàng đòi hỏi VIB nói chung cũng như VIB-Quận I nói riêng phải nhanh chóng tăng quy mô, đầu tư công nghệ, cải tiến trình độ quản lý rủi ro để có đủ điều kiện vững mạnh cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài.
3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Quốc tế- Chi
nhánh Quận 1
Để khắc phục những hạn chế còn tồn đọng trong Chi nhánh, tác xin đưa ra một vài giải pháp sau:
3.2.2.1Thực hiện chuyên môn hóa quy trình cho vay KHCN a) Cơ sở để đưa ra giải pháp a) Cơ sở để đưa ra giải pháp
Theo như quy trình tín dụng mà tác giả đã trình bày ở trên, các cán bộ quản lý khách hàng phải đảm nhận nhiều khâu từ tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giám sát thu nợ... Mô hình tổ chức hoạt động như vậy có ưu điểm là cán bộ quản lý khách hàng có thể hiểu rõ và tường tận về một khách hàng vay vốn, và có thể khảo sát khoản vay, tuy nhiên không tránh khỏi sai sót và dễ phát sinh tiêu cực (trong trường hợp chuyên viên thông đồng với khách hàng). Để đảm bảo tính an toàn cho các khoản vay, VIB- Quận I cần xây dựng quy trình cho vay KHCN thích hợp, theo hướng chuyên môn hóa từng khâu.
b) Điều kiện thực hiện
- Giám đốc Chi nhánh cần xem xét tổ chức lại quy trình tín dụng đối với KHCN
tại VIB-Quận I, từng giai đoạn trong quy trình tín dụng phân công cụ thể cho từng bộ phận khác nhau đảm trách.
- Các nhân viên ở từng bộ phận phải có trình độ chuyên môn, tác phong chuyên
nghiệp, hiểu rõ vị trí và yêu cầu công việc. Vì vậy các nhân viên cần đi học nghiệp vụ từ trung tâm đào tạo của Hội sở.
Phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng VIB GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Cụ thể, thay vì để cán bộ quản lý khách hàng tham gia hết các khâu thì nay chỉ tham gia ở những khâu: tiếp cận khách hàng, thu thập thông tin của khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn, công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo và thông báo kết quả thẩm định và quyết định cho vay đến khách hàng, kiểm tra sử dụng vốn vay và theo dõi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ. Còn những khâu như thẩm định hồ sơ khách hàng, thẩm định TSBĐ thì giao cho bộ phận thẩm định đảm nhận. Còn công tác thu nợ, gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, tiến hành thu nợ trả sớm trước hạn...có thể giao cho bộ phận thu hồi nợ thực hiện. Bên cạnh đó, Chi nhánh nên tuyển thêm vị trí trợ lý QLKH (cả Chi nhánh chỉ có 1 trợ lý khách hàng) để hỗ trợ cho cán bộ QLKH trong công tác chuẩn bị hồ sơ và theo dõi nợ vì tính chất của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân là số lượng khoản vay khá nhiều, nhỏ, quá trình theo dõi, cảnh báo và thu nợ của hàng trăm khách hàng cá nhân với khoản vay nhỏ không đơn giản nên cần huy động thêm nhiều nhân viên để quản lý các khoản vay sao cho có hiệu quả.
d) Kết quả đạt được
Như vậy trách nhiệm của từng nhân viên được phân chia rõ ràng, cụ thể, từng khâu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, từng giai đoạn được thực hiện chuyên môn hóa, giảm áp lực quá tải khách hàng cho cán bộ QLKH, nâng cao hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong công việc và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân.
3.2.2.2Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay KHCN a) Cơ sở đưa ra giải pháp
Như đã giới thiệu trong phần 2.3.4 “Các sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân” tại VIB-Quận I và những hạn chế của ngân hàng báo cáo đã đề cập, ta có thể thấy VIB-Quận I có các sản phẩm khá đa dạng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Tuy nhiên, các sản phẩm được sử dụng nhiều nhất tại Chi nhánh thường là các sản phẩm truyền thống như sản phẩm về bất động sản, xây dựng sửa chữa nhà cửa, mua ô tô và sản phẩm sản xuất kinh doanh. Còn các sản phẩm khác chưa được phổ biến trong Chi nhánh trong khi các ngân hàng khác có khá nhiều nhóm sản phẩm cho vay với các gói sản phẩm đa dạng hơn. Chính vì vậy, Chi nhánh phải thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm cho vay KHCN để thu hút thêm nhiều đối tượng mới, nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác.
b) Điều kiện thực hiện
Hiện nay, trong Chi nhánh chỉ có bộ phận QLKH và bộ phận dịch vụ khách hàng. Chi nhánh cần có bộ phận Marketing, luôn nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của
khách hàng, lựa chọn thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, các đối thủ cạnh tranh để xác định các sản phẩm cho vay KHCN phù hợp với Chi nhánh.
c) Nội dung thực hiện
VIB nói chung và VIB-Quận I nói riêng cần phải cho ra đời thêm nhiều sản phẩm cho vay KHCN hơn nữa để đáp ứng nhu cầu cho vay hàng ngày của khách hàng và gia tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng, trong đó chú trọng các yếu tố cơ bản như: thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, các sản phẩm cho vay phù hợp.. Theo đó, ngân hàng phải xây dựng, củng cố, phát triển sản phẩm, dịch vụ cũng như là quảng cáo đến khách hàng các sản phẩm chưa phổ biến trong Chi nhánh. Trước tiên, cần phải khảo sát nhu cầu của khách hàng trên các địa bàn thành phố, đặc biệt là địa bàn Quận I, nơi có nhiều hoạt động kinh doanh như chợ Tôn Thất Đạm, các cửa hàng kinh doanh cũng như khu vực ngoại thành xem hiện nay họ thường cần vay vốn để sử dụng vào những mục đích nào. Sau đó xem xét xem các Ngân hàng khác trong cùng địa bàn đã có những sản phẩm đó hay chưa. Nếu chưa, Chi nhánh phải xem xét đến các yếu tố như chi phí phải bỏ ra, lợi nhuận sẽ thu lại được, thuận lợi và rủi ro sẽ gặp phải khi phát triển những sản phẩm này. Từ đó, Giám đốc Chi nhánh tiến hành những khâu cần thiết để cho ra đời sản phẩm cho vay mới độc quyền, mang dấu ấn Ngân hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, hấp dẫn khách hàng và mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng. Nếu các ngân hàng trong địa bàn đã có sản phẩm đó thì ngoài những yếu tố kể trên, Ngân hàng còn phải xem xét khả năng của bản thân ngân hàng nếu phát triển sản phẩm này thấy có khả năng cạnh tranh với những ngân hàng đó hay không, lãi suất cạnh tranh ra sao, rồi mới tiếnhành bước tiếp theo. Cụ thể, hiện nay, ở các ngân hàng lớn như MBBANK, ACB,VCB... dù danh mục các sản phẩm cho vay rất đa dạng, có cả sản phẩm cho vay du học và chứng minh tài chính du học nhưng vẫn chưa có sản phẩm cho vay chứng minh tài chính du lịch, thăm thân nhân, khám chữa bệnh ở nước ngoài...Nếu VIB có khả năng nghiên cứu để cho ra đời và phát triển sản phẩm này trong thời gian tới thì sẽ gia tăng đáng kể lượng khách hàng đến với Ngân hàng. Đồng nghĩa với việc nâng cao lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.
d) Kết quả đạt được
Đa dạng hóa sản phẩm cho vay sẽ giúp cho Chi nhánh thu hút nhiều khách hàng đến với ngân hàng ngoài những khách hàng truyền thống. Vị trí địa lí của Chi nhánh khá tốt, gần với các khu dân cư và các cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ nên khi thực hiện giải pháp này sẽ có nhiêù đối tượng khách hàng khác tham gia góp phần nâng cao hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, tăng khả năng cạnh tranh cũng như gia tăng lợi nhuận cho Chi nhánh.
Phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng VIB GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ
3.2.2.3Cơ cấu lại danh mục sản phẩm cho vay một cách hợp lý a) Cơ sở đưa ra giải pháp
Theo như tác giả phân tích dư nợ cho vay theo sản phẩm ở chương 2 thì hiện nay cơ cấu cho vay ở VIB-Quận I còn chưa hợp lý, các khoản vay BĐS chiếm tỉ trọng lớn -gần 50% dư nợ cho vay KHCN trong khi đó các sản phẩm khác có rất nhiều tiềm năng để phát triển nhưng vẫn chưa được chú trọng. Cần cơ cấu lại danh mục cho vay theocác sản phẩm ở mức hợp lý hơn, dàn đều tỷ trọng các sản phẩm, tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào một vài sản phẩm nhất định - đặc biệt là các sản phẩm có tính ổn định không cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro như: cho vay kinh doanh chứng khoán,cho vay bất động sản - để phát huy trọn vẹn tiềm năng của các sản phẩm còn lại cũng như giảm thiểu rủi ro khi tình hình thị trường không thuận lợi, làm tăng tính bền vững của dư nợ cho vay KHCN tại VIB-Quận I.
b) Điều kiện thực hiện
Hội sở cần phải có thêm nhiều sản phẩm cũng như chương trình khuyến mãi, ưu đãi về lãi suất. Chi nhánh cần thực hiện tích cực các chương trình khuyến mãi ưu đãi