Quy trình hoàn thiện thủ tục và giải ngân

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh quận 1 (Trang 39)

5. Nội dung nghiên cứu

2.3.3.3 Quy trình hoàn thiện thủ tục và giải ngân

a) Hoàn thiện thủ tục cho vay

QLKH có trách nhiệm hoàn thiện và bổ sung những hồ sơ còn thiếu theo quy định hoặc theo yêu cầu của cấp phê duyệt. Hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay (ký kết, công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm, tiếp nhận và nhập ngoại bảng TSBĐ) theo quy định về điều kiện, thủ tục nhận đảm bảo tiền vay của VIB.

b) Giải ngân

- Sau khi đã hoàn tất các thủ tục ký kết, công chứng, chứng thực...thì QLKH sẽ thực hiện hướng dẫn khách hàng lập Khế ước nhận nợ để rút tiền vay. Sau đó kiểm tra lại mục đích dử dụng vốn trên chứng từ rút tiền vay so với mục đích ghi trên Giấy đề nghị vay vốn và trong Hợp đồng tín dụng.

- QLKH tiến hành giải ngân trên cơ sở Khế ước nhận nợ, đồng thời theo dõi ghi nhận việc giải ngân và thu nợ ở mặt sau của Khế ước nhận nợ ngay sau khi phát sinh.

- Trường hợp TSBĐ được hình thành từ vốn vay thì QLKH theo dõi, đôn đốc

khách hàng hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay theo quy định của VIB.

2.3.3.4Quy trình kiểm tra, giám sát các khoản vay

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giải ngân đối với khoản vay ngắn hạn, 30 ngày đối với khoản vay trung và dài hạn, cán bộ QLKH có trách nhiệm tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, TSBĐ tiền vay của khách hàng. Cán bộ QLKH có trách nhiệm tiếp cận kiểm tra định kỳ quý đối với khách hàng cá nhân. Ngoài việc kiểm tra định kỳ, QLKH có thể tiến hành kiểm tra đột xuất nếu phát hiện khoản vay hoặc khách hàng có dấu hiệu bất thường.

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện khoản vay có dấu hiệu bất thường gây rủi ro cho VIB, căn cứ vào mức độ vi phạm, QLKH sẽ trình cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý sau:

- Tạm ngừng giải ngân và cho vay với khách hàng sử dụng vốn sai mục đích; khách hàng cung cấp thông tin sai lệch.

- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi khách hàng đáp ứng được các điều kiện để được cơ

cấu lại thời hạn trả nợ.

- Chấm dứt cho vay, thu hồi một phần hoặc toàn bộ nợ trước hạn, chuyển nợ quá

hạn.

- Phát mại TSBĐ, khởi tố vụ án ra tòa. 2.3.3.5Quy trình thu hồi nợ vay

Thu hồi nợ vay là bước cuối cùng trong quy trình cho vay, thu hồi nợ vay bao gồm thu hồi cả gốc lẫn lãi của các khoản nợ quá hạn, các khoản nợ đến hạn và các khoản nợ trước hạn.

QLKH có trách nhiệm quản lý khoản vay bằng cách:

- Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ của khách hàng và thu lãi theo từng kỳ hạn đã

thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng;

- Lập và trình Trưởng phòng tín dụng ký thông báo nợ đến hạn trước mỗi kỳ hạn

trả nợ ít nhất 5 ngày làm việc gửi cho khách hàng và thông báo khác theo quy trình này.

- Theo dõi dư nợ của khách hàng tại VIB và tại các tổ chức tín dụng khác.

- Đối chiếu số dư nợ với khách hàng tại thời điểm 31/12 hàng năm hoặc khi có

yêu cầu của cấp trên.

- Thông báo nợ đến hạn cho khách hàng.

- Chi nhánh thực hiện thu nợ gốc, tính và thu lãi, dự thi lãi cho vay và hạch toán

kế toán theo quy định của VIB.

Khi phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà bên khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghiã vụ, VIB có thể thực hiện biện pháp xử lý TSBĐ sau:

- Bán/cho thuê/cho thuê lại TSBĐ.

- Bên nhận bảo đảm nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ

của bên bảo đảm.

- Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong

trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.

- Phương thức khác do các bên thỏa thuận.

 Qua quá trình tiếp xúc và quan sát trực tiếp quy trình thực hiện cấp tín dụng

cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng VIB-Quận I, người viết báo cáo nhận thấy về cơ bản VIB đã xây dựng một quy trình cấp tín dụng đầy đủ các bước như trong quy trình tín dụng chung. Quy trình tín dụng tại VIB đầy đủ các bước theo đúng trực tự, phù hợp với quy định của Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng (Điều 94,95 tại Luật các tổ chức tín dụng (2010)). Bên cạnh đó, quy trình tín dụng tại VIB có sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ giữa các bộ phận thực hiện (các QLKH, nhân viên giao dịch tín dụng) với bộ phận kiểm soát (Giám đốc chi nhánh) giúp quy trình diễn ra nhanh chóng, trôi chảy, đảm bảo an toàn theo đúng quy định của VIB.

2.3.4 Các chỉ số và chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng

Quốc tế- Chi nhánh Quận 1

2.3.4.1Phân tích các chỉ số đánh giá hoạt động cho vay cá nhân

a) Doanh số cho vay cá nhân

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời kì. Để hiểu rõ hơn tình hình cho vay của VIB-Quận I, ta quan sát và phân tích bảng số liệu sau:

Bảng 2.4 Doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân VIB- Chi nhánh quận I trong giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh giữa 2012/ 2011 So sánh giữa 2013/ 2012 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Lƣợng tăng/giảm tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng/ giảm (%) Lƣợng tăng/giảm tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng/ giảm (%) 1. Theo thời hạn 186,214 100 256,327 100 306,826 100 70,113 37,65 50,499 19,70 Ngắn hạn 80,407 43,18 111,912 43,66 136,967 44,64 31,505 39,18 25,055 22,39 Trung hạn 60,706 32,60 82,922 32,35 103,124 33,61 22,216 36,60 20,202 24,36 Dài hạn 45,101 24,22 61,493 23,99 66,735 21,75 16,392 36,34 5,242 8,52 2. Theo mục đích cho vay 186,214 100 256,327 100 306,826 100 70,113 37,65 50,499 19,70

Sản xuất kinh doanh 69,867 37,52 107,375 41,89 133,684 43,57 37,508 53,68 26,309 24,50

Tiêu dùng 116,347 62,48 148,952 58,11 173,142 56,43 32,605 28,02 24,190 16,24

3. Theo hình thức đảm bảo 186,214 100 256,327 100 306,826 100 70,113 37,65 50,499 19,70

Không TSĐB 51,209 27,50 46,241 18,04 40,961 13,35 -4,967 -9,70 -5,280 -11,42

Có TSĐB 135,005 72,50 210,086 81,96 265,865 86,65 75,080 55,61 55,779 26,55

Đvt: tỷ đồng

(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)

Biểu đồ 2.3 Doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân tại VIB-Quận I giai đoạn 2011-2013

Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.3 ta thấy, doanh số cho vay tăng đều qua 3 năm: năm 2011 là 186,214 tỷ đồng, năm 2012 là 256,327 tỷ đồng (tăng 37,65% so với năm 2011), năm 2013 là 306,826 tỷ đồng (tăng 19,7% so với năm 2012). Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng. Ngoài ra, việc ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, đẩy mạnh khuyến khích khách hàng sử dụng những sản phẩm mới góp phần tích cực vào việc tăng doanh số cho vay và quy mô hoạt động của ngân hàng.

- Doanh số cho vay theo thời hạn.

Cho vay ngắn hạn: khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thì tín dụng

ngắn hạn luôn được quan tâm hàng đầu, bên cạnh hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Cho vay ngắn hạn thường nhằm mục đích tiêu dùng là chính như: mua xe, sửa chữa ô tô, sửa chữa nhà.. Vì vậy tỷ lệ cho vay ngắn hạn của Chi nhánh VIB-Quận I chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 danh mục cho vay. Cụ thể năm 2011 số tiền cho vay ngắn hạn là 80,407 tỷ đồng chiếm 43,18% trong tổng cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn. Năm 2012 là 111,91 tỷ đồng (tăng 31,51 tỷ đồng) chiếm 43,66% đến năm 2013 số tiền cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng lên 136,967 tỷ đồng (tăng 25,055 tỷ đồng) chiếm 44,64% trong tổng cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn.

Cho vay trung hạn: mục đích nhằm đầu tư vào các tài sản cố định. Tại VIB-

Quận I, hầu hết tỷ lệ cho vay trung hạn đều đứng sau ngắn hạn. Từ năm 2011, doanh

186,214 256,327 306,826 0 50 100 150 200 250 300 350 2011 2012 2013

vay theo thời hạn, đến năm 2012 thì số tiền cho vay trung hạn tăng 82,922 tỷ đồng (tăng 22,216 tỷ đồng) nhưng tỷ trọng lại giảm nhẹ 32,35% trong cơ cấu, sang năm 2013 là 103,124 tỷ đồng tăng 20,202 tỷ đồng chiếm 33,61%. Vì việc cho vay ngắn hạn và trung hạn giúp ngân hàng có thể kiểm soát được luồng tiền cho vay, giảm nguy cơ nợ xấu nên VIB-Quận I định hướng sẽ phát triển cho vay ngắn hạn và trung hạn.

Cho vay dài hạn: là các khoản vay trên 5 năm. Các khoản vay này thường dùng để đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở, phương tiện vận tải có quy mô lớn... Vì các khoản vay này có thời hạn khá lâu nên ngân hàng khó kiểm soát được hoạt động của bên đi vay nên rủi ro rất cao nên cho vay dài hạn luôn chiếm tỷ lệ thấp nhất. Tỷ lệ cho vay năm 2011-2013 ngày càng giảm trong cơ cấu cho vay. Cụ thể năm 2011 là 24,21% sang năm 2012 là 23,99% (giảm 0,23%), năm 2013 chỉ chiếm 21,75% (giảm 2,23%) trong tổng cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn

- Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích cho vay.

 Cho vay để sản xuất kinh doanh: TP. HCM là một trung tâm kinh tế lớn nên

việc cho vay sản xuất kinh doanh là một nhu cầu rất lớn, không chỉ doanh nghiệp mà các cá nhân cũng cần vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vì vậy doanh số cho vay ở lĩnh vực này tăng qua các năm. Trong cơ cấu cho vay của ngân hàng, cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng thấp hơn doanh số cho vay tiêu dùng, tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay SXKD là 69,867 tỷ đồng chiếm 37,52% trong tổng cơ cấu cho vay theo mục đích cho vay, năm 2012 là 107,375 tỷ đồng (tăng mạnh đến 53,68% so với năm 2011). Có sự tăng mạnh này là dotrước tình hình năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm do lãi suất cho vay tăng cao và nguồn vốn trở nên khan hiếm, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể… duy trì sản xuất thì VIB-Quận I đã tích cực triển khai sản phẩm SXKD, đẩy mạnh một kênh cho vay đầy tiềm năng. Chẳng hạn như trong năm 2012,2013 VIB-Quận I đã triển khai gói cho vay kinh doanh với lãi suất ưu đãi suất giảm 1.5% so với lãi suất hiện hành trong thời gian 3 tháng đầu tiên của khoản vay. Từ tháng thứ 4 cho đến hết thời gian vay của khoản vay đó, giảm 1% lãi suất so với lãi suất hiện hành, giúp các khách hàng cá nhân có thêm cơ hội tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.Sau đó VIB-Quận I tiếp tục thực hiện khuyến khích cho vay với lãi suất 9.99% trong 3 tháng đầu đối với khách hàng vay vốn kinh doanh. Với các sản phẩm trên, VIB đã thu hút nhiều khách hàng đến với ngân hàng làm tỷ trọng cho vay kinh doanh trong năm 2012 tăng đáng kể và tiếp tục tăng trong năm 2013. Năm 2013 doanh số cho vay là 133,684 tỷ đồng (tăng 24,50% so với năm 2012) chiếm 43,57% doanh số cho vay.

 Cho vay để tiêu dùng: đây là loại hình cho vay phổ biến và rất phát triển trong

được hết các cá nhân cho vay và chi phí quản lý nhiều nhưng hiện nay VIB-Quận I dần dần chuyển đổi xu hướng từ cho vay các doanh nghiệp sang cho vay cá nhân để tiêu dùng vì cho các doanh nghiệp vay chứa nhiều rủi ro hơn trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn khó khăn. Mục đích của khoản vay tiêu dùng là để mua nhà, sửa chữa nhà, mua quyền sử dụng đất để làm nhà, mua thiết bị nội thất gia đình hay mua sắm phương tiện đi lại. Khi thu nhập cũng như đời sống ngày càng cao thì nhu cầu vay tiêu dùng là một nhu cầu không thể thiếu, đặc biệt ở TP.HCM thì nhu cầu tiêu dùng của người dân khá cao. Điều này đã làm cho doanh số cho vay của loại hình này tăng lên. Cụ thể là năm 2011 là 116,347 tỷ đồng chiếm 62,48% trong cơ cấu cho vay, năm 2012 là 148,952 tỷ đồng (tăng 28,02% so với năm 2011), năm 2013 là 173,142 tỷ đồng (tăng 16,24% so với năm 2012). Mặc dù doanh số cho vay tiêu dùng tăng nhưng tỷ trọng lại giảm trong cơ cấu cho vay vì đa số các khoản vay tiêu dùng tại VIB-Quận I với mục đích mua BĐS, mua-sửa chữa nhà mà trong năm 2011,2012 tình hình BĐS trong nước có khá nhiều biến động, tình trạng đóng băng BĐS vẫn còn cùng với lãi suất cho vay khá cao nên ngân hàng hạn chế cho vay vì chứa nhiều rủi ro.

- Doanh số cho vay theo phương thức đảm bảo

Trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thì những bất trắc trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như cá nhân là điều không thể tránh khỏi. Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình, ngân hàng hạn chế cho vay những khoản vay không có tài sản đảm bảo. Chính vì vậy mà tỷ trọng cho vay không có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay, khoảng dưới 30% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể 2011 là 51,209 tỷ đồng, năm 2012 là 46,241 tỷ đồng (giảm 9,7% so với năm 2011), năm 2013 doanh số cho vay của loại hình này giảm còn 40,961 tỷ đồng ( giảm 11,42% so với năm 2012). Tại VIB-Quận I, hầu như các khoản này đều dành cho cán bộ công nhân viên làm việc trong VIB từ 1 năm trở lên hoặc những khách hàng quen thuộc có uy tín cao trong ngân hàng. Ngược lại, doanh số cho vay có TSĐB tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay là 135,005 tỷ đồng, năm 2012 là 210,086 tỷ đồng (tăng 55,61% so với năm 2011), năm 2013 doanh số cho vay có TSĐB tăng lên 265,865 tỷ đồng (tăng 26,55% so với năm 2012).

 Qua bảng 2.4 ta nhận thấy tình hình tín dụng của VIB-Quận I nhìn chung là

tăng trưởng. Doanh số cho vay tương đối cao, phù hợp với chính sách mà Nhà Nước cũng như ngân hàng đề ra, nới lỏng tín dụng. Trên cơ sở nguồn vốn huy động như đã trình bày, VIB- Quận I đã thực hiện hàng loạt danh mục cho vay theo đúng tính chất của một ngân hàng hiện đại, đáp ứng phần nào nhu cầu vốn của nền kinh tế.

b) Doanh số thu nợ cá nhân

Doanh số thu nợ cá nhân là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng thu về từ các khoản cho vay, bao gồm cá khoản cho vay của những năm trước. Đây là vấn đề quan trọng của ngân hàng. Việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi ngân hàng biết tính toán và tránh những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng. Doanh số này còn phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Bảng 2.5 Doanh số thu nợ cá nhânVIB - Chi nhánh quận I trong giai đoạn 2011-2013

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh giữa 2012/ 2011 So sánh giữa 2013/ 2012 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Lƣợng tăng/giảm tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng/ giảm (%) Lƣợng tăng/giảm tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng/ giảm (%) 1. Theo thời hạn 146,316 100 167,034 100 284,918 100 20,718 14,16 117,884 70,57

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh quận 1 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)