Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân tạ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh quận 1 (Trang 58)

5. Nội dung nghiên cứu

2.3.4.2Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân tạ

nhân tại Ngân hàng Quốc tế- Chi nhánh Quận 1

a) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cho vay cá nhân: Tổng dư nợ/vốn huy động

Chỉ tiêu nợ trên vốn huy động cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Thông thường chỉ tiêu này cao quá hay thấp quá đều không tốt, tốt nhất là gần bằng 1. Nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, chỉ tiêu này quá thấp thì cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng kém, do ngân hàng phải chịu khoản lỗ trong việc trả lãi phần vốn huy động không cho vay được. Do vậy ngân hàng cần chuyển nguồn vốn này đến nơi thiếu vốn, tránh gây tổn thất cho ngân hàng. Sau đây, là chỉ tiêu huy động dư nợ trên vốn huy động tại Ngân hàng VIB - Chi nhánh Quận 1:

Bảng 2.9: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cho vay cá nhân Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng dư nợ cá nhân Tỷ đồng 237,65 262,48 284,41 Tổng vốn huy động cá nhân Tỷ đồng 238,21 273,68 312,840 Tổng dƣ nợ cá nhân/vốn huy động cá nhân Lần 0,998 0,959 0,909 ( Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)

Chỉ tiêu tổng dư nợ/tổng vốn huy động phản ánh ngân hàng cho vay bao nhiêu trong tổng vốn huy động được, đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng.Qua phân tích, ta thấy khả năng huy động vốn của phòng khách hàng cá nhân là rất tốt. Cụ thể năm 2011 cứ 1 đồng vốn huy động có 0,998 dư nợ đồng, năm 2012 cứ 1 đồng vốn huy động có dư nợ là 0,959 đồng, năm 2013 cứ 1 đồng vốn huy động có dư nợ là 0,927 đồng. Đạt được kết quả như vậy là nhờtrong 3 năm qua, VIB-Quận I đã tích cực thực hiện công tác huy động vốn bằng những sản phẩm có lãi suất hấp dẫn như “Gửi tiết kiệm tại VIB, hưởng lãi suất với tiền thưởng tới 10%/năm”, “ Gửi tiết kiệm, diện túi thời trang”... giúp cho dòng vốn huy động trong 3 năm qua không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, công tác cho vay, thu hồi vốn hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay tại VIB-Quận I.

b) Chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho vay cá nhân tại VIB- Quận I

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng cho vay cá nhân tại VIB-Quận I

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dư nợ (1) Tỷ đồng 237,65 262,48 284,41

Nợ xấu (2) Tỷ đồng 5,632 9,108 5,119

Doanh số cho vay (3) Tỷ đồng 186,214 256,327 306,826

Doanh số thu nợ (4) Tỷ đồng 146,316 167,034 284,92 Dư nợ bình quân (5) Tỷ đồng 103,195 123,376 134,272 Tỷ lệ nợ xấu (2): (1) % 2,37 3,47 1,80 Hệ số thu nợ (4): (3) % 78,57 65,16 92,86 Vòng quay vốn tín dụng cá nhân (4): (5) Vòng 1,42 2,02 2.12 ( Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)

Phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng VIB GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

- Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng tại ngân hàng một cách rõ rệt, chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Trong 3 năm qua, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh ngày càng giảm và dưới 5%. Cụ thể năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 2,37%, năm 2012 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 3,47% (tăng 1,1% so với năm 2011), năm 2013 chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 1,8% (giảm 1,67% so với 2012). Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong 3 năm vì các khoản nợ xấu khá nhiều do tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên khách hàng mất khả năng thanh toán. Đến năm 2013, với sự quản lý chặt chẽ các khoản nợ vay, công tác thẩm định cho vay của Chi nhánh thì nợ xấu đã giảm rõ rệt nên tỷ lệ nợ xấu cũng giảm. Điều này cho thấy công tác quản lý nợ, thẩm định của ngân hàng ngày càng tốt, ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc thu hồi nợ, luôn đặt phương châm tối thiểu hóa rủi ro lên hàng đầu cùng với đội ngũ nhân viên tín dụng làm việc có hiệu quả. Ngân hàng cần tiếp tục phát huy để tối thiểu hóa giá trị này.

- Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng cao thể hiện nguồn vốn cho vay của ngân hàng được sử dụng đúng mục đích, khách hàng vay vốn kinh doanh có hiệu quả, đồng thời cũng nói lên khả năng thu hồi vốn của cán bộ tín dụng. Ta thấy VIB-Quận I thực hiện điều này khá tốt. Năm 2011 hệ số thu nợ là 78,57%, năm 2012 hệ số thu nợ giảm còn 65,16%thấp nhất trong 3 năm qua, năm 2013 là 92,86%. Mặc dù trong giai đoạn 2011-2012, ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong công tác thu hồi nợ nhưng do doanh số cho vay của Chi nhánh tăng lên đáng kể qua 3 năm cùng với sự cương quyết, nỗ lực trong công tác thu hồi nợ của nhân viên quản lý khách hàng tại VIB-Quận I, nên hệ số thu hồi nợ luôn được duy trì tốt.

- Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm, nghĩa là 1 đồng vốn của ngân hàng cho vay được bao nhiêu lần trong năm. Vòng quay càng nhanh thì được coi là tốt. Tại VIB- Quận I, trong 3 năm qua, chỉ tiêu này luôn lớn hơn 1: năm 2011 là 1,42 vòng, năm 2012 tăng lên 2,02 vòng, năm 2013 tăng lên 2,12 vòng. Điều này cho thấy tình hình cho vay và thu hồi nợ vay của Chi nhánh tương đối tốt. Chi nhánh cần cố gắng duy trì và phát huy trong những năm sắp tới.

Tóm tắt: Từ những cơ sở lý luận của chương 1, chương 2 đã trình bày thực trạng hoạt động của ngân hàng VIB-Quận I một cách cụ thể như: giới thiệu lịch sử hình thành, sơ đồ tổ chức quản lý của Chi nhánh, các nguyên tắc vay vốn, quy định cho vay đối với KHCN, quy trình tín dụng và sản phẩm cho vay của Chi nhánh. Bên cạnh đó, các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình huy động vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng, và tình hình nợ xấu của VIB-Quận I đã thể hiện được các nguyên nhân, xu hướng của hoạt động cho vay đối với KHCN. Qua các số liệu ấy, người viết báo cáo đã tính được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay, tìm ra được những ưu điểm và nhược điểm của hoạt động cho vay đối với KHCN tại VIB-Quận I để nêu ra giải pháp khắc phục hạn chế và kiến nghị trong chương 3.

Phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng VIB GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG QUỐC

TẾ- CHI NHÁNH QUẬN I

3.1Phƣơng hƣớng phát triển của Ngân hàng Quốc tế- Chi nhánh Quận1

3.1.1 Mục tiêu chung

Giai đoạn 2011-2012 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến lạm phát tăng cao, sự biến động thất thường của thị trường vàng, ngoại tệ, bất động sản... Do đó hoạt động của hệ thống NHTM nói chung và của VIB-Quận I nói riêng bị tác động rất lớn. Và để phấn đấu trở thành ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông, ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng VIB đã xây dựng những mục tiêu cụ thể sau:

- Hoàn thiện chương trình tái cấu trúc.

- Xây dựng nguồn khách hàng bền vững song song với khai thác mở rộng nhóm khách hàng có tiềm lực tài chính, tình hình SXKD tốt.

- Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo an

toàn cho hoạt động của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý tốt danh mục tín dụng và triển khai các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng.

3.1.2 Kế hoạch cụ thể cho VIB Chi nhánh Quận I

- Tiếp tục tăng cường đầu tư, ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa khả năng cung ứng

dịch vụ ngân hàng điện tử, liên tục cập nhật và đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng.

- Đẩy mạnh công tác tuyển chọn thêm nhiều cán bộ ưu tú vào hoạt động trong ngân

hàng, nâng cao trình độ cán bộ nhân viên.

- Gia tăng niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng, tạo uy tín của ngân hàng đối

với khách hàng.

- Nâng cao chất lượng tín dụng của các khoản vay. Cụ thể

 Duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 5% theo chỉ tiêu của NHNN.

 Đẩy mạnh công tác giám sát các khoản tín dụng sau khi cấp tín dụng nhằm hạn

chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời thực hiện các biện pháp cứng rắn để thu hồi nợ.

 Tránh cho vay quá nhiều đối với 1 khách hàng, đảm bảo cơ cấu cho vay hợp lí.

 Duy trì nợ quá hạn dưới mức của ngành, hoàn thiện hệ thống phân loại các khoản vay.

 Đa dang hóa các sản phẩm cho vay.

3.2Giải pháp và Kiến nghị nâng cao hoạt động cho vay đối với KHCN tại Ngân hàng Quốc tế- Chi nhánh Quận 1 hàng Quốc tế- Chi nhánh Quận 1

3.2.1 Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Ngân hàng

VIB-Quận I

Qua số liệu các năm và một số phân tích cũng như thời gian thực tập tại VIB-Quận I về tình hình tín dụng khách hàng cá nhân ở trên, em có đã nhận thấy ngân hàng VIB- Quận I có một số điểm mạnh, điểm yếu và những cơ hội thách thức như sau:

- Những điểm mạnh :

 Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới và cải tiến. Tập thể cán bộ nhân viên với phong cách phục vụ thân thiện, nhiệt tình, thái độ giao dịch văn minh lịch sự, tạo được uy tín và niềm tin với khách hàng, ngày càng gia tăng số lượng khách hàng, mở rộng thị phần.

 Có một quy trình tín dụng khá chặt chẽ, hoàn chỉnh, giúp cho cán bộ tín dụng dễ

dàng thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng từ khâu tiếp xúc khách hàng, giải ngân, kiểm tra sau giải ngân tới khi thanh lý hợp đồng tín dụng, góp phần gia tăng số lượng khách hàng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

 Vị trí của Chi nhánh nằm trên địa bàn Quận I, là khu vực đông dân cư, gần chợ và

siêu thị, các khu văn phòng, họat động mua bán kinh doanh diễn ra sôi nổi, nhu cầu vay vốn cao nên rất thuận lợi để Chi nhánh huy động vốn và cấp phát tín dụng. Đặc biệt là mảng tín dụng cho vay sản xuất kinh doanh cá nhân và hộ gia đình.

 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng hợp lý, sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, tinh thần đoàn kết học hỏi và thường xuyên góp ý, giúp đỡ lẫn nhau của các phòng ban, cá nhân giúp cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng hiệu quả.

- Những điểm yếu :

 Trong quy trình cho vay, đa phần các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến một khoản

vay đều tập trung vào một cán bộ quản lý khách hàng, dẫn đến hiện tượng quá tải, làm giảm hiệu quả công việc, dễ dần đến sai sót và phát sinh hành vi tiêu cực.

 Nhìn chung, sản phẩm cho vay KHCN của VIB-Quận I khá đa dạng với nhiều gói (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản phẩm tiện ích đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Tuy nhiên, so với một số ngân hàng thuộc “top trên” như Vietinbank,ACB,Sacombank....thì chủng loại sản phẩm cho vay KHCN của VIB vẫn còn hạn chế. Cụ thể cùng nhóm SXKD thì VIB chỉ có 1 gói, trong khi đó thì ACB lại có đến 9 gói sản phẩm thuộc nhóm này bao gồm “Vay bổ sung vốn lưu động”, “Vay hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thế chấp BĐS”, “Vay đầu tư tài sản cố định”, “Vay hỗ trợ vốn kinh doanh”, “ Vay mua đất cao su”, “ Vay chăm sóc cà phê”, “Vay bổ sung vốn lưu động phục vụ

Phân tích hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng VIB GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ trồng lúa”... Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.

 Cơ cấu vay chưa cân đối: các khoản vay chủ yếu dành cho mục đích mua nhà, đất,

xây dựng-sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng hơn 50%trong tổng dư nợ cho vay KHCN. Với mục đích vay bấtđộng sản, đây mảng tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng, vì thời hạn vay dài, thị trường đất ở nước ta lại liên tục biến động trong thời gian gần đây. Trong khi đó, các sản phẩm tín dụng khác như cho vay du học, cho vay thấu chi, cho vay cầm cố sổtiết kiệm… có tiềm năng lớn để phát triển lại chưa thực sự được quan tâm.

 Công tác tuyên truyền, quảng cáo chưa thực sự hiệu quả:có thể thấy, phần lớn khách hàng có nhu cầu vay vốn hoặc huy động vốn thường tìm đến các ngân hàng quốc doanh quen thuộc, có tên tuổi và khả năng tài chính lớn.Trong khi đó, khách hàng đến vay tại Chi nhánh chủ yếu là khách hàng truyền thống gắn bó lâu năm với Ngân hàng hoặc qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè. Từ đó có thể thấy việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế. Website chính của Ngân hàng VIB cũng chỉ liệt kê danh mục các sản phẩm thông dụng dành cho KHCN, còn những sản phẩm ít thông dụng hơn như cho vay tiểu thương, chợ, cho vay cầm cố…không thấy được đăng tải để khách hàng tham khảo thông tin dịch vụ.

- Những cơ hội :

 Nền kinh tế Việt Nam đã chống chọi tương đối tốt với những ảnh hưởng tiêu cực

của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vượt qua đáy suy giảm và đang trên đà phục hồi. Vì vậy, ngành Ngân Hàng có nền tảng tốt để tăng trưởng và được kỳ vọng sẽ tăng thu nhập bởi lúc này nhu cầu vốn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cũng tăng mạnh theo xu hướng phát triển chung của nền kinh tế.

 Lợi thế lớn của VIB-Quận I cũng như các NHTM trong nước là hoạt động và phát

triển trong một môi trường chính trị ổn định và được đánh giá là điểm đến an toàn đối với các nhà đầu tư trong bối cảnh chính trị bất ổn định, mẫu thuẫn sắc tộc, bạo động, khủng bố leo thang ở nhiều khu vực trên thế giới.

 Một bộ phận lớn người dân Việt Nam hiện nay chưa được tiếp cận với các dịch vụ

ngân hàng bán lẻ, thị trường này mới tập trung vào các đối tượng có thu nhập cao và ổn định. Thành phố Hồ Chí Minh có dân số gần 8 triệu người và theo thống kê mới có khoảng 30% người dân sử dụng dịch vụ Ngân hàng. Bên cạnh đó thì sự tăng trưởng số người giàu ở Tp.HCM cũng như Việt Nam ngày có xu hướng tăng nên nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt là rất nhiều. Đây chính là cơ hội phát triển đối với ngành Ngân hàng, đặc biệt là tiềm năng vốn trong dân cư còn rất lớn.

- Những thách thức :

 Thị trường tài chính tiền tệ còn nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và

suy thoái kinh tế nên dự báo sẽ còn nhiều biến động phức tạp, khó lường trước. Đây cũng chính là thách thức lớn nhất đối với ngân hàng khi tình hình kinh tế tác động rất nhiều đến khả năng hoàn vốn của khách hàng cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh quận 1 (Trang 58)