Qua thực tế thu mẫu ở 2 thủy vực là hệ thống kênh dẫn quanh khu vực nuôi
tôm – lúa và ruộng nuôi ta thấy thành phần loài ở khu vực này khá phong phú, tổng cộng có hơn 80 loài khác nhau cho thấy thành phần loài ở khu vực nước
lợ mặn này là đa dạng tạo điều kiện tốt cho phát triển nuôi trồng thủy sản.
Hình 4.20: So sánh thành phần loài động vật phiêu sinh ở hệ thống kênh
dẫn và ruộng nuôi
Nhìn chung thì thành phần loài ở hệ thống kênh dẫn có phần đa dạng hơn ở hệ
thống ruộng nuôi, tuy nhiên không đáng kể. Nguyên nhân có sự khác biệt này do ở hệ thống kênh dẫn vừa nhận được thành phần loài từ ruộng nuôi vừa nhận được từ biển nên thành phần loài khá cao (61 loài). Copepoda có nguồn gốc từ nước lợ mặn nên xuất hiện tương đối nhiều về thành phần loài, ở hệ thống
kênh vẫn có số lượng Copepoda cao hơn trong ruộng nuôi do độ mặn ở kênh dẫn phù hợp cho sự phát triển của loài này hơn là ruộng nuôi, điều này cũng đúng khi ở ruộng có số lượng Rotifera cao hơn ở hệ thống kênh vì Rotifera đa
phần ở nước ngọt. Đặc biệt Protozoa ở hệ thống kênh lại có thành phần loài
cao hơn trong hệ thống ruộng nuôi trong khi hàm lượng COD trong ao lại cao hơn ở hệ thống kênh điều này là bất hợp lý, tuy nhiên nó phản ánh được việc
sử dụng nhiều hóa chất của các nông hộ trong quá trình nuôi tôm, do đó số lượng cũng như mật độ của các loài động vật phiêu sinh trong ao là thấp.
Cladocera ở hệ thống ruộng nuôi và kênh dẫn có thành phần loài khá thấp và
0 10 20 30 40 50 60 70
Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda Khác Tổng cộng
Loài
là Ấu trùng Nauplius, Brachionus plicatilis, Tintinnopsis sp, Cypnidina mediterranea, Ấu trùng chữ D, Acartia sp,...
4.7 So sánh mật độ động vật phiêu sinh ở kênh dẫn và ruộng nuôi
Hình 4.21: So sánh mật độ động vật phiêu sinh trung bình ở kênh dẫn và
ruộng nuôi
Mật độ động vật phiêu sinh trong ruộng nuôi cao hơn so với kênh dẫn (Kênh dẫn có mật độ trung bình là 67,264 cá thể/m3, ruộng nuôi có mật độ trung bình là 71,865 cá thể/m3). Mật độ động vật phiêu sinh trong ruộng nuôi cao hơn ở
kênh dẫn là hoàn toàn đúng vì trong quá trình canh tác thì nhiều hộ nuôi sử
dụng thức ăn cũng như phân bón cho nuôi tôm và trồng lúa làm cho môi
trường nước giàu chất hữu cơ, tạo điều kiện cho động vật phiêu sinh phát triển.
Tuy nhiên, ta thấy mật độ động vật phiêu sinh trung bình ở ruộng nuôi cao hơn nhưng không đánh kể, điều này phản ánh được tác động của quá trình nuôi lên hệ thống kênh dẫn làm cho thủy vực này ngày càng ô nhiễm hơn, tác động xấu đến nghề nuôi thủy sản của toàn khu vực.
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000
Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda Khác tổng
Cá thể/m3
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT