điểm thu trong các đợt thu
Hình 4.8: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở kênh 1 qua các
đợt thu mẫu 0 2 4 6 8 10 12 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Loài
Thành phần loài động vật phiêu sinh ở kênh 1 tập chung chủ yếu vào tháng 2 và tháng 3 với 21 loài, tháng 6 với 10 loài, thấp nhất vào tháng 4 chỉ xuất hiện
5 loài (Hình 4.8). Lớp Copepoda xuất hiện nhiều nhất chiếm 50% tổng loài, cao nhất là vào tháng 2 và tháng 3 với 11 loài. Ngành Protozoa hầu như chỉ
xuất hiện vào tháng 2 và tháng 3 với 6 loài, ở các tháng còn lại thì Protozoa ít xuất hiện, tương tự như Protozoa thì Cladocera có thành phần loài rất thấp nhưng vào tháng thứ 5 và thứ 7 thì có sự xuất hiện trở lại với 2 loài. Một số loài động vật phiêu sinh thường gặp ở điểm này là: Brachionus plicatilis, Ấu
trùng Nauplius, Ấu trùng chữ D, Laophonte brevirostris, Calanus
helgolandicus,..trong đó Brachionus plicatilis và Ấu trùng Nauplius là loài xuất hiện phổ biến nhất đặc trưng cho thủy vực này.
So với điểm thu đầu tiên thì điểm thu thứ 2 có thành phần loài động vật phiêu sinh thấp hơn cụ thể thể hiện ở Hình 4.9.
Hình 4.9: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở kênh 2 qua các
đợt thu mẫu
Nguyên nhân thành phần loài động vật phiêu sinh ở kênh 2 thấp hơn kênh 1 có
thể được giải thích do mức độ ô nhiễm ở thủy vực này thấp, do nằm ở trung
nguồn kênh Vàm Khém, dòng chảy cao nên tích tụ vật chất hữu cơ thấp. Tuy nhiên về biến động thành phần loài thì khá tương tự như kênh 1. Một số loài
thường gặp ở thủy vực này như: Brachionus plicatilis, Ấu trùng Nauplius, Oithona sp,.. 0 1 2 3 4 5 6 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Loài
Ở điểm thu thứ 3, thành phần loài cao nhất vào tháng 2 và 3 (Tháng 2 là 14 loài, tháng 3 là 15 loài), tháng 6 với 12 loài và thấp nhất vào tháng 7 với 7 loài (Hình 4.10).
Hình 4.10: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở kênh 2 qua
các đợt thu mẫu
Thành phần loài ở điểm kênh 3 không cao, Lớp Copepoda vẫn là nhóm ưu thế
trong thủy vực, tuy nhiên vào thời điểm thu vào tháng 8 thì Ngành Rotifera lại
xuất hiện nhiều nhất với 5 loài cao hơn Copepoda chỉ xuất hiện 2 loài, nguyên nhân có sự khác biệt này do độ mặn trong thủy vực thấp chỉ 1.2 0/00 (Phụ lục
1) không thích hợp cho Copepoda. Một số loài thường gặp trong thủy vực này
như: Brachionus plicatilis, Ấu trùng Nauplius của Coepoda, Calanus sp, Oithona sp…không xuất hiện thêm loài mới nào so với 2 điểm thu trước.