Biến động thành phần loàiđộng vật phiêu sinh ở kênh dẫn trong các

Một phần của tài liệu biến động thành phần loài động vật phiêu sinh trong khu vực tôm lúa ở tân phú đông tiền giang (Trang 27)

đợt thu mẫu

Copepoda là nhóm xuất hiện thường xuyên với số lượng loài cao trong tất cả các đợt thu mẫu. Hầu hết các loài Copepoda thu được thuộc bộ Calanoida là nhóm phổ biến ở môi trường nước lợ, mặn. Điều này thể hiện tính đặc trưng

của vùng nước lợ trong khu vực tôm-lúa. Số lượng loài có sự khác biệt rất lớn

giữa 2 tháng đầu và các tháng còn lại. Ở tháng 2 ghi nhận được 31 loài và tháng 3 là 28 loài, trong khi các tháng còn lại có số loài thấp hơn với khoảng

16 loài. Số loài thuộc nhóm Copepoda cũng biến động lớn, cao nhất ở 2 tháng đầu với 14 loài và giảm thấp ở các tháng còn lại khoảng 3-7 loài (Hình 4.7). Nguyên nhân có sự giảm mạnh là do sự biến động của độ mặn. Ở 2 tháng thu

đầu tiên độ mặn khá cao (17 – 200/00) và giảm dần ở tháng thứ 5 (13-160/00), tháng thứ 7 (3-40/00) và chỉ còn 10/00 ở tháng 8. Sự giảm mạnh độ mặn có thể

làm giảm số lượng loài Copepoda thuộc nhóm thích hợp độ mặn cao từng xuất

hiện ở các đợt đầu. Một số loài Copepoda thường xuất hiện gồm Acartia

clausi, Laophonte brevirostris,… Ngoài ra, nhóm ấu trùng nauplius (ấu trùng

copepoda) cũng là nhóm xuất hiện thường xuyên trong mẫu thu.

Hình 4.7: Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh của kênh dẫn

qua thời gian thu mẫu

Protozoa là bộ xuất hiện tương đối nhiều tuy nhiên hầu hết chỉ xuất hiện vào tháng 2 và 3, cụ thể vào tháng 2 và 3 với khoảng 8 loài và thấp vào tháng 5 và 9 với 1 loài. Nguyên nhân có sự thay đổi như vậy do vào tháng 2 và 3 người

dân vừa bắt đầu nuôi tôm nên chưa sử dụng nhiều loại hóa chất, các đợt còn lại do trong vụ nuôi nên khi sử dụng hóa chất một số hộ nuôi thường sẽ được bơm ra ngoài dẫn đến làm giảm chất lượng nước cũng như thành phần phiêu

sinh động vật trong hệ thống kênh dẫn.

Ngành Rotifera là nhóm khá phổ biến trong tất cả các thủy vực do tính phân

bố rộng. Qua hình 2 cho thấy, Rotifera hầu như xuất hiện trong tất cả các đợt

thu mẫu và có hệ số biến động cao, giảm từ tháng 2 cho đến tháng 4 và tăng

0 2 4 6 8 10 12 14 16 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng 7 tháng 8 tháng 9

Protozoa Rotifera Cladocera Copepoda Khác

tháng 8 là 8 loài, tháng 7 với 6 loài. Rotifera thấp ở các đợt đầu do độ mặn khá

cao không thích hợp cho sự phát triển của Rotifera (từ 15-200/00) vào tháng 7,8,9 thì độ mặn giảm rất nhiều (1-30/00), cũng như vào thời điểm kết thúc vụ nuôi nên hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong nước thích hợp cho sự phát

triển của Protifera. Vào tháng 4 Rotifera thấp do nhiệt độ trong nước cao (30- 32oC) độ mặn khá cao (14-170/00) và thời điểm đang nuôi tôm nên các hộ dân thường sử dụng nhiều hóa chất, tất cả yếu tố trên làm giảm sự phát triển của

Rotifera ở giai đoạn này.

Bộ Cladocera xuất hiên thấp nhất trong tất cả các nhóm vì vậy ta không tìm thấy được sự biến động rõ ràng, Cladocera cao nhất chỉ khoảng 2 loài xuất

hiện vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7. Nguyên nhân là do Cladocera chủ yếu

sống trong môi trường nước ngọt, ở tất cả điểm thu hầu như pH > 6 và thủy

vực thu mẫu là nước chảy vì vậy điều kiện này rất khó cho sự phát triển và tồn

tại của Cladocera, do đó thành phần loài Cladocera là thấp trong tất cả đợt thu

mẫu.

Ngoài ra ta còn tìm được một số loài động vật phiêu sinh khác như Ấu trùng chữ D, Ấu trùng giun nhiều tơ, Mysisdae larva, Cypnidina mediterranea,

Zandea sessilis,…cũng hiện diện nhiều trong thủy vực do đây là thủy vực nước chảy, gần cửa biển nên tìm thấy nhiều loài phiêu sinh động vật có nguồn

gốc từ biển.

Một phần của tài liệu biến động thành phần loài động vật phiêu sinh trong khu vực tôm lúa ở tân phú đông tiền giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)