Thành phần loàiđộng vật phiêu sinh ở hệ thống ruộng nuôi

Một phần của tài liệu biến động thành phần loài động vật phiêu sinh trong khu vực tôm lúa ở tân phú đông tiền giang (Trang 35)

Qua thời gian phân tích mẫu ở khu vực nuôi tôm lúa (Tân Phú Đông – Tiền

Giang), trong hệ thống ruộng nuôi phát hiện được 64 loài động vật phiêu sinh thuộc 4 nhóm là Protozoa, Rotifera, Cladocera, Copepoda và một số nhóm

ngành khác.

Hình 4.13: Thành phần loài động vật phiêu sinh ở hệ thống ruộng nuôi

Ở ruộng nuôi thành phần loài động vật phiêu sinh cao nhất thuộc nhóm Rotifera với 21 loài (36%), Copepoda có đến 19 loài (33%), thấp nhất là Cladocera với 6 loài (10%), Protozoa với 7 loài (12%)(Hình 4.13). Ngoài ra còn tìm thấy một số loài khác như Ấu trùng giun nhiều tơ,Ấu trùng chữ D (hai

mảnh vỏ),và một số loài khác có nguồn gốc từ biển như tép cám (Mysis sp..).

Rotifera ở đây xuất hiện nhiều thành phần loài do nhóm này phân bố khá rộng vào các đợt thu mẫu từ tháng 5 đến tháng 9 thì độ mặn thấp (dưới 5o/oo) nhiệt độ phù hợp cùng với nước trong ao yên tĩnh thích hợp cho Rotifera phát triển.

Copepoda xuất hiên cũng khá nhiều do đây là thủy vực nước lợ mặn là điều

kiện lý tưởng nhất để Copepoda phát triển. Một số loài động vật phiêu sinh

thường xuất hiện trong thủy vực này như: Acartia clausi, Brachionus plicatilis, Laophonte brevirostris, Oithona sp, Colurella hindenburgi, Colurella adriatica, Codonella sp, Calanus helgolandicus,...

Theo Nguyễn Bá Quốc (2010) “Biến động thành phần loài động vật nổi và

động vật đáy khu vực nuôi tôm sú (Penaeus monodon) huyện Cầu Nganh tỉnh

12 %

36 %

10 % 33 %

9 %

Trà Vinh” thì trong hệ thống tôm - lúa có 138 loài nhiều hơn 74 loài so với

nghiên cứu này, sự khác biệt này có thể do thời gian nghiên cứu của 2 đề tài khác nhau nên nghiên cứu lúc trước ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường hơn so với hiện tại do đó thành phần loài động vật phiêu sinh đa dạng hơn,

cũng có thể do môi trường nuôi tôm lúa ở Cầu Nganh – Trà Vinh thuận lợi để động vật phiêu sinh phát triển hơn so với môi trường tôm lúa ở Tân Phú Đông

– Tiền Giang. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Lộc (2003), “Khảo

sát sự biến động của phiêu sinh vật trong ao nuôi tôm sú thăm canh thông qua ảnh hưởng của cải tạo môi trường” thì thành phần động vật phiêu sinh dao

động từ 75-91 loài chỉ cao hơn nghiên cứu này khoảng 11 – 27 loài, kết quả

này khá phù hợp với kết quả nghiên cứu thành phần động vật phiêu sinh ở

ruộng nuôi (Tân Phú Đông – Tiền Giang).

Một phần của tài liệu biến động thành phần loài động vật phiêu sinh trong khu vực tôm lúa ở tân phú đông tiền giang (Trang 35)