Sau khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tiếp tục được củng cố, hàng năm luôn hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch của ngành và của tỉnh đề ra. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh được thể hiện qua các nội dung sau:
3.2.2.1. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản
UBND tỉnh Hưng Yên đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, cụ thể hóa các văn bản của Nhà nước và của Bộ Tài nguyên Môi trường về công tác quản lý đất đai, nhằm hướng dẫn và chỉ đạo chặt chẽ các địa phương trong tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng đất đai, quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung các văn bản ban hành kịp thời có tác dụng rất lớn và đạt hiệu quả cao góp phần phát triển kinh tếđịa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
3.2.2.2.Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị số 364/CP ngày 05/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp, tỉnh Hưng Yên đã tiến hành xác định ranh giới, cắm mốc theo các đơn vị hành chính và xây dựng bản đồ địa giới 364. Tổ chức lập bản đồ hành chính và quản lý hồ sơ địa giới hành chính của các cấp theo đúng quy định. Ranh giới giữa Hưng Yên và các tỉnh giáp ranh đã được xác định bằng các mốc giới cốđịnh. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên không có tranh chấp về địa giới hành chính.
3.2.2.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Công tác đo đạc, lập bản đồđịa chính: tính đến ngày 31/12/2010 toàn tỉnh có 100% các xã phường, thị trấn đã đo đạc bản đồ địa chính chính qui (tỷ lệ 1/500, 1/1.000. 1/2.000, 1/5.000). Trong đó tất cả xã, phường, thị trấn đã sử dụng bản đồ địa chính để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập sổđịa chính theo quy định;
- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được tiến hành đầy đủ, đúng quy định, đối với các cấp từ kỳ kiểm kê đất đai năm 2005 đến năm 2010. Hiện nay thực hiện xong kế hoạch kiểm kê, thống kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 theo đúng quy định và đảm bảo chất lượng.
3.2.2.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơ bản đã theo quy định và sử dụng đất đúng mục đích. Tuy nhiên do có nhiều thay đổi về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và của tỉnh nên các chỉ tiêu quy hoạch chưa sát, vì vậy phải tiến hành điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Hiện nay, cấp huyện đang triển khai thực hiện công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011 - 2015) đồng thời với cấp tỉnh. Cấp xã đang triển khai quy hoạch nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trong đó có lồng ghép nội dung quy hoạch sử dụng đất của cấp xã.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
3.2.2.5. Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh theo Luật Đất đai năm 2003, thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng đối tượng. Thu hồi đất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội.
3.2.2.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơđịa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác đăng ký quyền sử dụng đất trong những năm qua của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân được thực hiện theo đúng quy định. Tuy nhiên khi chỉnh lý biến động không được tiến hành đồng bộ ở ba cấp nên ba bộ hồ sơ địa chính ở ba cấp chưa thống nhất về nội dung, chưa phù hợp giữa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với hồ sơđịa chính, bản đồđịa chính.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên được thực hiện thường xuyên, liên tục theo cơ chế một cửa.
3.2.2.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên đã tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho các cấp. Kết quả đã hoàn thành dữ liệu kiểm kê đất đai của các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, năm 2010 của các cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3.2.2.8. Quản lý tài chính đất đai và giá đất
Công tác điều tra, khảo sát, xây dựng giá đất được thực hiện hàng năm. Hàng năm UBND tỉnh Hưng Yên ký ban hành bảng giá đất trên địa bàn và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 hàng năm. Bảng giá đất của tỉnh được lập tương đối ổn định qua các năm. Đây là cơ sở pháp lý để tỉnh Hưng Yên trong những năm qua thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giảm thiểu tình trạng khiếu nại, khiếu kiện về giá bồi thường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 Hệ thống tài chính đất đai luôn được tiếp tục được bổ sung hoàn thiện; tiếp nhận và triển khai thực hiện công tác thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án trên địa bàn tỉnh.
3.2.2.9. Công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Nhìn chung thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên những năm qua phát triển chậm. Tính minh bạch trong thị trường chưa được quan tâm và còn thiếu. Do đó công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản còn lỏng lẻo.
3.2.2.10. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
- Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền chung của người sử dụng đất đã được thực hiện thường xuyên, liên tục, đảm bảo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2003.
- Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ chung của người sử dụng đất được thực hiện tốt, đất được sử dụng đúng mục đích, đất được đăng ký về quyền sử dụng đất, được làm đầy đủ các thủ tục khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, thực hiện các biện pháp bảo vệđất... đúng theo quy định của pháp luật vềđất đai.
- Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền lựa chọn hình thức giao đất, thuê đất chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục.
3.2.2.11. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất đai và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai
Trong các năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan tiến hành nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất đai và đã tiến hành xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai theo đúng quy định của pháp luật.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Thành lập đoàn kiểm tra công tác kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính đối với các huyện, thành phố, kiểm tra sản phẩm đo đạc bản đồ các huyện, thành phố.
3.2.2.12. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai
Những năm qua, tỉnh Hưng Yên đã có nhiều thành tích trong việc xem xét, giải quyết cơ bản các tranh chấp quyền sử dụng đất đai, khiếu nại, tố cáo vềđất đai trên địa bàn, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh.
3.2.2.13. Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ công vềđất đai
Thực hiện Luật đất đai 2003, UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở tỉnh và các huyện, thành phố, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, công khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, đăng ký thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Ở cấp tỉnh đã hình thành Trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa có dự án đầu tư; chuẩn bị mặt bằng và các điều kiện phục vụ việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định; tạo lập quỹ đất tái định cư phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động về dịch vụ vềđo đạc bản đồđịa chính; hoạt động dịch vụ về thông tin đất đai cũng đã được quan tâm phát triển, kết quả thực hiện tốt trong những năm qua đã đáp ứng nhu cầu thông tin về đất đai, môi trường cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
3.3. Thực trạng công tác bồi thường, GPMB tại ba dự án
3.3.1. Giới thiệu khái quát ba dự án
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55
3.3.1.1. Tỉnh lộ 200, đoạn chạy qua Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ (dự án 1)
Tuyến dài 37,6 km, đi qua ba huyện Tiên Lữ, Ân Thi và Yên Mỹ. Tuyến chạy theo hướng Bắc – Nam. Điểm đầu kết nối với Quốc lộ 5 huyện Yên Mỹ, điểm cuối kết nối với quốc lộ 39A cách cầu Triều Dương (huyện Tiên Lữ) sang Thái Bình khoảng 1 km, được thực hiện phù hợp với quy hoạch có quy mô đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 11 m, được trải thảm bê tông nhựa dày 7 cm. Tổng mức đầu tư là 974.235 triệu đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Theo kế hoạch ban đầu dự án được thực hiện trong vòng kể từ ngày khởi công dự án (ngày 15/7/2010).
Hình 3.2. Tỉnh lộ 200 – đoạn qua huyện Tiên Lữ (ảnh chụp năm 2014)
3.3.1.2. Quốc lộ 38B, đoạn nối từ chợ Gạo đi qua Tiên Lữ, Phù Cừ sang Hải Dương (dự án 2)
Quốc lộ 38B là tuyến giao thông đường bộ cấp quốc gia dài 145,06 km, kết nối từ Hải Dương tới Ninh Bình. Quốc lộ 38B có điểm đầu là ngã tư Gia Lộc (gần thành phố Hải Dương); điểm cuối là ngã ba Anh Trỗi (nằm trên Quốc lộ 12B nối Tam Điệp tới Điện Biên) thuộc xã Quỳnh Lưu - Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Quốc lộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 38B đoạn qua tỉnh Hưng Yên có chiều dài tuyến là 22,86 km; từ chân cầu Yên Lệnh (thành phố Hưng Yên) đến sát Cầu Tràng (Phù Cừ).
Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 38B - Dự án WB4 không đơn thuần là một dự án cải tạo mạng lưới giao thông đường bộ, mà triển khai tốt dự án này còn là cơ hội để Hưng Yên kêu gọi được thêm nhiều nguồn vốn hỗ trợ cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông hơn nữa.
Hình 3.3. Quốc lộ 38B hiện nay – điểm Cầu Yên Lệnh (ảnh chụp năm 2014)
Hình 3.4. Quốc lộ 38B hiện nay – điểm qua thành phố Hưng Yên (ảnh chụpnăm 2014)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57
Hình 3.5. Quốc lộ 38B hiện nay – điểm qua Cầu Tràng (ảnh chụp năm 2014)
3.3.1.3. Tuyến đường bộ nối hai đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình (dự án 3)
Đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên kết nối hai tuyến cao tốc: Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Tuyến đường này có tổng chiều dài gần 25 km đi qua huyện Khoái Châu, huyện Ân Thi, huyện Kim Động, huyện Tiên Lữ và huyện Yên Mỹ. Điểm đầu tiếp nối với nút giao liên thông giữa quốc lộ 39 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thuộc địa bàn xã Lý Thường Kiệt (huyện Yên Mỹ).
Tuyến đường này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và có đường hai bên.
Đây là tuyến đường huyết mạch quan trọng, góp phần nâng cao khả năng khai thác của hai tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình, giảm tải cho quốc lộ 39, giảm mật độ phương tiện giao thông qua Thủ đô Hà Nội, tạo động lực phát triển KT-XH cho Hưng Yên và các tỉnh trong khu vực.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
Hình 3.6. Tuyến nối hai đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với Cầu Giẽ - Ninh Bình (ảnh chụp năm 2014)
3.3.2. Thực trạng thu hồi đất tại ba dự án
3.3.2.1. Tỉnh lộ 200, chạy qua Tiên Lữ, Ân Thi, Yên Mỹ (dự án 1)
Đây được xem là tuyến đường quan trọng của tỉnh Hưng Yên, nó giải quyết vấn đề giao thông quan trọng, nhất là trao đổi hàng hoá nông sản giữa tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, đồng thời phục vụ sản xuất và kinh doanh cho ba khu công nghiệp lớn ở tỉnh Hưng Yên.
Thực trạng sử dụng đất của dự án chủ yếu là đất nông nghiệp, ngoài ra một ít là kênh mương nội đồng do UBND xã quản lý. Dự án được thiết kế theo hướng giảm thiểu các thiệt hại, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân quanh vùng dự án. Đoạn qua các thị trấn được thiết kế theo quy hoạch thị trấn, đồng thời thiết kế tránh tuyến khu vực thị trấn Ân Thi, chợ Thi và đoạn đi trên đê sông Luộc. Tại các vị trí vượt sông, mương máng lớn được thiết kế bởi các cầu bê tông cốt thép vĩnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 cửu, làm mới thay thế một số cầu cũ không đủ tiêu chuẩn của cấp đường như cầu Treo, cầu Hầu, cầu Bình Trì, cầu Thi. Bảng 3.2. Thực trạng thu hồi đất dự án tỉnh lộ 200 Qua các xã Căn cứ pháp lý Loại đất Diện tích đất bị thu hồi (m2) HUYỆN TIÊN LỮ 1. Xã Hải Triều Các Quyết định từ số 998/QĐ- UBND đến số 1008/QĐ-UBND ngày 01/10/2010 và từ số 1010/QĐ-UBND đến số 112/QĐ- UBND ngày 01/10/2010 của UBND huyện Tiên Lữ
LUC (133 hộ dân) 28.026,6
2. Xã Ngô Quyền
Các Quyết định thu hồi đất ngày 15/6/2009, ngày 25/6/2009, ngày 29/6/2009, ngày 6/7/2010 của UBND huyện Tiên Lữ
Tổng số LUC (hộ dân) ONT (hộ dân) 1.063,2 216,4 846,8 3. Xã Hưng Đạo Các Quyết định từ số 808/QĐ- UBND ngày 06/8/2010 của UBND huyện Tiên Lữ Tổng số LUC (hộ dân) ONT (hộ dân) 433,4 61,9 371,5 HUYỆN YÊN MỸ 1. Xã Giai Phạm Tờ trình số 66/TTr-TNMT ngày 02/11/2010 của phòng Tài nguyên & Môi trường huyện
Tổng số HNK (hộ dân) DGT (UBND) DTL (UBND)