Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG KHI NHÀ nước THU hồi đất tại một số dự án ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRÊN địa bàn TỈNH HƯNG yên (Trang 52)

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Năm 2013, trong bối cảnh kinh tế – xã hội trong nước còn nhiều khó khăn và thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự hỗ trợ cán bộ, ngành trung ương, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh đã đạt được kết quả sau:

- Tăng trưởng kinh tế: GDP năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng đạt 7,1% trong khi kế hoạch đề ra là 8,0 – 8,5%. Sản xuất ngành nông nghiệp – thủy sản giảm 0,16% (kế hoạch đề ra là 1,0 - 1,5%); sản xuất ngành công nghiệp tăng 12,23% (kế hoạch đề ra là 13,0 – 14,0%). Trong đó, ngành công nghiệp tăng 7,31%, thu hút được 95 dự án đầu tư vào địa bàn.

- Cơ cấu kinh tế năm 2013: Nông nghiệp - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ: 17,05% - 48,21% - 34,74% (cơ cấu kinh tế năm 2005 là 41,50% - 27,80% - 30,70%). Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng khu vự công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Từ năm 2005 đến năm 2013, tỷ trọng nông nghiệp giảm 24,45%, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng 21,59%, tỷ trọng dịch vụ tăng 4,04%.

- Thu nhập bình quân/người/năm đạt 30,5 triệu đồng (kế hoạch đề ra là 31 triệu đồng). Thu ngân sách đạt trên 6 nghìn tỷđồng, vượt dự toán quốc gia.

Nhìn chung tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế năm 2013 đạt được khá sát so với kế hoạch đã đề ra.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

+ Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Tổng diện tích gieo trồng là 108.849 ha, tăng 0,71% so với năm trước. Năng suất bình quân 1 vụđạt 62,18 tạ/ha, giảm 2,45 tạ/ha so với năm 2012.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 43  Tổng sản lượng lương thực đạt 502.200 tấn, giảm 5,00% so với năm 2012. Giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản đạt 10.568 tỷ đồng, giảm 0,16% so với năm 2012. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp 9.621,7 tỷđồng, giảm 0,56%; giá trị sản xuất lâm nghiệp 10,3 tỷ đồng, giảm 3,17% so với năm 2012; giá trị sản xuất thủy sản 936,0 tỷđồng, tăng 4,22% so với năm 2012.

Giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 4.417 tỷđồng, tăng 1,2% so với năm 2012. Kinh tế trang trại, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, toàn tỉnh hiện có 355 trang trại theo tiêu chuẩn mới, góp phần giải quyết được nhiều việc làm cho lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân.

+ Khu vực kinh tế công nghiệp:

Giá cả nguyên vật liệu đầu vào biến động theo chiều hướng tăng, các doanh nghiệp đã tích cực chuyển đổi chiến lược sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, kết quảước đạt như sau:

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng nhanh, năm 2013 đạt 69.742 tỷ đồng, chỉ số sản xuất tăng 7,31% so với năm 2012. Một số sản phẩm tăng khá như: công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước; sản phẩm bằng kim loại khác; dây điện; tủ lạnh; tủđá...

Các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, tập trung chủ yếu ở ven đường Quốc lộ 5, đường 39A và một số tuyến đường tỉnh, huyện.

+ Khu vực kinh tế dịch vụ:

Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ đạt 13.884 tỷ đồng, tăng 12,23%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 11,7%/năm. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông... được mở rộng. Dịch vụ vận tải hàng hoá và hành khách phát triển, doanh thu tăng bình quân 18% năm.

Xuất khẩu tiếp tục duy trì tốc độ tăng cao, năm 2013 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD, đạt 136,3% kế hoạch đề ra. Xuất khẩu tăng cao chủ yếu do có thêm 7 doanh nghiệp mới trong khu công nghiệp Thăng Long II sản xuất các hàng hóa xuất khẩu với giá trị lớn như linh kiện điện tử.

Giá trị xuất khẩu hàng nông sản, tiểu thủ công nghiệp, dược liệu tăng. Các doanh nghiệp đã chủ động củng cố thị trường truyền thống và mở rộng thị trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 44  mới; tích cực đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Nhập khẩu chủ yếu máy móc thiết bị và nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được.

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo niên giám thống kê năm 2013, dân số toàn tỉnh là 1.132.285 người, mật độ dân số là 1.223 người/km2, cao gấp 5,2 lần mật độ trung bình của toàn quốc. Tỷ lệ phát triển dân số là 0,92%.

Dân số của tỉnh Hưng Yên phân bố tương đối đồng đều ở các huyện trong tỉnh và có mật độ trung bình biến động khoảng 1.773 người/km2. Thành phố Hưng Yên có mật độ dân số cao nhất trong toàn tỉnh.

Lao động trong độ tuổi hiện có 721.000 người, chiếm 63,70% dân số của tỉnh; lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2013 có 679 nghìn người, chiếm 94,13% lao động trong độ tuổi, song cơ cấu sử dụng lao động còn rất lạc hậu. Số lao động chưa có việc làm còn nhiều, tỷ lệ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật qua đào tạo thấp.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 47%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 34%, tạo việc làm cho 1,9 vạn lao động, đạt 100% kế hoạch, trong đó xuất khẩu lao động 2.700 lao động, đạt 93% kế hoạch.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Toàn tỉnh có 8.049 ha diện tích đất đô thị. Các dự án khu đô thị và khu dân cư tập trung do các doanh nghiệp làm chủ đầu tư hoặc UBND các huyện làm chủ đầu tư. Đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn các tổ chức hoàn thiện hồ sơ thu hồi đất, giao đất trình UBND tỉnh Hưng Yên quyết định giao đất khu đô thị, khu dân cư tập trung cho 26 dự án do các doanh nghiệp làm chủ đầu tư với diện tích là 918,69 ha. 11 dự án do UBND huyện làm chủđầu tư chủ yếu là các dự án xây dựng khu dân cư mới với diện tích 46,5 ha. Toàn tỉnh 20.036,4 ha diện tích đất khu dân cư nông thôn. Các khu dân cư nông thôn được hình thành từ lâu đời gắn liền với biến động lịch sử của tự nhiên và xã hội, tồn tại theo quy mô các làng, xã phân bố rải rác ở các xã trong tỉnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 45 

3.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

+ Giao thông:

Mạng lưới giao thông của tỉnh Hưng Yên có vai trò hết sức quan trọng phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh và vùng Đồng bằng sông Hồng gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống đường bộ: Gồm một số tuyến quốc lộ QL5, QL38, QL38B, QL39 và các đường tỉnh đã cơ bản kết nối với mạng lưới giao thông quốc gia đáp ứng thuận lợi cho việc vận tải hàng hóa, hành khách của tỉnh.

- Hệ thống đường thủy nội địa: Có tuyến sông Hồng, sông Luộc chạy dọc là tiềm năng lớn để phát triển vận tải đường thủy.

- Hệ thống đường sắt: có các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa bàn dài 20,4 m với hai ga Lạc Đạo, Tuấn Lương nhưng chưa kết nối với trung tâm hành chính tỉnh.

+ Thủy lợi, sông ngòi:

Hệ thống thuỷ lợi nội đồng khá hoàn chỉnh, đáp ứng có hiệu quả nhu cầu sản xuất nông nghiệp, toàn tỉnh đã xây dựng được 415 trạm bơm; các huyện quản lý 139 trạm bơm với 582 máy bơm các loại từ 1.500 m3/h đến 2.500 m3/h.

Cống Xuân Quan qua Báo Đáp cấp nước vào sông Kim Sơn, Cửu An, Điện Biên, tây Kẻ Sặt thuộc hệ thống Bắc - Hưng - Hải nối với các trung tâm thuỷ nông và một hệ thống kênh mương từ cấp 1 đến cấp 3, dài 3.515 km, trong đó: Kênh tưới dài 1.961 km; kênh tiêu dài 1.554 km; chưa kể đến kênh cấp 4 chân rết do địa phương quản lý. Cầu cống các loại có 6.235 chiếc.

+ Các lĩnh vực hạ tầng xã hội:

Hệ thống bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp nước, giáo dục đào tạo, y tế được đầu tư về cơ sở vật chất, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong các lĩnh vực xã hội.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG bồi THƯỜNG GIẢI PHÓNG mặt BẰNG KHI NHÀ nước THU hồi đất tại một số dự án ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRÊN địa bàn TỈNH HƯNG yên (Trang 52)