Được tiến hành với 2 nội dung:
2.2.1. Nội dung 1: Xác định khoảng cách trồng hàng và lượng hạt gieo của 2 giống cỏ Stylo Ciat 184 và Stylo Plus
Nội dung 1 gồm thí nghiệm 1a và 1b
Thí nghiệm 1a: Xác định khoảng cách trồng và lượng hạt gieo của giống cỏ
Stylosanthes guianensis CIAT 184.
+ Thí nghiệm được tiến hành một nhân tố: - Khoảng cách hàng (K): K1: 40 cm K2: 50 cm K3: 60 cm - Lượng hạt gieo (L) L1: 6 kg/ha L2: 8 kg/ha L3: 10 kg/ha + Kí hiệu công thức: Công thức thí nghiệm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
CT1 : K1L1 (Khoảng cách hàng 40cm - Lượng hạt gieo 6kg/ha) CT2 : K1L2 (Khoảng cách hàng 40cm - Lượng hạt gieo 8kg/ha) CT3 : K1L3 (Khoảng cách hàng 40cm - Lượng hạt gieo 10kg/ha) CT4 : K2L1 (Khoảng cách hàng 50cm - Lượng hạt gieo 6kg/ha) CT5 : K2L2 (Khoảng cách hàng 50cm - Lượng hạt gieo 8kg/ha) CT6: K2L3 (Khoảng cách hàng 50cm - Lượng hạt gieo 10kg/ha) CT7 : K3L1 (Khoảng cách hàng 60cm - Lượng hạt gieo 6kg/ha) CT8 : K3L2 (Khoảng cách hàng 60cm - Lượng hạt gieo 8kg/ha) CT9: K3L3 (Khoảng cách hàng 60cm - Lượng hạt gieo 10kg/ha) + Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB nhắc lại 3 lần trên 3 ô. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 25m2. Tổng diện tích thí nghiệm là 25m2 x 9 công thức x 3 lần lặp lại = 675 m2. SƠĐỒ THÍ NGHIỆM 1a CT1 CT2 CT3 CT6 CT8 CT4 CT9 CT5 CT7 CT3 CT4 CT6 CT1 CT7 CT2 CT5 CT8 CT9 CT6 CT7 CT2 CT8 CT3 CT1 CT4 CT9 CT5 Các biện pháp kỹ thuật Làm đất
Đất phải được cày bừa kĩ, sạch cỏ dại, đủ tơi xốp, thoáng khí, bề mặt bằng phẳng.
Cày đất ở độ sâu 20 – 25 cm, bừa và cày đảo 2 lần cho đất tơi xốp. Thu gom sạch tàn dư thực vật quanh khu thí nghiệm.
San đất, đo đạc và chia ô thí nghiệm, mỗi ô có diện tích là 20 m2.
Khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 0,5 m; khoảng cách giữa các ô trong cùng một lần nhắc lại là 0,4m.
Gieo hạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
Mật độ: Gieo đúng theo từng công thức thí nghiệm và gieo rải đều trong hàng. Bón phân Mức phân bón áp dụng cho 1 ha là 50 kg N + 90 kg P2O5 + 120 kg K2O + 20 tấn phân chuồng Cách bón: Bón lót: 100% P2O5 +1/2 K2O + 100% phân chuồng.
Bón thúc: N và ½ K2O còn lại, chia đều cho các lứa cắt trong năm và bón sau khi cắt lứa trước từ 6 - 9 ngày (khi xới xáo sạch cỏ dại).
Loại phân dùng trong thí nghiệm là urê, kali clorua, supe lân Phân hữu cơ, lân, kali dùng để bón lót trước khi gieo hạt.
Phân đạm chia đều cho các lứa cắt trong năm. Lứa cắt 1 dùng để bón thúc, lượng đạm được chia đều cho các lứa cắt trong năm.
Lứa thứ nhất, dùng 1/3 lượng đạm để bón lót, số đạm còn lại được bón toàn bộ sau khi mọc được 10 - 15 ngày (khi có 3 - 4 lá thật), lứa cỏ tái sinh bón toàn bộ lượng đạm khi cây ra lá mới.
Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
- Tưới nước: Thường xuyên tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho cây cỏ mọc và sinh trưởng phát triển tốt, đặc biệt là giai đoạn đầu sinh trưởng.
- Tỉa cây: Khi cây có 3-4 lá thật, tiến hành tỉa, đảm bảo cây đồng đều theo hàng. Sau mỗi lần thu hoạch tỉa bớt những khóm có quá nhiều nhánh.
- Xới xáo, làm cỏ: khi cây có 3 - 4 lá thật tiến hành làm cỏ, xới xáo kết hợp với vun nhẹ vào gốc.
Làm cỏ lần 2 sau đợt 1 khoảng 15 - 20 ngày, kết hợp làm cỏ với vun gốc.
Sau mỗi lần thu hoạch tiến hành làm sạch cỏ, thu gom tàn dư đem đốt kết hợp với vun nhẹ. Nếu cỏ dại nhiều tiến hành làm cỏ đợt 2.
- Phòng trừ sâu bệnh: Chú ý theo dõi và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
+ Chiều cao cây (cm): tính từ sát gốc đến chiều cao thảm cây + Số lá (lá/thân chính): Tính lá trên thân của cây
+ Năng suất chất xanh từng lứa và năng suất tổng số (tấn/ha):
Năng suất chất xanh từng lứa được theo dõi bằng năng suất chất xanh từng lứa cắt trong năm.
Năng suất tổng số: được tính bằng tổng các lứa cắt trong năm. + Năng suất vật chất khô (VCK) và NS Protein (tấn/ha/năm). Năng suất chất khô = Năng suất chất xanh x Tỷ lệ tích lũy chất khô.
Trong đó: M2
Tỷ lệ tích lũy chất khô = x 100%. M1
Với M1 là khối lượng tươi, M2 là khối lượng đem sấy khô cho đến khi khối lượng không đổi.
+ Thành phần dinh dưỡng: Phân tích thành phần dinh dưỡng (được phân tích tại Viện Chăn Nuôi, Thụy Phương – Từ Liêm – Hà Nội) với các chỉ tiêu sau:
Vật chất khô; Protein thô; Chất béo; Khoáng tổng số (KTS); ADF (Acid Detergent Fiber – chất xơ không hòa tan trong axit); NDF (Neutral Detergent Fiber – Chất xơ không hòa tan trong dung dịch axit).
Vật chất khô (VCK) là yếu tố quan trọng, cho biết được tổng lượng chất khô thu được trên 1 đơn vị diện tích gieo trồng và tương ứng với số lượng có thể cung cấp cho gia súc sử dụng.
Protein thô là yếu tố rất quan trọng để lựa chọn và sản xuất cây thức ăn gia súc cho chăn nuôi bò sữa.
Chất béo trong cây cung cấp một số axit béo giúp cho động vật dễ tiêu hoá, kích thích tiêu hoá. Cây họ đậu tỷ lệ chất béo cao hơn so với họ hoà thảo, tỷ lệ chất béo trong họ đậu từ 1,1 – 4,9%.
NDF là xơ tẩy trung tính, thể hiện chất xơ tiêu hóa được trong dạ dày của gia súc, NDF cao thì khả năng tiêu hoá càng lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
ADF là chất xơ tẩy axit, không tiêu hoá được trong môi trường dạ cỏ nhưng tiêu hoá được trong môi trường axit, nếu ADF quá cao thì không tốt cho gia súc.
Xơ axit (Acid Detergent Fibre - ADF) được sử dụng để dự tính NE (năng lượng thuần) và TDN (tổng lượng dinh dưỡng tiêu hóa), và xơ trung tính (Neutral Detergent Fibre - NDF) để ước tính lượng thức ăn ăn vào. Trong khi ADF và NDF là những thước đo tốt đo lượng chất xơ của cỏ.
Phương pháp lấy mẫu phân tích thành phần dinh dưỡng của các giống
thí nghiệm: Lấy theo đường chéo 5 điểm/ô, mỗi điểm lấy 5 khóm. Trộn đều
các lứa cắt, phơi khô, chặt nhỏ với kích thước 5cm và đem mẫu phân tích. Mẫu được lấy trước khi thu cắt theo dõi NS xanh 1 ngày.
Thí nghiệm 1b: Xác định khoảng cách hàng và lượng hạt gieo của giống cỏ
Stylo Plus
+ Thí nghiệm được tiến hành hai nhân tố: - Khoảng cách hàng (K): K1: 40 cm K2: 50 cm K3: 60 cm - Lượng hạt gieo (L) L1: 6 kg/ha L2: 8 kg/ha L3: 10 kg/ha Công thức thí nghiệm:
CT1 : K1L1 (Khoảng cách hàng 40cm - Lượng hạt gieo 6kg/ha) CT2 : K1L2 (Khoảng cách hàng 40cm - Lượng hạt gieo 8kg/ha) CT3 : K1L3 (Khoảng cách hàng 40cm - Lượng hạt gieo 10kg/ha) CT4 : K2L1 (Khoảng cách hàng 50cm - Lượng hạt gieo 6kg/ha) CT5 : K2L2 (Khoảng cách hàng 50cm - Lượng hạt gieo 8kg/ha) CT6: K2L3 (Khoảng cách hàng 50cm - Lượng hạt gieo 10kg/ha)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
CT7 : K3L1 (Khoảng cách hàng 60cm - Lượng hạt gieo 6kg/ha) CT8 : K3L2 (Khoảng cách hàng 60cm - Lượng hạt gieo 8kg/ha) CT9: K3L3 (Khoảng cách hàng 60cm - Lượng hạt gieo 10kg/ha) + Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB, nhắc lại 3 lần trên 3 ô. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 25m2. Tổng diện tích thí nghiệm là 25m2 x 9 công thức x 3 lần lặp lại = 675 m2.
Mức phân bón áp dụng cho 1 ha là 50 kg N + 90 kg P2O5 + 120 kg K2O + 20 tấn phân chuồng
Cách bón:
Bón lót: 100% P2O5 +1/2 K2O + 100% phân chuồng.
Bón thúc: N và ½ K2Ocòn lại. chia đều cho các lứa cắt trong năm và bón sau khi cắt lứa trước từ 6 - 9 ngày (khi xới xáo sạch cỏ dại)
SƠĐỒ THÍ NGHIỆM 1b
CT1 CT2 CT3 CT6 CT8 CT4 CT9 CT5 CT7
CT3 CT4 CT6 CT1 CT7 CT2 CT5 CT8 CT9
CT6 CT7 CT2 CT8 CT3 CT1 CT4 CT9 CT5
Các biện pháp kỹ thuật và các chỉ tiêu theo dõi: Tương tự như thí nghiệm 1a
2.2.2. Nội dung 2: Xác định thời gian thu cắt của 2 giống cỏ Stylo Ciat 184 và Stylo Plus.
Nội dung 2 gồm thí nghiệm 2a và 2b
Thí nghiệm 2a: Xác định thời gian thu cắt trong sản xuất chất xanh của giống cỏStylo Ciat 184
Ở thí nghiệm này, thu cắt lứa 1 là 90 ngày sau gieo - đây là được coi giai đoạn thiết lập thảm cỏ. Tất cả các lứa cắt tái sinh thu cắt sau lứa cắt trước là 50; 60; 70 ngày tùy thuộc vào công thức thí nghiệm.
+ Thí nghiệm được bố trí 3 công thức về thời gian thu cắt : • Công thức 1: Thu cắt 50 ngày sau lứa cắt trước. • Công thức 2: Thu cắt 60 ngày sau lứa cắt trước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32
• Công thức 3: Thu cắt 70 ngày sau lứa cắt trước.
+ Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên đầy đủ RCB, nhắc lại 3 lần. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 25m2. Tổng diện tích thí nghiệm là 25m2 x 3 công thức x 3 lần lặp lại = 225 m2.
Mức phân bón áp dụng cho 1 ha là 50 kg N + 90 kg P2O5 + 120 kg K2O + 20 tấn phân chuồng
Cách bón:
Bón lót: 100% P2O5 +1/2 K2O + 100% phân chuồng.
Bón thúc: N và ½ K2O còn lại, chia đều cho các lứa cắt trong năm và bón sau khi cắt lứa trước từ 6 - 9 ngày (khi xới xáo sạch cỏ dại).
SƠĐỒ THÍ NGHIỆM 2a
CT1 CT2 CT3
CT2 CT3 CT1
CT3 CT1 CT2
Các biện pháp kỹ thuật và các chỉ tiêu theo dõi: Tương tự như thí
nghiệm 1a
Thí nghiệm 2b: Xác định thời gian thu cắt trong sản xuất chất xanh của giống cỏStylo Plus.
Ở thí nghiệm này, thu cắt lứa 1 là 90 ngày sau gieo - đây là được coi giai đoạn thiết lập thảm cỏ. Tất cả các lứa cắt tái sinh thu cắt sau lứa cắt trước là 50; 60; 70 ngày tùy thuộc vào công thức thí nghiệm.
+ Thí nghiệm được bố trí 3 công thức về thời gian thu cắt : • Công thức 1: Thu cắt 50 ngày sau lứa cắt trước. • Công thức 2: Thu cắt 60 ngày sau lứa cắt trước. • Công thức 3: Thu cắt 70 ngày sau lứa cắt trước.
+ Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên đầy đủ RCB, nhắc lại 3 lần. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 25m2. Tổng diện tích thí nghiệm là 25m2 x 3 công thức x 3 lần lặp lại = 225 m2.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33
Mức phân bón áp dụng cho 1 ha là 50 kg N + 90 kg P2O5 + 120 kg K2O + 20 tấn phân chuồng
Cách bón:
Bón lót: 100% P2O5 +1/2 K2O + 100% phân chuồng.
Bón thúc: N và ½ K2O còn lại. chia đều cho các lứa cắt trong năm và bón sau khi cắt lứa trước từ 6 - 9 ngày (khi xới xáo sạch cỏ dại)
SƠĐỒ THÍ NGHIỆM 2b
CT1 CT2 CT3
CT2 CT3 CT1
CT3 CT1 CT2
Các biện pháp kỹ thuật và các chỉ tiêu theo dõi : Tương tự như thí
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng hạt gieo đến năng suất và chất lượng của các giống Stylo Ciat 184 và Stylo Plus.