Đất được chọn thí nghiệm là đất Bazan màu nâu đỏ, có thành phần cơ giới nặng có độ xốp cao, dung trọng bé. Loại đất này chiếm tới hơn 52,7% diện tích đất của toàn huyện, đã và đang chuyển hướng sang phục vụ trồng cỏ chăn nuôi bò sữa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu lý hóa học của đất trước thí nghiệm (tầng 0 – 20 cm) Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Đánh giá
pHKCl % 5,73 Chua trung bình P2O5 tổng số 0,52 Giàu OC 0,97 Thấp N tổng số 0,11 Thấp K2O 0,20 Thấp P2O5 dễ tiêu mg/100 g đất 13,1 Trung bình Ntp 4,90 Trung bình K2O dễ tiêu 24,50 Thấp
Qua kết quả phân tích trên cho thấy thí nghiệm được bố trí ở vùng đất đỏ Bazan, đất có phản ứng chua trung bình, hàm lượng hữu cơ tổng số ở mức thấp, đạm và kali tổng số và dễ tiêu ở mức nghèo, riêng lân tổng số ở mức cao (0,52 mg P2O5/100 g đất), lân dễ tiêu ở mức trung bình. Độ pH là 5,73; trong đó thấp nhất ở tầng mặt và có xu hướng tăng dần theo chiều sâu phẫu diện. Đạm tổng số thấp với 0,11% và có xu hướng giảm dần theo chiều sâu phẫu diện. Lân tổng số giàu với 0,52% có xu hướng tăng dần theo chiều sâu phẫu diện. Hàm lượng kali tổng số thấp với 0,2% và tăng dần theo chiều sâu phẫu diện. Hàm lượng lân dễ tiêu trung bình với 13,1 mg/100g có xu hướng giảm dần theo chiều sâu. Hàm lượng kali dễ tiêu thấp với 24,5 mg/100g và chênh lệch không nhiều giữa các tầng. Chất hữu cơ thấp với 0,97%; trong đó cao nhất ở tầng mặt và có chiều hướng giảm dần theo chiều sâu phẫu diện. Theo Từ Quang Hiển và CS. (2002) về xếp hạng dinh dưỡng đất của khu vực thí nghiệm thuộc loại đất chua trung bình và đất giàu lân. Vì vậy để canh tác tốt ta cần bón thêm phân đạm, kali và vôi để tăng dinh dưỡng, tăng pH cho đất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU