1.5.2.1. Vị trí địa lý
Huyện Nghĩa Đàn là một huyện miền núi, 1 trong 20 đơn vị hành chính của tỉnh Nghệ An, nằm trong vùng sinh thái phía Bắc tỉnh, cách thành phố Vinh 95 km về phía Tây Bắc. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 61.775,35 ha. Nghĩa Đàn có vị trí kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng quan trọng, được coi là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cụm 4 huyện vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An.
Vị trí địa lý của huyện nằm trên tọa độ từ 19o13' – 19o33' vĩ độ Bắc và 105018' - 105035' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
giáp huyện Tân Kỳ, phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp. Là huyện có địa hình đồi núi không quá cao, chủ yếu là thấp và thoải dần, bao quanh huyện từ phía Tây sang phía Bắc, Đông và Đông Nam là những dãy núi tương đối cao. Một số đỉnh có độ cao từ 300 đến 400 m như: Dãy Chuột Bạch, dãy Bồ Bố, dãy Cột Cờ, … Khu vực phía Tây Nam và phần lớn các xã trong huyện là đồi thoải. Xen kẽ giữa các đồi núi thoải là những thung lũng có độ cao trung bình từ 50-70m so với mực nước biển. Diện tích đồi núi thoải chiếm 65%, Đồng bằng thung lũng chiếm 8% và Đồi núi cao chiếm 27%. Ngoài ra, do đặc điểm kiến tạo của địa hình, Nghĩa Đàn còn có những vùng đất tương đối bằng phẳng, có quy mô diện tích lớn, đồi núi thấp thoải là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông lâm nghiệp phong phú, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa, bò thịt.
Những năm gần đây tại huyện Nghĩa Đàn, người chăn nuôi có rất nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển đồng cỏ cũng như là khai thác phụ phế phẩm phục vụ phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên từ năm 1980 - 2000 việc sản xuất cỏ xanh phục vụ chăn nuôi đặc biệt là cỏ họ đậu ở các vùng này đều bị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
giảm sút. Hầu hết các cơ sở trên đều tập trung vào việc trồng giống cỏ Voi năng suất cao mà chưa đề cập đến việc chọn lọc một bộ giống cỏ Họ hòa thảo – họ đậu có năng suất chất lượng cao phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thổ nhưỡng đặc thù trong vùng để phục vụ chăn nuôi gia súc ăn cỏ, đặc biệt là bò sữa.
Huyện Nghĩa Đàn của tỉnh Nghệ An nằm trong khu vực khí hậu gió mùa chí tuyến, chịu ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam (gió Lào) mùa hè nhiệt độ cao, mùa đông lạnh, thường xuyên bị hạn hán trong mùa khô. Đất đai ở đây thuộc loại đất đỏ bazan nhưng đã qua canh tác nhiều năm, khai thác cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất mà không có hoặc ít sự đầu tư bón phân phục hồi độ màu mỡ, trả lại lượng dinh dưỡng đã bị cây trồng lấy đi cho đất. Hiện nay, trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đang triển khai xây dựng dự án chăn nuôi bò và sản xuất chế biến sữa lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Để có nguồn nguyên liệu cung cấp cho chăn nuôi bò phục vụ dự án, cần phải tiến hành trồng những loại cây thức ăn gia súc cho năng suất cao, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai của vùng. Cỏ Stylo là một loại cây thức ăn gia súc phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng: có khả năng chịu hạn, chịu nóng tốt, lại có tác dụng cải tạo đất, làm tăng độ phì, độ màu mõ cho đất, có khả năng cho năng suất cao. Vì vậy, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng làm tăng năng suất cỏ Stylo như nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ là một việc làm hết sức cần thiết. Chính vì vậy đề tài mang đầy đủ tính khoa học và thực tiễn,
1.5.2.2. Thời tiết khí hậu
Theo số liệu trạm Tây Hiếu, Nghĩa Đàn thì nhiệt độ bình quân hàng năm là 24,13oC; cao nhất là 41,6oC vào tháng 5; thấp nhất là 10oC vào tháng 1. Lượng mưa trung bình năm là 1258,2 mm, phân bố không đồng đều trong năm. Mưa tập trung vào các tháng 8, 9 và 10 ở các vùng thấp dọc sông Hiếu. Mùa khô lượng mưa không đáng kể do đó hạn hán kéo dài, có năm tới 2 đến 3 tháng. Trong vụ Đông Xuân, song hành với hạn là rét, số ngày có nhiệt độ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
dưới 15 độ C là trên 30 ngày. Với tính chất của cây họ đậu, có khả năng chịu khô hạn tốt nên việc trồng cây thức ăn gia súc Stylo là biện pháp tối ưu về cơ cấu cây trồng.
Biểu Đồ 1.1: Diễn biến khí hậu thời tiết huyện Nghĩa Đàn. Nghệ An trung bình năm 2012 – 2013.
(Nguồn: Trạm khí tượng Tây Hiếu, Nghĩa Đàn)
Lượng mưa thay đổi rõ rệt theo các tháng trong năm. Với mức lượng mưa < 50 mm ở các tháng 1; tháng 2; tháng 3. Sau đó lượng mưa tăng dần từ tháng 4 đến tháng 7 trong năm. Vào các tháng từ tháng 8 đến tháng 10 lượng mưa cao. với trung bình là > 250 mm/tháng và lượng mưa đều nhau trong 3 tháng 8; tháng 9 và tháng 10. Đến tháng 11 và tháng 12, lượng mưa trung bình giảm xuỗng rõ rệt, dựa vào biểu đồ trên chúng tôi thấy gây hạn vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau.
Về độ ẩm trung bình thấp nhất là vào tháng 6 (75%) và cao nhất là tháng 1 (91%). Bão thường xảy ra theo chu kỳ với tần suất thấp, gây ảnh hưởng nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
Tóm lại: Chúng tôi nhận thấy rằng tình hình khí hậu huyện Nghĩa Đàn nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung là tương đối khắc nghiệt. Tuy nhiên, lựa chọn cây thức ăn gia súc họ đậu vẫn phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của vùng.
1.5.3. Điều kiện kinh tế, kỹ thuật và đất đai của vùng Nghĩa Đàn - Nghệ An
Trong giai đoạn từ năm 2010 trở lại đây, Nghĩa Đàn có vị trí kinh tế phát triển hơn.
Tổng giá trị gia tăng theo hiện hành đạt bình quân đầu người/năm là 5,94 triệu đồng (năm 2008) nhưng đến năm 2013 thì bình quân đầu người/năm là 7,32 triệu đồng.
Huyện Nghĩa Đàn trước đây là huyện thuần nông, từ giai đoạn năm 2010 đến nay ngành thương mại dịch vụ tăng nhanh. Sản xuất nông nghiệp từ chưa được chuyên môn hóa đến thời điểm năm 2014 đã được chuyên môn hóa cao hơn nhờ sự phát triển của dự án Bò sữa lớn nhất Đông Nam Á – dự án Bò sữa TH tại Nghĩa Đàn. Theo số liệu thống kê huyện Nghĩa Đàn, tỷ trọng ngành như sau:
Nông – lâm – ngư nghiệp tới 51,6%; Công nghiệp – xây dựng chiếm 17,2%; và ngành Dịch vụ thương mại chiếm 31,2%.