Các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác khuyến nông tới hoạt động sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân tại xã chế là huyện xín mần tỉnh hà giang (Trang 74)

sinh kế của người dân ở địa phương

4.5.2.1. Giải pháp chung

Căn cứ và điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hóa tập chung mang tính chất đồng bộ lâu dài.

- Phát triển cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm,…

- Các địa phương chủ động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao.

- Tăng cường kiến thức về khoa học kỹ thuật và đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp.

- Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát các hộ nông dân với các nguồn lực chủ yếu bao gồm đất đai, rừng, tín dụng, nguồn nước.

Tóm lại: Giải pháp sinh kế bền vững đối với những địa phương miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, diện tích canh tác lúa nước ít, thiếu nước sản xuất đất núi đá chủ yếu thì tập trung phát triển phương thức sinh kế trồng trọt trồng lặc, sắn, ngô tăng vụ trên đất trồng lúa giải quyết an ninh lương thực.

4.5.2.2. Giải pháp cụ thể

- Đối với ngành trồng trọt

Để phát triển sinh kế trồng trọt một cách bền vững tại địa bàn nghiên cứu, ta chọn ra các đối tượng cây trồng có khả năng thích ứng cao với điều kiện tự nhiên ( đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn ) đối với cây trồng hàng năm như cây ngô cây sắn… đây là những cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai địa phương, mất ít công sức chăm sóc và sản phẩm ngô, sắn có thể bán làm thức ăn cho chăn nuôi để giảm chi phí thức ăn cho chăn nuôi. Đối với cây trồng lâu năm có thể phát triển cây ăn quả như: mận, đào, lê, xoài trên đất gò đồi.

Bám sát địa bàn, thăm đồng thường xuyên để phát hiện các dịch bệnh thông báo cho người dân có hướng giải quyết kịp thời.

- Đối với ngành chăn nuôi

Để phát triển được sản xuất nông nghiệp nhất là tăng tỉ lệ đóng góp của ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp địa phương thì phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê là lựa chọn phù hợp.

Biết tận dụng được cả nguồn thức ăn xanh tự nhiên và các sản phẩm từ trồng trọt như rơm rạ, cám ngô, cám sắn nên chủ động được lượng thức ăn, giúp cho chăn nuôi trâu, bò có nhiều cơ hội phát triển, chăn nuôi dê được mở rộng quy mô.

Đây là lợi thế cần được khai thác và phát huy để phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển chăn nuôi nói riêng. Phát triển sinh kế chăn nuôi một cách bền vững cũng rất cần chú trọng các khâu đầu vào như: giống, thức ăn và phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi cũng như tiêu thụ vật nuôi đối với phát triển chăn nuôi nên tập chung vào nhóm hộ trung bình vì đòi hỏi đầu tư cho phát triển chăn nuôi là tương đối lớn.

Tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm của người dân trước khi xác định đem giống cây trồng vật nuôi chuyển giao cho người dân áp dụng vào sản xuất.

Kêu gọi sự đầu tư vốn của các tổ chức trong và ngoài tỉnh cho sản xuất của người dân đạt hiệu quả cao hơn.

- Đối với ngành lâm nghiệp:

Bảo tồn khu rừng già tự nhiên có thể khai thác được rất nhiều sản phẩm từ rừng như: nấm mộc nhĩ, phong lan rừng…Người dân nơi đây cần nâng cao kiến thức nông nghiệp để áp dụng vào săn xuất, ghép các giống lan rừng, nhân rộng các loại lan này để đem bán sản phẩm ra thị trường.

Ngoài ra cần trồng thêm diện tích rừng sản xuất với mục đích lấy gỗ để tăng thu nhập, trồng các loại cây có thời gian cho thu nhanh. Có thể kết hợp nuôi ong lấy mật trên rừng ở đó có nguồn thức ăn dồi dào cho ong.

Một kinh nghiệm nâng cao thu thập hiệu quả nhất là tổ chức phát triển nghề phụ, phi nông nghiệp. Bên cạnh hỗ trợ về vốn và tăng cường những hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho người dân, việc khai thác ngành nghề phi nông nghiệp và nghề phụ để người dân chủ động thêm các nguồn thu nhập trong khi nông nghiệp chưa thể tăng sản lượng là rất cần thiết.

Ngoài ra, các hộ phải biết tận dụng nguồn lực sẵn có của hộ gia đình để phát triển kinh tế hộ. Phải tạo điều kiện để khuyến khích người nghèo cho người nghèo học hỏi lẫn nhau phát triển các ngành nghề mới để giảm nghèo. Phát triển các ngành nghề như: làm đậu phụ, làm đồ gỗ, buôn bán, nấu rượu, …các ngành nghề này vừa tận dụng được các nguyên liệu tại địa phương, nguồn nhân lực nhàn rỗi tăng thu nhập cho gia hộ gia đình.

Tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm của người dân trước khi xác định đem giống cây trồng vật nuôi chuyển giao cho người dân áp dụng vào sản xuất.

Kêu gọi sự đầu tư vốn của các tổ chức trong và ngoài tỉnh cho sản xuất của người dân đạt hiệu quả cao hơn.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân tại xã chế là huyện xín mần tỉnh hà giang (Trang 74)