hiện thông qua các hoạt động sau:
4.4.1. Hoạt động thông tin tuyên truyền
Hoạt động thông tin truyền thông khuyến nông được coi là một mắt xích không thể thiếu trong công tác khuyến nông. Bởi truyền thông là khuyến khích phát triển nông nghiệp để đảm nhận cả việc nâng cao nhận thức về vai trò của nông thôn, nông nghiệp, nông dân; tạo sự đồng thuận cả xã hội ủng hộ tam nông; làm diễn đàn cung cấp sáng kiến, giám sát hiệu quả thực hiện tam nông. Hiểu được tầm quan trọng đó của truyền thông khuyến nông tổ chức CBKN huyện Xín Mần cũng như khuyến nông xã Chế Là đã không ngừng cải thiện chất lượng của hoạt động này trong những năm gần đây. Từ sự phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể khuyến nông đã giám sát quá trình sản xuất của bà con cũng như tình hình sản xuất, giá cả các loại nông sản trên thị trường khuyến nông xã Chế Là đã có những hoạt động tích cực như: theo dõi bám sát quá trình gieo trồng cây nông nghiệp của bà con từ đó sớm phát hiện các loại sâu bệnh hại, thông báo cho bà con để biết cách phòng trừ xử lý kịp thời; tuyên truyền cho bà con áp dụng kỹ thuật mới qua các cuộc họp thôn bản …
4.4.2. Dịch vụ khuyến nông và các hoạt động liên kết khác trong hoạt động khuyến nông khuyến nông
Theo kết quả điều tra cho thấy, đa số các hoạt động dịch vụ khuyến nông địa phương là hoạt động của tư nhân. Trên địa bàn xã có các dịch vụ khuyến nông như: bán vật tư nông nghiệp đầu vào cho người dân (phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y, giống cây trồng …), cho vay vốn tín dụng, tư vấn cho người dân…Trong đó, hoạt động dịch vụ khuyến nông được người dân tiếp cận nhiều nhất là dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào.
Hàng năm, tổ chức khuyến nông địa phương lại kết hợp với các tổ chức, đoàn thể để cung cấp các dịch vụ nông nghiệp như hỗ trợ phân bón,
cung cấp giống cây trồng…Từ 2012-2014 khuyến nông địa phương đã phối kết hợp với HND xã cung cấp dịch vụ phân bón trả chậm (giá thấp hơn giá thị trường 500 đồng/kg ); phối hợp với ban quản lý các thôn trong xã cung cấp thuốc diệt chuật cho người dân mỗi khi cây trồng của người đan bị chuật phá hoại… Sự tiếp cận của người dân với các dịch vụ khuyến nông được thể hiện ở hình 4.5.
Hình 4.5. Biểu đồ sự tiếp cận các loại dịch vụ khuyến nông của ngƣời dân
Các dịch vụ khuyến nông đã đem đến cho người dân tiếp cận những lợi ích nhất định. Cụ thể: dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào đã cho họ tiếp cận với các loại vật tư cần thiết như: phân bón, thuốc BVTV, thuốc diệt chuật…mà không phải tốn nhiều thời gian, công sức đi mua như trước đây, dịch vụ cho vay vốn tín dụng là một nguồn cung cấp chủ yếu “vốn mồi” cho người dân để phát triển sản xuất ban đầu. Dịch vụ tư vấn tại nhà cung cấp cho người dân những thông tin cần thiết, định hướng sản xuất phù hợp với thực tế của từng hộ gia đình cụ thể. Tuy nhiên, các nguồn cung cấp dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào phần lớn là các cá nhân tập thể tư nhân nên sự hoạt động của dịch vụ
này là nhanh hơn nhiều và không có sự ưu tiên cho người nghèo. Chỉ có trong các dịch vụ khuyến nông do các tôt chứ đoàn thể công thì sự ưu tiên cho người nghèo mới có.
4.5. Những khó khăn, trở ngại trong hoạt động sinh kế của ngƣời dân và các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế của ngƣời dân ở địa phƣơng và biện pháp giải quyết của khuyến nông
4.5.1. Những khó khăn, trở ngại trong hoạt động sinh kế của người dân xã Chế Là Chế Là
* Yếu tố khách quan
Điều kiện tự nhiên: thời tiết thay đổi thất thường năm thì hạn hán năm rét đậm rét hại, mưa bão sạt lở đất thường hay xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của người dân.
Địa hình hiểm trở giao thông đi lại khó khăn do vậy việc giao thương với bên ngoài còn hạn chế.
Nhiều đồi núi cao khó áp dụng các máy móc vào sản xuất.
Giá cả thị trường ngày càng tăng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng trong khi các loại nông sản của nông dân bán lại rất rẻ.
Không có thị trường cho các mặt hàng nông sản nên các sản phẩm dễ bị phá giá, giá thấp.
Dịch bệnh thường hay xảy ra gây thiệt hại lớn về kinh tế .
* Yếu tố chủ quan
Mỗi dân tộc có phương thức canh tác đặc trưng riêng nên việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật còn gặp nhiều khó khăn.
Trình độ dân trí thấp, bảo thủ và lạc hậu người dân thường áp dụng các kinh nghiệm bản địa vào sản xuất đôi khi không phù hợp với phương thức canh tác hiện nay.
Người dân sản xuất không tập chung, manh mún khó áp dụng các phương tiện kĩ thuật vào sản xuất.
Thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất do vậy hiệu quả chưa cao.
4.5.2. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế của người dân ở địa phương sinh kế của người dân ở địa phương
4.5.2.1. Giải pháp chung
Căn cứ và điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất theo hướng chuyên môn hóa tập chung mang tính chất đồng bộ lâu dài.
- Phát triển cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm,…
- Các địa phương chủ động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao.
- Tăng cường kiến thức về khoa học kỹ thuật và đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp.
- Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát các hộ nông dân với các nguồn lực chủ yếu bao gồm đất đai, rừng, tín dụng, nguồn nước.
Tóm lại: Giải pháp sinh kế bền vững đối với những địa phương miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, diện tích canh tác lúa nước ít, thiếu nước sản xuất đất núi đá chủ yếu thì tập trung phát triển phương thức sinh kế trồng trọt trồng lặc, sắn, ngô tăng vụ trên đất trồng lúa giải quyết an ninh lương thực.
4.5.2.2. Giải pháp cụ thể
- Đối với ngành trồng trọt
Để phát triển sinh kế trồng trọt một cách bền vững tại địa bàn nghiên cứu, ta chọn ra các đối tượng cây trồng có khả năng thích ứng cao với điều kiện tự nhiên ( đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn ) đối với cây trồng hàng năm như cây ngô cây sắn… đây là những cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai địa phương, mất ít công sức chăm sóc và sản phẩm ngô, sắn có thể bán làm thức ăn cho chăn nuôi để giảm chi phí thức ăn cho chăn nuôi. Đối với cây trồng lâu năm có thể phát triển cây ăn quả như: mận, đào, lê, xoài trên đất gò đồi.
Bám sát địa bàn, thăm đồng thường xuyên để phát hiện các dịch bệnh thông báo cho người dân có hướng giải quyết kịp thời.
- Đối với ngành chăn nuôi
Để phát triển được sản xuất nông nghiệp nhất là tăng tỉ lệ đóng góp của ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp địa phương thì phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê là lựa chọn phù hợp.
Biết tận dụng được cả nguồn thức ăn xanh tự nhiên và các sản phẩm từ trồng trọt như rơm rạ, cám ngô, cám sắn nên chủ động được lượng thức ăn, giúp cho chăn nuôi trâu, bò có nhiều cơ hội phát triển, chăn nuôi dê được mở rộng quy mô.
Đây là lợi thế cần được khai thác và phát huy để phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển chăn nuôi nói riêng. Phát triển sinh kế chăn nuôi một cách bền vững cũng rất cần chú trọng các khâu đầu vào như: giống, thức ăn và phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi cũng như tiêu thụ vật nuôi đối với phát triển chăn nuôi nên tập chung vào nhóm hộ trung bình vì đòi hỏi đầu tư cho phát triển chăn nuôi là tương đối lớn.
Tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm của người dân trước khi xác định đem giống cây trồng vật nuôi chuyển giao cho người dân áp dụng vào sản xuất.
Kêu gọi sự đầu tư vốn của các tổ chức trong và ngoài tỉnh cho sản xuất của người dân đạt hiệu quả cao hơn.
- Đối với ngành lâm nghiệp:
Bảo tồn khu rừng già tự nhiên có thể khai thác được rất nhiều sản phẩm từ rừng như: nấm mộc nhĩ, phong lan rừng…Người dân nơi đây cần nâng cao kiến thức nông nghiệp để áp dụng vào săn xuất, ghép các giống lan rừng, nhân rộng các loại lan này để đem bán sản phẩm ra thị trường.
Ngoài ra cần trồng thêm diện tích rừng sản xuất với mục đích lấy gỗ để tăng thu nhập, trồng các loại cây có thời gian cho thu nhanh. Có thể kết hợp nuôi ong lấy mật trên rừng ở đó có nguồn thức ăn dồi dào cho ong.
Một kinh nghiệm nâng cao thu thập hiệu quả nhất là tổ chức phát triển nghề phụ, phi nông nghiệp. Bên cạnh hỗ trợ về vốn và tăng cường những hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho người dân, việc khai thác ngành nghề phi nông nghiệp và nghề phụ để người dân chủ động thêm các nguồn thu nhập trong khi nông nghiệp chưa thể tăng sản lượng là rất cần thiết.
Ngoài ra, các hộ phải biết tận dụng nguồn lực sẵn có của hộ gia đình để phát triển kinh tế hộ. Phải tạo điều kiện để khuyến khích người nghèo cho người nghèo học hỏi lẫn nhau phát triển các ngành nghề mới để giảm nghèo. Phát triển các ngành nghề như: làm đậu phụ, làm đồ gỗ, buôn bán, nấu rượu, …các ngành nghề này vừa tận dụng được các nguyên liệu tại địa phương, nguồn nhân lực nhàn rỗi tăng thu nhập cho gia hộ gia đình.
Tìm thị trường đầu ra cho các sản phẩm của người dân trước khi xác định đem giống cây trồng vật nuôi chuyển giao cho người dân áp dụng vào sản xuất.
Kêu gọi sự đầu tư vốn của các tổ chức trong và ngoài tỉnh cho sản xuất của người dân đạt hiệu quả cao hơn.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua thời gian tìm hiểu đề tài “ Đánh giá tác động của công tác khuyến nông tới hoạt động sinh kế người dân xã Chế Là - huyện Xín Mần - tỉnh Hà Giang tôi rút ra được kết luận sau:
Sinh kế của người dân nơi đây khá là phong phú và đa dạng có đủ các loại hình sản xuất từ trồng trọt, chăn nuôi, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp…. Nhưng hoạt động sinh kế chính là trồng trọt với cây trồng chủ đạo cây lúa và cây ngô. Hàng năm diện tích lúa, ngô không ngừng được nhân dân mở rộng và luân canh tăng vụ nhằm thu lại lợi ích cao nhất.
Năng suất các cây trồng luôn giữ vững và ngày càng được nâng cao một phần là dựa vào sự hỗ trợ và chuyển giao các giống và kĩ thuật phù hợp cho nông dân của công tác khuyến nông. Tuy nhiên người dân còn gặp nhiều khó khăn :
- Thiếu vốn đầu tư vào sản xuất.
- Dịch bệnh thường xuyên sảy ra trên đàn gia súc, gia cầm.
- Canh tác manh mún, nhỏ lẻ khó áp dụng các TBKT vào sản xuất - Người dân còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước.
Công tác khuyến nông đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sinh kế của người dân. Tạo tiền đề cho xóa đói giảm nghèo và tiến hành công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay.Các hoạt động khuyến nông đã thiết thực mang lại hiệu quả trong các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường trong nông nghiệp nông thôn.
Về kinh tế, hoạt động khuyến nông đã tác động tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất góp phần làm tăng năng suất, sản lượng nông sản.
Về xã hội và môi trường, khuyến nông có vai trò lớn trong chuyển giao TBKT, nâng cao nhận thức cho người nông dân, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống người dân cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trong sản xuất, khuyến nông đã chú trọng đến vấn đề môi trường, CBKN hướng dẫn các hộ chăn nuôi tận dụng chất thải ủ hoai làm phân sinh học, và xây dựng hầm biogas làm cho môi trường được trong lành, đảm bảo vệ sinh và sức khoẻ cộng đồng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác khuyến nông còn một số hạn chế sau: Mạng lưới CBKN còn rất mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc được giao. Trình độ CBKN còn thiếu đồng bộ, tất cả chỉ mới được đào tạo 1 chuyên ngành, hầu hết họ còn thiếu kỹ năng phát triển cộng đồng, kỹ năng sư phạm nên còn gặp nhiều khó khăn khi hoạt động. Nội dung và các thông tin được truyền đạt trong các hoạt động khuyến nông còn chưa đầy đủ, mới chỉ thiên về các nội dung mang tính chất kỹ thuật. Chưa có khuyến nông thị trường, khuyến nông chế biến nông sản, khuyến nông xúc tiến thương mại, khuyến nông tư vấn dịch vụ kỹ thuật và khuyến nông hợp tác quốc tế.
Với thực trạng đó đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để hoàn thiện hơn nữa từ hệ thống tổ chức đến nội dung hoạt động và đội ngũ CBKN. Đòi hỏi cán bộ làm công tác khuyến nông nhận thức rõ trách nhiệm và vinh dự của mình để vươn lên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Có vậy khuyến nông mới xứng đáng là người bạn đồng hành đáng tin cậy của nông dân trên bước đường phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với nhà nước
Đảng và nhà nước tiếp tục có những chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tạo điều kiện giúp đồng bào nhân dân miền núi đầu tư phát triển sản xuất, chính sách đào tạo nguồn lực theo vùng miền, giúp nhân dân cải thiện đời sống, từng bước nâng cao khả năng hội nhập nền kinh tế đất nước trong thời kì đổi mới. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông hộ phát triển sản xuất. Nâng cao trình độ dân trí thông qua việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người dân. Cần có những chính sách phù hợp với điều kiện hiện tại của từng hộ nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển thuận lợi hơn như chính sách thuế, trợ giá, ứng dụng hướng dẫn kỹ thuật khuyến nông để nâng cao năng lực sản xuất của nông hộ.
5.2.2. Đối với các cấp chính quyền tại địa phương
Các ban ngành, cơ quan, UBND cần lựa chọn mô hình kinh tế sản xuất trong kinh tế hộ phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Có các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, nguồn nước,…
Tạo điều kiện cho các hộ nông dân được tham quan học hỏi kinh nghiệm tại một số địa phương có kinh tế nông hộ phát triển mạnh.
Tổ chức các hoạt động khuyến nông nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí, tăng cường hệ thống tín dụng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, có những chính sách hỗ trợ những hộ nghèo yên tâm làm kinh tế.
5.2.3. Đối với các hộ nông dân
Xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu, thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Tạo điều kiện thuận lợi cho con em đến trường.
Với lực lượng lao động trẻ phải tiếp cận với sản xuất công nghiệp, dịch vụ, giúp gia đình giảm bớt về gánh nặng kinh tế.
Luôn luôn học hỏi kinh nghiệm sản xuất của những hộ phát triển để áp dụng và thực hiện trên gia đình mình, nông dân cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tận dụng và phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của địa