* Pháp
Thế kỷ 15 - 16: một số công trình khoa học nông nghiệp ra đời như: “ngôi nhà nông thôn” của Enstienne và Liebault nghiên cứu về kinh tế nông thôn và khoa học nông nghiệp. Tác phẩm diễn trường nông nghiệp của Oliver de Serres đề cập tới nhiều vấn đề trong nông nghiệp như cải tiến giống cây trồng vật nuôi.[4]
Thế kỷ 18 cụm từ Phổ cập nông nghiệp (Vulgazigation Agricole), hoặc chuyển giao kỹ thuật đến người nông dân (Transfert des Technologies Agrcoles au Payan) được sử dụng phổ biến. [8]
Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đến nay. Trung tâm CETA (Centre d‟Etuder Techniques Agricoles) nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp đầu tiên được tổ chức do sáng kiến của nông dân vùng Pari hoạt động với nguyên tắc:
- Người nông dân có trách nhiệm và chủ động trong công việc - Sáng kiến từ cơ sở
- Hoạt động nhóm rất quan trọng
* Mỹ
Năm 1845 tại Ohio, N.S.Townshned chủ nhiệm khoa Nông học đề xuất việc tổ chức những câu lạc bộ nông dân tại các quận, huyện và sinh hoạt định kỳ. Đây là tiền thân của khuyến nông Mỹ.
Năm 1891 Bang New York dành 10.000 đôla cho khuyến nông đại học. Năm 1892 Trường đại học Chicago, trường Wicosin bắt đầu tổ chức chương trình khuyến nông đại học.
Năm 1907, có 42 trường đại học trong 39 Bang đã thực hiện công tác Khuyến nông
Năm 1910, có 35 trường Đại học đã có Bộ môn khuyến nông
Năm 1914 tổ chức khuyến nông được hình thành chính thức ở Mỹ, có 1861 hội nông dân với 3.050.150 hội viên
Thuật ngữ Extension Education đã được sử dụng để chứng tỏ rằng đối tượng giáo dục của trường đại học không nên chỉ hạn chế ở những sinh viên do nhà trường quản lý, mà nên mở rộng tới những người đang sống ở khắp nơi trên đất nước.[8]
Cho tới nay Mỹ là nước có nền nông nghiệp rất phát triển với chỉ 6% dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp nhưng năng suất và sản lượng nông nghiệp của Mỹ vẫn đạt mức cao. Điển hình là sản lượng đậu tương năm 1985 là 55 triệu tấn, tới năm 2001 sản lượng đậu tương của Mỹ đã tăng lên 70 triệu tấn cho đến nay Mỹ là nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, hàng năm xuất khẩu 16,9 triệu tấn chiếm 54% tổng khối lượng xuất khẩu đậu tương thế giới.
* Ấn Độ
Tại Ấn Độ tổ chức khuyến nông ra đời từ những năm 1950 tổ chức đào tạo theo 5 cấp: cấp Quốc gia, cấp vùng, cấp bang, cấp huyện và cấp xã.
Do làm tốt công tác khuyến nông cho nên Ấn Độ đã có một nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Mở đầu là cuộc “Cách mạng xanh” đã giải quyết cơ bản về vấn đề lương thực. Sau đó là “Cách mạng trắng” với phong trào sản xuất sữa và hiện tại nền nông nghiệp Ấn Độ đang thực hiện cuộc “Cách mạng nâu” đó là phát triển chăn nuôi trâu, bò. [8]
* Thái Lan
Ngày 20/10/1967 Chính phủ Thái Lan mới có quyết định thành lập tổ chức khuyến nông. Tuy ra đời hơi muộn so với một số nước khác nhưng Chính phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm đến hoạt động này. Hàng năm Chính phủ Thái Lan chi từ 120 - 150 triệu USD, thậm trí đến 200 triệu USD/năm để đầu tư cho hoạt động khuyến nông. Thái Lan cho tới nay có một hệ thống khuyến nông khá mạnh, có thể nói khuyến nông Thái Lan có mặt tới tận làng, xã. Ở Bộ nông nghiệp thuỷ sản có cục khuyến nông, ở cấp tỉnh có Trung tâm khuyến nông, ở cấp huyện có trạm Khuyến nông.
* Trung Quốc
Trung Quốc là một nước đông dân nhất trên thế giới với hơn 1,3 tỷ người nhưng nền nông nghiệp Trung Quốc không những đủ cung cấp nhu cầu trong nước mà còn là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Theo Jinguguan: “Hiện nay và trong tương lai, khuyến nông vẫn đóng vai trò quan trọng đối với nền nông nghiệp của Trung Quốc”.
Từ năm 1995 trở đi, Trung Quốc áp dụng chính sách hỗ trợ nông nghiệp sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Các chương trình khuyến nông chuyển giao giống cây trồng, lúa lai chất lượng cao, sản xuất đỗ tương xuất khẩu kết hợp cải tạo đất; dự án sản xuất giống vật nuôi, nâng cao sản lượng sữa được tập trung góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho nông dân. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua chương trình khuyến nông quốc gia, giống mới cung cấp cho nông dân gần như cho không, hàng loạt các hoạt động tập huấn, mô hình trình diễn được tổ chức giúp người nông dân nắm bắt được những kỹ thuật mới. Nhờ những chính sách đúng đắn của Nhà nước và hoạt động hiệu quả của khuyến nông, nông nghiệp Trung Quốc đã đạt được kết quả không ngờ sau vài năm thực hiện.
Từng bước Khuyến nông trên khắp các vùng miền của Trung Quốc đã giúp nông dân hiểu được vai trò, trách nhiệm của họ dưới sự phát triển chung của nông nghiệp. Các Khuyến nông viên giúp nông dân nâng cao trình độ canh tác, giúp họ hiểu được phải làm gì, làm khi nào và làm như thế nào? Cùng họ nghiên cứu ngay trên mảnh ruộng của mình để chính họ trở thành những chủ nhân – chuyên gia kỹ thuật viên.
Cuối năm 1997, trên toàn đất nước Trung Quốc đã có hơn 48.500 tổ chức khuyến nông với hơn 317.000 khuyến nông viên (từ Trung ương tới tỉnh, huyện, xã, làng bản); khuyến nông viên phối hợp hoạt động cũng khoảng 400.000 tổ chức nông dân là kỹ thuật viên. Hiện nay khuyến nông Trung Quốc đã là một hệ thống hoàn thiện trên quy mô cả nước sau nhiều năm không ngừng củng cố (Phạm Kim Oanh, 2006)