3.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Nguồn thông tin thứ cấp bao gồm các văn bản, báo cáo của UBND xã Chế Là, Đảng Ủy xã Chế Là các nguồn thống kê của huyện Xín Mần… liên quan đến nội dung nghiên cứu.
3.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi và quan sát trực tiếp trên đối tượng cụ thể.
Phương pháp phỏng vấn sâu:
+Trực tiếp: Lấy ý kiến của cán bộ khuyến nông và người dân để tìm hiểu thực trạng các hoạt động khuyến nông của xã.
-Phương pháp quan sát trực tiếp:
Quan sát trực tiếp, tiếp xúc với đối tượng được kiểm tra, giám sát để quan sát, xem sét một cách cụ thể diễn biến các hoạt động và kết quả hoạt động khuyến nông để thu thập thông tin số liệu. Quan sát thu thập thông tin đã được sử dụng gồm cách thức tiếp cận và thu thập thông tin từ thực tế để kiểm tra chéo các thông tin, những câu trả lời của người phụ trách công tác khuyến nông xã và các câu trả lời của người dân khi được phỏng vấn.
- Phương pháp chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để tiến hành điều tra.
+ Chọn 1/3 thôn trong xã để điều tra (gồm: Cốc Cộ, Đản Điêng, Cốc Độ, Sỉn Khâu). Ở mỗi thôn chọn ngẫu nhiên 15 hộ để điều tra. Tổng số hộ điều tra là 60 hộ.
Xây dựng phiếu điều tra:
Phiếu điều tra được tôi xây dựng thông qua các bước:
Bước 1: Dự thảo nội dung phiếu điều tra với các nội dung nghiên cứu. Bước 2: Tiến hành điều tra thử ở một số địa điểm nghiên cứu.
Bước 3: Bổ xung, chỉnh sửa và hoàn thiện mẫu phiếu điều tra chính thức cho các địa điểm chọn nghiên cứu của đề tài.
Nội dung cơ bản của phiếu điều tra gồm các phần: A. Thông tin chung của hộ.
Với các phiếu câu hỏi chuẩn bị sẵn, kết hợp với các câu hỏi mở tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ.