2.2.1 Ngoại chướng
Ngoại chướng là những thứ bên ngoài ảnh hưởng đến bản thân con người, trong
Phật Pháp gọi là Ngũ dục:
Tiền của (tài):chỉ cho tất cả những thứ gì có thể làm thành tài sản vật chất của con người.
Sắc dục (sắc):cũng gọi là ái dục, tức là đời sống tình dục, lạc thú thể xác của
con người do sự luyến ái giữa nam nữ đem lại.
Danh vị (danh):danh vọng và địa vị của con người trong xã hội.
Ăn uống (thực):những gì có thể nuôi sống thân mạng con người.
Ngủ nghỉ (thụy):sự ngủ nghỉ và tất cả những gì liên quan đến nó.
Mặt khác, trong kinhHiền Nhân, năm thứ dục vọng được kể ra như sau:
Các thứhình sắctốt đẹp ở trần gian (sắc–đối tượng tham dục của mắt). Các thứâm thanh tuyệt diệu (thanh –đối tượng tham dục của tai). Các loại mùi hương thơm quí (hương–đối tượng tham dục của mũi).
Các thức ngonvịngọt (vị–đối tượng tham dục của lưỡi).
Các sựchạm xúcêm dịu, đê mê của da thịt (xúc – đối tượng tham dục của thân).
Ngũ dục là điều mà mỗi cá nhân của chúng ta đều mong muốn được hưởng thụ
muốn có được. Có thể nói ngũ dục như một điều kiện cần thiết để con người hướng tới
sự hạnh phúc. Trong hồi 54- 55 có nhắc đến ý này : “ Mấy thầy trò đi ngang qua Tây Lương Nữ Quốc, dừng chân vào xin đóng dấu ấn trong văn điệp thông hành để tiếp
tục hành trình đến Tây Trúc. Nước này toàn là người nữ rất đẹp, khi gặp phái nam
nhất là thấy Đường Tăng tướng mạo phương phi họ nhìn không biết chán, reo mừng
vui vẻ tươi cười vây chặt mấy thầy trò không còn lối đi.
Ba đệ tử Đường Tăng thấy thế đưa những hình dung xấu xí ra để mở lối,nhất là Trư
Bát Giới làm cho đám con gái hoảng sợ ngã lăn tránh đường. Sau đó họ báo đến vua.
Nữ vương ra diện kiến gặp Đường Tăng liền say mê muốn kết duyên bắt ép làm vua
nước họ và để có giống truyền nối. Bát Giới khi thấy Nữ vương thì nhìn mê mệt rõ dãi. Cho nên nói "Trai mê gái sắc. Gái đắm hình trai" thật chẳng ngoa vậy…Sa Tăng bảo
vệ Đường Tăng lên ngựa, còn Tôn Hành Giả định làm phép "định thân" giữ đám phụ
nữ lại thì chợt có người con gái (yêu tinh hóa ra) ở mé đường ra đón, biến làm cơn gió
lốc cuốn bắt Đường Tăng mất tích. Thật là: " Vừa thoát lưới yêu hoa, lại gặp ma trăng
gió ".Yêu tinh bắt Đường Tăng về động khuyến dụ ép giao hoan, nhưng Đường Tăng
một mực định thần mong các đệ tử đến cứu. Yêu tinh giở trò đủ cách mà Đường Tăng không động lòng. Yêu tinh tức giận trói Đường Tăng giam lại. Sau đó các đệ tử đến
cứu, nhưng đánh không lại nó. Tôn Hành Giả đến gặp Bồ Tát Quan Âm, Bồ Tát chỉ lên Đông Thiên đến cung Quang Minh thỉnh Mão Nhật Tinh Quân mới hàng phục được nó.Khi yêu tinh gặp Tinh Quân thì nó hiện nguyên bản tướng là con Rết tu thành tinh ngã lăn ra chết. Tôn Hành Giả đến động cứu Đường Tăng ra”. Ở đây Tây
Lương Nữ Quốc là đại diện cho hình ảnh ngũ dục ( có sắc đẹp, có tiền tài, danh vị,…)
còn Đường Tăng là người đại diện cho sự tiếp nhận cho sự ngũ dục ( Người được
Quốc Vương yêu thích, và tìm mọi cách để có được) nhưng rất may nhờ Đường Tăng
có huệ căn tốt nên không bị sa lầy vào cạm bẫy của ngũ dục.
Trong đạo Phật thường khuyên chúng ta cẩn trọng với ngũ dục. Đức Phật không
ngũ dục một cách triệt để. Đức Phật chỉ mong con người chúng ta hãy biết kiềm chế
được ngũ dục trong bản thân, đừng nên ham muốn quá độ để rồi phải lo âu phiền não.
Tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng địa vị, ăn uống, hưởng thụ là những điều cần thiết
đối với mỗi chúng ta bởi vì nó cung cấp cho chúng ta niềm vui về mặttinh thần cũng
như là vật chất. Khi có đầy đủ ngũ dục con người của chúng ta cảm thấy thoải máivà
có tinh thần để làm tốt những trách nhiệm của mình. Chính vì những lợi ích mà ngũ
dục mang lại đôi lúc con người sinh ra sự ham muốn và nảy sinh ra lòng tham, đồng
thời lòng tham của con người là vô đáy. Con người chúng ta luôn luôn muốn tìm cách
để thõa mãn được tham muốn dục vọng của mình, nhưng lại không bao giờ có điểm
ngừng. Chính vì sự thăm đắm vào ngũ dục một cách mù quáng khiến con người trở
nên mệt mỏi và phiền não hơn là được hưởng lợi từ ngũ dục.
Con người khi chưa có đầy đủ ngũ dục thì tìm mọi cách để có được, nhưng khi
có rồi thì phải lo lắng, sợ bị mất đi hay người khác lấy mất từ đó sinh ra tâm khổ đau.
Ở hồi 16 khi Sư ở Viện Quan Âm lừa lấy được áo cà sa của Đường Tăng thì lại lo lắng
không yên " Hòa thượng kia lừa được áo cà sa vào tay, đem về hâu phòng nhìn cà sa kêu gào khóc lớn, làm cho các sư ở trong chùa không dám đi ngủ trước ”sau khi các tiểu đồng bày kế cho sư phụ mình để có thể mặc áo cà sa thêm một ngày thì lão sư lại
buồn hơn " Ví thử có giữ học được hàng năm chăng nữa cũng chỉ mặc được như thế
thôi, rút cục cũng không giữ được lâu dài ”.Sự lo lắng không yên của lão sư là do ngũ dục chi phối làm cho tinh thần trở nên sợ hãi, lo lắng không yên. Trong kinh Phật có
dạy “ Nhiều ham muốn tham cầu là khổ, sinh tử nhọc nhằn đều từ ham muốn, tham
cầu mà sinh ra. Biết hạn chế tham muốn, không tạo nghiệp thì thâm tâm an vui tự tại”
[ 4 ;tr. 98].Qua điều Phật dạy mới thấy nếu con người chúng ta quá bi lụy vào các dục thì ta thường là nô lệ của nó, không có lối thoát. Vì ngũ dục mà con người có thể làm những chuyện thương luân, hại lí, không đúng pháp luật và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Lão sư vì bị sắc dục chi phối mà đã bỏ qua đạo hạnh của mình để làm chuyện trái với đạo lí. Khi nghe Quảng Trí bày mưu để lấy áo cà sa thì lão sư liền
đồng ý “Thầy trò Đường Tăng đi đường vất vã, vô cùng mệt nhọc bây giờ ngủ say
rồi. Chúng ta cho mấy tay có sức khỏe, cầm gươm, cầm giáo mở cửa chùa ra, vào giết
ngầm đi, đem thi thể chôn ở vườn sau, chỉ bọn mình biết với nhau thôi, lại chiếm tất cả
ngựa bạch, hành lí, cà sa một thể để làm vật báu truyền gia, chả phải là một việc làm
Hòa thượng già nghe nói rất vui vẻ, lau nước mắt nói:
Tốt! ”. Chỉ vì sự ham muốn đạt được danh vọng tức thời mà họ đánh mất cả bản thân, mất đi lí trí. Lão Sư cuối cùng cũng bị thiêu chết trong chính biển lửa mà mình đã tạo ra. Đây có thể nói là biểu hiện của luật nhân quả trong đạo Phật.
Niềm vui mà ngũ dục mang lại cho con người rất nhiều, nhưng tác hại cũng không ít, sự bi lụy và phiền não là hai điều dễ trông thấy nhất khi đắm chìm vào ngũ
dục. Trong kinh pháp cú có nói “ Những kẻ bị tư tưởng hưởng thụ làm tao loạn, cầu
mong dục lạc thật nhiều, chính là tự trói mình thêm bền chặt” [ 4 ;tr.286]. Sự cẩn trọng đối với ngũ dục là điều con người cần nên có, vì ngũ dục luôn chứa trong nó
nhiều sự mê hoặc, hấp dẫn, nếu lí trí ta không vững vàng thì không thể nào vượt qua
được. Trong lời Phật dạy có nhắc đến “ Những ai tham đắm, mê say, bị trói buộc bởi
năm dục thì không thấy được sự nguy hại của chúng, những người đó đã rơi vào bất
hạnh, rơi vào tai họa, đã bị ác ma sử dụng theo nó muốn. Những người đó như một
con nai sống trong rừng bị sập bẫy nằm xuống, con nai ấy được hiểu là bị rơi vào bất
hạnh, rơi vào tai họa, sẽ bị thợ săn sử dụng như nó muốn, khi người thợ săn đến, con nai không thể bỏ đi như nó muốn” [ 4 ;tr.330] . Chính vì những lẽ trên ta cần một trí
tuệ đủ sáng suốt và một nghị lực tốt để có thể vượt qua được những cám dỗ từ đó giác
ngộ ra được điều hay lẽ phải trong ngũ dục để ta có được cuộc sống an lạc hơn.
2.2.1.1 Bát phong:
Trong đời sống thường tình có tám thứ luôn luôn làm lay động lòng người,
khiến sinh ra lắm điều bất an, vọng tưởng; đạo Phật gọi tám thứ đó là “ tám ngọn gió”
Lợi: điều gì làm cho thỏa mãn ý muốn của mình.
Suy:điều gì không làm thỏa mãn ý muốn của mình.
Hủy:lời chê bai sau lưng mình. Dự:lời khen ngợi sau lưng mình.
Xưng: lời khen ngợi trước mặt mình.
Cơ:lời chê bai trước mặt mình.
Khổ: đau thương, buồn phiền.
Lạc:vui mừng, sung sướng.
Tám gió này nếu như ta không biết dùng trí tuệ sáng suốt để phân biệt và nhận định một cách chính xác thì rất dễ bị chúng làm khổ đau. Trong hồi 20 và 21 có nói lên ý này“ Mấy thầy trò đang trên đường về tây thì gặp một yêu tinh đi tuần núi, rồi hai
bên đánh nhau. Yêu tinh dùng phép gạt Tôn Hành Giả và hoá một ngọn cuồng phong
bắt Đường Tăng về động... Tôn Hành Giả tìm đến động khiêu chiến... Do gặp phải tay
yêu tinh Phong ma thổi một luồng gió độc làm mắt Tôn Hành Giả đau xốn, nước mắt
cứ tràn ra nên phải đi tìm thuốc chữa... Sau đó gặp một ông già nói: " Gió ấy thổi ra
trời đất tối, đá vỡ núi lở, mạng người gặp gió ấy thì không thể sống, trừ ra là thần tiên mới vô sự...”. Tôn Hành Giả trở lại vào động tìm sư phụ, quan sát nghe trộm được lời
yêu tinh nói chỉ sợ có Bồ Tát Linh Cát ngoài ra không sợ ai... Nên Tôn Hành Giả đến
cầu Bồ Tát Linh Cát giúp... Bồ Tát cùng Tôn Hành Giả đến động... Tôn Hành Giả vào
đánh dụ yêu tinh ra, Bồ Tát ở trên không ném Phi Long Trượng xuống và niệm thần
chú, yêu tinh liền đầu phục hiện nguyên hình là con chuột lông vàng... Tôn Hành Giả
tính giết, Bồ Tát ngăn lại nói: " Nó là con chuột tu ở chân núi Linh Sơn, vì trộm dầu đèn làm mờ tối nơi thờ cúng nên nó sợ trốn xuống đây làm yêu tinh. Hãy để tôi đem nó
về trình đức Như Lai định tội... ”. Trong giáo lí nhà Phật quan niệmrằng nguồn gió mà yêu quái thổi ra tượng trưng cho bát phong. Qua đoạn trích trên cho thấy nếu như
Ngộ Không biết được nguồn gió độc từ đâu mà yêu quái có, và biết cách khắc phục
loại gió độc này tốt hơn thì chắc hẳn Ngộ Không đã không đau xốn nước mắt tràn ra
nên phải tìm thuốc chữa, còn Bồ- Tát Linh Cát đại diện cho sự sáng suốt, trí tuệ vững vàng nên nhận ra được lí do và biết cách khắc chế yêu tinh. Thế mới biết tám gió mà nhà Phật nói đến là muốn chúng ta nhận ra được nguồn gốc và bản chất của từng loại gió để mà khắc phục và không bi lụy vì nó.
Trong cuộc sống thực tại của con người không ai có thể thoát được bát phong. Trong chúng ta từng một lần bị một trong tám gió này làm cho đau khổ, nếu ta không làm chủ được những điều này thì sẽ khiến ta lún sâu vào khổ đau của nó vì thế trong giáo lí nhà Phật có nói “ Nếu một trong tám gió này thổi đến đối với con người thường
thì chắc khổ não, đôi khi còn tự vẫn nữa” [tr.82] vì thế ta cần biết được nguồn gốc
của tám gió để có cách khắc phục.
Lợi và Suy. Là hai yếu tố luôn đi liền với nhau. Đôi khi, con người khó phân biệt được hai điều này nếu không thật điềm tĩnh. Trong tác phẩm mỗi lần thầy trò
Đường Tăng đi khất thực, sự lợi suy cũng được biểu hiện. Sự lợi suy ở đây đó là sự lợi
ích cũng như tác hại mỗi lần đi khất thực, mỗi lần khất thực yêu quái xuất hiện, chúng
biến thành những con người hiền lành để cám dỗ bốn thầy trò. Cái mà họ nghĩ là lợi
. Ở hồi 73 khi bốn thầy trò đã đánh đuổi được bảy yêu tinh ở động Bàng Tơ, đi ngang qua một am chùa họ định ở lại để khất thực, nhưng họ đâu ngờ đạo sĩ trong am chùa lại là sư huynh của bảy con nhền nhện. Khi đi vào am chùa bốn thầy trò được yêu quái
đón tiếp rất chu đáo, nhưng trong sự chu đáo đó lại chứa đầy sự nguy hiểm “đạo sĩ
cân đủ một cân hai lai độc dược, chia ra làm bốn phần, rồi lấy mười hai trái hồng táo,
mỗi trái đều dùi lỗ nhỏ, bỏ độc dược một lai, bít lại như cũ, cứ một chung trà để ba
trái hồng táo, lại lấy ba trái hắc táo để vào một chung, sắp nằm chung trên năm cái
dĩa, rồi nói rằng:
- Nếu ta ra hỏi không phải Ðường Tăng thì thôi, bằng quả thiệt Ðường Tăng thì ta bảo đem đồ ăn uống nước thì các ngươi chế nước trà vào năm chén ấy”. Qua đoạn trích trên ta nhận ra rằng lợi và suy là hai điều luôn song song tồn tại với nhau trong
cuộc sống. Lợi là tất cả những thứ con người mong muốn, là cái mà ta có được khiến
cho ta vui, hạnh phúc. Suy là cái mình đánh mất đi là cái mà mình không thể biết trước được. Muốn được điều lợi này ta có vô số cách, từ việc tạo lợi từ chính đôi tay và trí óc của mình, hay nhờ người khác mang lại cho mình… Tất cả mọi người tìm quyền lợi cuối cùng cũng nhằm một mục đích là thõa mãn nhu cầu cho cuộc sống, nhưng đôi khi vì quyền lợi, tham vọng, chính ta lại làm đau khổ cho mọi người. Trư Bát Giới đã nhiều lần vì lợi ích của mình mà muốn chia tài sản và muốn bỏ đi. Đứng trước các vấn đề, Trư thưởng rất hồ đồ, không điềm tĩnh suy nghĩ thiệt hơn, vì cái trước mắt mà chịu
nhiều thiệt hại, chẳng hạn như khi tên đạo sĩ là sư huynh của bảy con yêu nhền nhện,
mời Bát Giới uống trà, Bát Giới liền uống mà không biết trong trà có độc. Trong lời
dạy của Phật có nói “Được mất rất mong manh và vô thường” và trong Kinh Phật có
dạy “ Có lợi đừng nhúng tay vào, vì nhúng tay vào là hắc ám tâm trí” [ 5 ;tr.76]đôi
khi đằng sau cái lợi là cạm bẫy. Bởi lẽ lợi không phải đơn giản mà có được lợi lộc. Nó luôn chứa trong đó hiểm họa và nguy hiểm. Đôi khi quyền lợi che cả mắt và lương tâm của mình vì thế khi có lợi ích ta cần phải sáng suốt nhận ra đâu là lợi ích thật và lợi ích
hư ảo để có cách tiếp nhận một cách đúng đắn. Còn khi ta mất đi một điều gì đó ta
cũng không nên quá khổ đau, không nên bi lụy mà ta cần cố gắng lấy lại lí trí và tinh thần để vượt qua được hoàn cảnh, làm lại những gì ta đã mất.
Hủy, dự, xưng, cơ là những điều ít nhất một lần ta phải tiếp nhận, nhưng không
phải điều khen chê nào ta cũng nên nghe mà ta cần dùng lí trí của mình để tiếp nhận lời khen chê. Bát Giới là nhân vật nhiều lần bị người khác chê bai nhưng khi biết được
tài năng và bản tính của y lại hết lòng khen tặng. Ở hồi 28 khi thấy Bát Giới và Sa Tăng bước vào các quan văn võ ai cũng sợ và chê bai “ Hai vị hòa thượng này xấu xí đã đành nhưng rất là thô tục! Vào ra mắt Quốc Vương nhà mình, chỉ chào rồi ngang nhiên đứng im không lạy, đáng quở….nhưng khi Bát Giới và Sa Tăng trổ tài nghệ thì