Chữ “Nhẫn” trong cuộc đời.

Một phần của tài liệu giáo lí phật giáo trong tiểu thuyết tây du ký” của ngô thừa ân (Trang 56)

Trong cuộc sống, chữ “nhẫn” là một trong những đức tính con người chúng ta

cần phải có. Dòng đời trong cuộc sống hiện tại ngày nay như một con sông vậy luôn

khúc khuỷu , có chỗ sâu chỗ cạn , có chỗ ghập ghềnh, nguy hiểm vì thế ta cần nên cẩn

thận trong đường đời để có thể sống được an bình mà không phải sợ sệt điều gì. Nếu

có chữ nhẫn” ta sẽ vượt qua được mọi thử thách, gian nan mà cuộc sống mang lại cho chúng ta.

Trong suốt cuộc hành trình Ngộ Không là người thiếu đi tính nhẫn nhất, đã có

nhiều lần Ngộ Không, không kiềm chế được bản thân của mình nên đã gây ra nhiều

hậu quả đáng tiếc, ở hồi 24 Ngộ Không vì không kiềm chế được tính nóng giận của

mình nên đã gây ra hậu quả là làm gãy cây nhân sâm“ Hành giả nhổ một sợi lông đằng sau gáy, biến ra Ngộ Không giả đứng cạnh Đường Tăng cùng với Ngộ Năng,

Ngộ Tĩnh nghe chửi mắng, còn chính mình thì xuất thần, nhảy lên trên không, ra vườn

nhân sâm, nhè gốc cây đánh gậy sắt vào đến choang một cái, lấy sức di sơn đảo hải đẩy cây lăn kềnh ra” Sự thiếu kiềm chế bản tính của mình đã làm cho bốn thầy trò bị

Đại Tiên đuổi bắt và nếu không có Quan Âm giúp đỡ thì chắc hẳn Ngộ Không cũng

như bốn thầy trò có thể thoát được.

Nhân vật Bát Giới cũng là nhân vật cho ta thấy chính vì không kiềm chế được tính nhẫn của mình nên cũng gây ra biết bao nhiêu tai hại dở khóc, dở cười, như khi Bạch Cốt Tinh biến những hòn đá thành những cái bánh bao thì Bát Giới liền chạy đến lấy ăn liền, khi phát hiện đó là đá thì đã quá muộn vì Bát Giới đã ăn vào bụng”

nếu như Bát Giới biết kiềm chế tính háo ăn của mình và biết kiên nhẫn một chút thì có

lẽ không phải bị hậu quả như vậy.

Trong Tây Du Kí nhân vật Bạch Long Mã và Đường Tăng là nhân vật đại diện cho lòng kiên nhẫn tốt nhất vì trên đường thỉnh kinh Long Mã là nhân vật“ làm thân

cho Đường Tăng cưỡi và phải gánh vác hành lí” nhưng Long Mã không một tiếng than thở vẫn một lòng một dạ đi thỉnh kinh và cuối cùng nhờ lòng kiên nhẫn của mình mà Long Mã cũng đã trở thành Phật. Đường Tăng là một người trần mắt thịt nhưng

vẫn không hề chùng bước vẫn một lòng một dạ hướng tới chân kinh, sự kiên nhẫn và

thành tâm của Đường Tăng đã được đền đáp một cách xứng đáng là được chở thành Phật.

Tài sản của con người có thể là tiền bạc, sức khỏe, nhà cửa, gia đình… những

nếu con người không có chữ “ Nhẫn” trong đức tính thì tất cả những tài sản ấy đều có

thể trở thành mây khói. Vì vậy có thể nói một tài sản không thể thiếu của con người đó là đức tính “ Nhẫn”, vì chữ “ nhẫn” có nó sẽ theo ta suốt cuộc đời, vì mọi lĩnh vực,

mọi môi trường đều cần đến chữ “ nhẫn” để tồn tại.

Trong giáo lí nhà Phật có nói “ Nhẫn là sự kết tinh của trí tuệ và một tấm lòng bao dung” [5;tr,57] nếu như chúng ta đã tốt về trí tuệ, tri thức nhưng ta không có chữ

Trong Kinh Pháp Việt Nam có nói“ Nhẫn là cách ứng xử thường trực của kẻ thành công , nhẫn là mưu lược của kẻ chiến thắng, nhẫn là cách ứng xử khôn ngoan của người có trí tuệ, nhẫn là đức hạnh của kẻ có tấm lòng bao dung, nhẫn là thánh kinh cho kẻ muốn tạo cơ nghiệp trong cuộc đời, nhẫn là tâm niệm cho kẻ muốn sống bình an, và hạnh phúc cho cuộc đời.” [4;tr.301]

Chính vì những lẽ trên mà kinh pháp nhà Phật có kết luận rằng “ Nhẫn là bình tĩnh sáng suốt, tỉnh táo và bao dung khi đón nhận những điều bất như ý dẫn đến với mình để từ đó tìm ra cách ứng xử tốt nhất cho mình và cho đời” [4; tr.75]. Chữ “

Nhẫn” luôn song song tồn tại với bao dung để hướng con người đến điều tốt, còn nếu

chỉ có nhẫn mà không có sự bao dung thì ngược lại sẽ biến con người ta thành người

ác độc và hận thù”

“ Nhẫn” là một đức tính con người ta cần có để tạo sự yêu thương, tôn trọng

nhau và tôn trọng các giá trị của cuộc sống hiện tại và tương lai.

2.2.2.2 Thất tình

Thất tình là trạng thái tâm lí tiềm ẩn trong tâm thức của mỗi người, khi có cơ hội thứ tình cảm ấy sẽ hiện ra bên ngoài, biểu lộ qua cử chỉ, nét mặt lời nói …bất kể chúng ta là ai cũng không thể thoát khỏi sự bao bọc của lưới tình, nó đến tự nhiên và đôi khi mang đến cảm giác thái quá về tâm lí, đôi lúc gây ra cho con người hành động thiếu ý thức, tác hại.

Thất tình đã trở thành quy luật của nhân loại. Phật Pháp gọi là “ Công nghiệp

chung mà ít hay nhiều là do sự huấn tập riêng của mỗi người”[4 ;tr.32]. Thất tình là bảy thứ tình cảm mà mỗi chúng ta đều có đó là : Vui mừng, giận dữ, buồn bã, lo, sợ, yêu, ghét, ham muốn.

Mừng: Tâm trạng rất thích thú vì được như mong muốn. Vui vẻ hớn hở khi gặp

dịp may mắn hay hoàn thành một công việc nào trọng đại nên tâm phấn chấn sung

sướng thỏa mãn trong lòng.

Giận: Là hờn dỗi, phiền muộn, bực bội, oán thù, sân hận do những nghịch cảnh

làm cho không vừa lòng hay trái ý.

Lo: Một trạng thái không yên lòng vì phải bận tâm lo lắng một điều gì không hay có thể xảy ra, hoặc lo nghĩ, tính toán về điều này việc nọ.

Sợ: Là trạng thái bất an. Những hoàn cảnhlàm khủng hoảng tinh thần nên kinh hoàng, sợ sệt, không yên lòng do thấy hay biết trước điều không hay nào đó có thể xảy ra.

Yêu: Có tình cảm quí mến đằm thắm với một đối tượng nào đó nên khởi niệm yêu thương, trìu mến; gặp người vừa ý hợp nhãn sanh lòng luyến ái trộm nhớ thầm thương.

Ghét: Có ác cảm, không ưa thích, như người hoặc cảnh làm trái ý nghịch lòng, sanh tâm ghét bỏ, ganh tỵ, tật đố. Trái với yêu.

Muốn: Sự đòi hỏi, khát khao, mong muốn được đáp ứng đầy đủ tất cả theo sở

thích. Gặp những gì vừa ý đẹp lòng liền muốn đem về cho mình, bất kể mọi trở ngại khó khăn.

Trong “ Tây Du Kí” ở hồi 72- 73 Ngô Thừa Ân đã dùng hình ảnh của những con yêu tinh nhện để nói lên ý này:

Mấy thầy trò đến một thôn trang, mọi khi Đường Tăng sai đồ đệ vào xóm khất thực,

nhưng hôm nay lại tự đi vì thấy thôn trang trống trải nên không sợ... Khi đến trước

nhà thí chủ, gặp mấy người con gái Đường Tăng chẳng dám lên tiếng, sau đành phải

gọi để xin cơm. Các cô đang đùa giỡn, nghe có tiếng người vội đi ra cửa thì gặp Đường Tăng, liền mời vào và thưa hỏi như người biết đạo. Đường Tăng đi theo vào

nhà, các cô làm cơm mặn đãi. Đường Tăng từ chối không ăn bỏ đi ra, liền bị các cô phun lưới trói cứng, treo lên sàn nhà. Té ra là bảy yêu tinh nhền nhện... Tôn Hành Giả

thấy thầy đi lâuquá mà không về liền nghi có chuyện không ổn nên đi tìm. Khi đến căn nhà đầu thôn chỉ thấy những mạng nhện dầy đặc, biết thầy mình bị nạn... Nói về Đường Tăng, khi bảy yêu tinh đi tắm mát xong mới về làm thịt ăn mừng. Tôn Hành Giả và Bát Giới tìm đến chỗ yêu tinh tắm để đánh. Riêng Bát Giới gặp bảy yêu tinh

đang tắm dưới hồ thì sanh tâm tà vậy, xuống đùa giỡn, trêu cợt liền bị mấy yêu tinh

phun lưới trói không nhúc nhích. Tôn Hành Giả đến sau thấy vậy tiến đánh, dùng thuật cuộn hết những dây tơ, yêu tinh hoảng sợ chạy đến tá túc nhà một yêu tinh khác. Tôn Hành Giả cứu thầy và mấy sư đệ xong, lại khởi hành đi tiếp. Đến tối thấy có một

nhà ở cuối thôn, mấy thầy trò vào xin tá túc, nhưng không ngờ nhà này cũng là nhà của một yêu tinh mà bảy yêu nhền nhện đến ẩn náu và cầu xin giúp đỡ để trả thù... Mấy thầy trò Đường Tăng do vì không biết nên bị yêu tinh thuốc chết, chỉ có Tôn

chủ chạy thoát... Tôn Hành Giả tìm thuốc cứu Đường Tăng và các sư đệ...”. Thất tình ở đây giống như mạng lưới trói buộc con người, nếu con người không có một trí tuệ

tốt thì khó lòng có thể thoát được, giống như Đường Tăng vào nhà bảy con nhện tinh

và không thoát ra được. Trư Bát Giới cũng vì bị thất tình lôi cuốn nên bị các yêu tinh trói buộc, và nếu như không được Ngộ Không đến kịp thời thì có lẽ Bát Giới đã bị giết hại, bởi vậy mới thấy nếu không có thái độ kiên quyết thì thất tình rất dễ trói buộc và làm hại ta.

Trạng thái vui, giận, buồn, lo, sợ, yêu, ghét, muốn đấy cũng là trạng thái tâm lí chung của con người, bởi lẽ muốn hiểu được sự thật về con người như thế nào thì không phải là chuyện dễ dàng nhìn nhận được và có lẽ chỉ khi nghiên cứu về con

người trong giáo lí Phật giáo thì mà mới hiểu hết được. Đó cũng là nguyên nhân tại

sao đạo Phật vẫn còn tồn tại và phát triển cho đến bây giờ. Đạo Phật nói lên lẽ thật trong thâm tâm con người và các vấn đề sinh lão, bệnh tử ở con người, giúp ta biết vượt qua khổ não để yên ổn an vui.

Bảy thứ tình cảm này cũng là lẽ sống , thiếu chúng con người cũng chẳng biết

được ý nghĩa của cuộc sống là gì, dù vui, buồn hay khổ đau con người vẫn nhẫn nại

vượt qua và không chịu cam phận “ Thất tình ví như một cục nam châm lúc nào cũng

muốn hút con người vào quỹ đạo đam mê mà không có lối thoát” [2;tr.311]. Những ham muốn được thõa mãn là vị ngọt, hay những thứ làm cho con người mãn nguyện, hạnh phúc và những khát khao ấy chẳng bao giờ có điểm dừng vì con người luôn

muốn vươn tới cao hơn, có được nhiều hơn những gì mình đang có và luôn tìm những

thứ tốt hơn cho mình. Từ ham muốn cái đẹp cho bản thân, không bệnh tật, đến ăn sung

mặc sướng, trẻ mãi không già … cho đến những thứ bên ngoài, muốn mọi người làm

vừa ý mình và đôi lúc là khát vọng chiếm đoạt để thõa mãn.

Từ những ham muốn đó con người trở nên lo lắng, bất an. Khi có nhiều vật chất

họ lo sợ mất đi, lo sợ bị chiếm đoạt, khi thương yêu ai đó họ sợ bị người khác cướp đi

tình yêu của mình và tìm mọi cách để giữ để chiếm hữu do đó sinh ra trạng thái lo lắng không yên.

Thế mới biết khi mới sinh ra con người đã bị kẹt trong vòng tròn của thất tình lục dục, bị nó ràng buộc cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, khi không có được thì tìm

kiếm, khát khao làm bằng được, khi có được thì lo sợ mất đi hay đôi khi không biết

Bởi vậy lòng người có nhiều mâu thuẫn và khó ai biết được rõ lòng dạ của người khác như thế nào và họ có thật lòng hay không, tốt xấu ra sao, cho nên đôi khi ta có giận có hờn, đang vui vẻ hạnh phúc đó mà phút chốc trở nên thù hận chán ghét nhau. Cũng chính vì thế mà ta cần phải cân nhắc trong mọi sự việc, phải biết cảm thông và biết lắng nghe để tránh những điều không hay, đáng tiếc. Nhưng không phải bất kì ham muốn nào cũng là xấu, cũng là tiêu cực , có người ham muốn có được sự an bình, thoát khỏi những bi lụy, khổ ải và làm những điều tốt đẹp cho xã hội , là mong

muốn đẹp đẽ đáng trân trọng.

Không phải chỉ riêng Phật pháp mới khuyên con người ta về đạo làm người mà ngay cả trong đời sống thường ngày lối sống hướng đạo cũng dạy bảo cho con người nhiều điều tốt đẹp. Đặc biệt là tình mẫu tử, tình cảm gia đình. Khi sinh ra trên cõi đời con người đã biết đến đấng sinh thành , biết ơn những người đã tạo ra họ, và biết đến công dưỡng dục, thứ tình cảm ấy đã trở nên thiêng liêng vô tận không có gì sánh bằng. Trong tình yêu cũng vậy nếu như hai người tin tưởng nhau, biết sống vì nhau thì hạnh phúc sẽ đến rất gần, còn nếu như không có hạnh phúc thì cũng không nên bi lụy vì tình

yêu. Con người chúng ta phải sống sao để được mọi người yêu mến được mọi người

thương yêu, phải kiềm chế được bản thân để giúp mình và xã hội.

2.2.2.3 Trí tuệ :

Trí tuệ là điều rất cần thiết đối với con người , nếu ta có trí tuệ tốt thì ta sẽ vượt qua mọi sự hiểm nguy,cám dỗ, sự dối trá của mọi điều. Ở hồi57-58 có ý nói lên trí tuệ “Trên đường đi mấy thầy trò bị bọn cướp đón đường, nên Tôn Hành Giả đã nặng tay đánh chết hết mấy người, Đường Tăng không nhịn được bèn đuổi Tôn Hành Giả... Tôn

Hành Giả ra đi không trở về động mà đến Bồ Tát Quan Âm cáo chứng... Không có

Tôn Hành Giả, Bát Giới phải đi xin cơm…. Đường Tăng thấy Bát Giới xin cơm lâu quá mà chưa về mới bảo Sa Tăng đi tìm. Đường Tăng ở lại một mình bị Tôn Hành Giả

giả đánh ngất đi rồi lấy hết hành lý về động Thủy Liêm... Đường Tăng tỉnh lại nghĩ

rằng Tôn Hành Giả thật làm phản nên bảo Sa Tăng đến động Thủy Liêm năn nỉ xin lại

hành lý... Khi Sa Tăng đến nơi, Tôn Hành Giả giả không đưa mà còn biến ra Đường Tăng, Bát Giới, Sa Tăng và Ngựa Bạch giả chuẩn bị lên đường sang Tây thiên thỉnh kinh, để về Đông thổ xưng danh làm Tổ... Sa Tăng mới biết không phải sư huynh mình, giận quá đánh chết Sa Tăng giả rồi tẩu thoát đến chỗ Bồ Tát Quan Âm cầu cứu thì gặp Tôn Hành Giả thật ở đó... Sa Tăng thuật chuyện đã xảy ra cho Bồ Tát nghe. Bồ

Tát sai Tôn Hành Giả thật đến động xem Tôn Hành Giả giả là ai mà dám làm thế...

Khi gặp nhau cả hai chiến đấu không phân thắng bại, còn Sa Tăng đi theo muốn đánh giúp sư huynh mà không biết ai thật, ai giả đành đứng nhìn. Tôn Hành Giả thật vừa đánh vừa dẫn dụ đi đến chỗ Bồ Tát nhờ đọc thần chú để Sa Tăng nhận ra ai thật ai

giả. Bồ Tát đọc thần chú cả hai đều đau đầu nên cũng không phân biệt được, bèn lên nhờ đến Thượng đế... Thượng đế cũng không nhận ra. Dẫn xuống U minh nhờ Bồ Tát Địa Tạng sai con Đế Thính ngửi xem ai thật, ai giả. Vì ở Thượng đế và U minh Tôn Hành Giả có đến, nên hai vị này có biết qua nay nhờ phân định dùm. Đế Thính biết nhưng cũng không nói được và không thể giúp sức bắt yêu tinh, vì thần thông yêu tinh không kém với Tôn Hành Giả... Địa Tạng nói: "Như vậy làm sao diệt trừ". Đế Thính

nói: "Phật pháp vô biên". Ngài Địa Tạng tỉnh ngộ bèn chỉ đến Đức Phật mới biện được, nên cả hai đồng ý cùng đến trước Phật... Phật nhìn liền biết hết cả và nói lai lịch về Tôn Hành Giả giả. Tôn Hành Giả giả nghe Phật nói rõ gốc gác của mình bèn hóa thành con ong bay chạy, Phật liền tung bát tộ úp lấy. Mọi người đến cầm lấy bát

lên, nó hiện rõ bản tướng là con Lục nhĩ hầu (khỉ sáu tai), Tôn Hành Giả không nhịn được liền đánh chết...” . Ở đây, tác giả cho thấy khi trí tuệ không hiện hữu thì trên

đường hành đạo sẽ gặp trở ngại, giống như Đường Tăng đuổi Tôn Hành Giả liền gặp

Một phần của tài liệu giáo lí phật giáo trong tiểu thuyết tây du ký” của ngô thừa ân (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)