Nhân vật Sa Ngộ Tịnh ( Sa Tăng ):

Một phần của tài liệu giáo lí phật giáo trong tiểu thuyết tây du ký” của ngô thừa ân (Trang 35)

Nhân vật Sa Ngộ Tịnh chỉ là nhân vật thứ yếu trong đoàn thỉnh kinh nhưng

những việc làm và tính cách của anh ta cũng để lại rất nhiều ấn tượng cho người đọc.

Sa Ngộ Tịnh là nhân vật tượng trưng cho thức thứ bảy, mà trong duy thức học gọi là Mạc na thức, thức thứ bảy thường đắm đuối và bám chặt vào một một nơi, chính vì thế Ngô Thừa Ân đã chọn nơi ở cho Sa Tăng là dòng sông khi Sa Tăng chưa giác ngộ. Khi mới xuất hiện Sa Tăng đã gây cho mọi người một sự sợ hãi bởi hình hài bên ngoài của mình.

“Đấy đầu tóc đỏ rối bay tung. Hai mắt tròn xoe tự đèn lồng .

Chẳng rám, chẳng xanh, da xám ngắt, Như vang, như dội, tiếng chuông đồng.

Áo lông ngan mặc màu vàng thẵm. Đai sợi đôi vòng sắc trắng bong.

Chín cái sọ khô đeo trước cổ

Tay cầm bảo trượng rất oai phong

Với hình hài nhưvậy mọi ngườisẽ lầm tưởng rằng Sa Tăng chắc hẳn là một người có tính khí hung tợn, và không chịu nghe lời ai chỉ bảo. Nhưng khác hẳn với suy nghĩ của

mọi người,Sa Tăng là một người rất điềm tĩnh và tốt bụng. Đặc biệt Ngộ Tĩnh có một

mô, độc ác. Trước sự cám dỗ của sắc dục Sa Tăng vẫn kiên định một lòng. Ở hồi 23 cho dù Bồ Tát có biến thành những cô gái đẹp để thử lòng thiền của Sa Tăng thì Sa

Tăng vẫn một lòng để hướng về Phật “Đệ tử được Bồ Tát khuyến hóa, đã chịu giới

hạnh, chờ đợi sư phụ, từ khi sư phụ thu nhận, con lại được giáo huấn, theo hầu sư phụ chưa được hai tháng, chưa từng nhận được nửa phần công quả, sao sớm đã tính chuyện giàu sang ? Thà chết con cũng cứ sang Tây Thiên, quyết không làm cái việc

dối lòng”. Sự kiên định của Sa Tăng có được chính là nhờ sự khuyến hóa của Phật

pháp và cũng nhờ Sa Tăng nhận ra được chân lí mà Phật pháp mang lại. Chính vì thế

mà Sa Tăng còn có tên khác là Ngộ Năng, là sự ngộ ra ánh sáng do Phật pháp mang

đến.

Không chỉ có vai trò là người gánh vác hành lí và cho ngựa ăn, Sa Tăng còn cho ta thấy được khí chất anh hùng của mình mỗi lần khi phải đối đầu với những tên yêu quái.Sa Tăng không hề e sợ, luôn chiến đấu tới cùng. Nhân vật này đã điều khiển được những tác động từ bên ngoài, giữ lòng chính đạo, cho nên Ngộ Năng lúc nào cũng trung thành một lòng không bao giờ lùi bước cho dù có bao nhiêu khó khăn đi

nữa. Khi Đường Tăng bị Trăn Tinh bắt Bát Giới liền đòi chia tài sản nhưng Sa Tăng

nhất quyết không chịu và còn khuyên cả Bát Giới. Nét đẹp của nhân vật Sa Tăng là

lòng kiên định. Sự kiên định cần thiết để vượt qua những kiếp nạn trên hành trình đến được Tây Phương.

Ngoài bản tính kiên định, dũng cảm, Sa Tăng còn biết phân biệt lẽ phải, và rất chân thực, không nịnh nọt. Ở hồi 80 khi Bát Giới nói xấu Phật Tổ “ Phật Tổ tiếc ba

tạng kinh, thấy thầy trò quyết lòng thỉnh kinh cho đặng, chắc Phật Tổ gạt mình chơi,

chẳng vậy sao đi hoài không tới?” thì ngay lập tức Sa Tăng liền phản Bát Giới,thưa rằng:

“ Anh nói trái quá! Miễn là bằng lòng theo đại ca mãi, lo gì không tới Lôi âm. Nhắm

việc đời chẳng khó, tại lòng chúng chẳng bền”. Sự thẳng thắn và chân thực của Sa tăng đã làm cho Bát Giới nhận ra được cái sai của mình, từ đó thành tâm hướng về

Phật hơn. Những đức tính của Sa Tăng không phải ai cũng dễ dàng đạt được. Sự vững

vàng của Ngộ Năng trước mọi gièm pha, sóng gió cho thấy cái tâm đáng quý của con

người một lòng hướng Phật.

Nhưng bên cạnh những bản tính tốt Sa Tăng vẫn còn thể hiện những đức tính

biết lắng nghe từ người khác, làm theo những yêu cầu của người khác một cách thụ động. Ở hồi 27 ba lần Đường Tăng đuổi Ngộ Không đi Sa Tăng không một lời cản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngăn để rồi khi gặp lại Sa Tăng, Ngộ Không nói “ Cái chú Sa ni này ! Khi sư phụ đọc

thần chú khẩn cô nhi sao không chịu nói giúp hộ cho một câu ? Đều khua môi khoác

lác ! bảo hộ sư phụ, sao không đi thẳng đường sang Tây, lại núp ở đây làm cái trò gì ?”.Nói như thế không phải là ta phủ nhận công lao của Sa Tăng mà tác giả muốn người đọc nhận ra một điều rằng, đã là một con người hoàn thiện thì ta cần có chính kiến. Một người lúc nào cũng chỉ biết nghe lời của mọi người là người lệ thuộc. Qua hình dáng bên ngoài của Đường Tăng, Đức Phật cũng dạy ta một điều rằng: “Tuy ta có hình dáng không như ai nhưng tâm ta tốt, hành động anh hùng thì vẻ bề ngoài đó

có xá là gì” [ 4 ;tr ;203]. Nhân vật Sa Tăng bằng sự nổ lực và ý chí của mình cuối cùng cũng đắc đạo. Đây có thểnói là phần thưởng xứng đáng nhất cho những gì mà Sa

Tăng đã làm. Ngô Thừa Ân xây dựng Sa Tăng là nhân vật trung tính. Khắc phục được

những hạn chế cơ bản, Sa Tăng sẽ càng vững vàng trong hành trình của mình. Tuy nhiên, nhà Phật chấp nhận được những thiếu sót của con người, bởi không một ai là hoàn thiện.

Một phần của tài liệu giáo lí phật giáo trong tiểu thuyết tây du ký” của ngô thừa ân (Trang 35)