Nội chướng

Một phần của tài liệu giáo lí phật giáo trong tiểu thuyết tây du ký” của ngô thừa ân (Trang 54)

Nội chướng là những sự chướng xuất phát từ trong tâm thức của mỗi con người, có thể là những điều tốt nhưng cũng có thể là những điều xấu, những sự nội chướng này ảnh hưởng rất lớn đến những việc làm của ta ở hiện tại và cả ở tương lai.

Trong tâm thức của con người từ lúc được sinh ra đời cho đến khi lớn lên đều có chứa trong lòng sự: Tham, sân, si, mạn, nghi, ác, kiến…., những điiều này được sinh ra từ những hành động và lời nói của chúng ta hàng ngày nó luôn tồn tại bên trong

con người của chúng ta mà đôi khi vì vô í mà ta không cảm nhận được. Trong Phật

Pháp gọinhững điều này là “ Cội gốc của sự mê lầm”

Trong con người luôn tồn tại hai nội chướng đó là nội chướng thiện và nội chướng tạo ác nghiệp

Nội chướng thiện: có nghĩa là trong tâm thức của chúng ta luôn hướng tới

những điều tốt đẹp không tạo ác nghiệp, làm những việc thiện giúp ích cho xã hội và

mọi người. Những việc làm này tạo ra phước đức cho con cháu mai này. Trong tác phẩm thì Đường Tăng là một trong những nhân vật đại diện cho nội chướng thiện.

Những việc làm của Đường Tăng làm như : Đi lấy chân kinh, nhận Ngộ Không, Bát

Giới, Sa Tăng, Long Mã làm đệ tử đều muốn những con người này hướng thiện, làm

lại từ đầu trở thành một con người có ích, để từ đó giúp ích cho xã hội, ngay cả nhân vật Trư Bát Giới tuy tính tình thua lỗ, vụng về, nhưng tất cả những việc làm của y trên

hồi 67 Ngộ Năng đã dùng cái mõm dài của mình để ủi một con đường dài để Đường

Tăng đi lấy kinh cầu phước cho nhân dân được dễ dàng “ Nói rồi dùn mình biến ra

con heo lớn quá, mình dài một trăm trượng, ai nấy đều kinh!

Tôn Hành Giả bảo đem cơm khô và đồ vật thực đổ đống, mời Bát Giới đỡ lòng. Bát Giới xốc một hồi mới hết, rồi ra sức ủi đường.”.Nội chướng thiện có thể được bộc

lộ mọi lúc mọi nơi, quan trọng tâm ta luôn hướng tới điều thiện là được.

Nhưng chúng ta cũng phải nhận ra rằng tuy ta hướng thiện trong tâm, nhưng ta cũng phải nhận ra được đâu là việc đúng đâu là việc sai. Để hành thiện không nên mù quáng, để rồi tạo ra sự sai lầm. Trong đoạn đường thỉnh kinh vì đôi lúc hành thiện không phải lúc mà Đường Tăng đã mang họa đến cho bản thân và cả đoàn thỉnh kinh.

Đường Tăng tin vào Bạch Cốt Tinh vì Đường Tăng không nhận ra được thật giả và đã

sử dụng sự hướng thiện của mình không những không mang lại lợi ích mà ngược lại

gây ra biết bao nhiêu nguy hiểm. Vì những lẽ trên ta nhận ra rằng mang lại lợi ích cho

xã hội, không tạo nghiệp chướng là một điều tốt là điều đáng được khích lệ. Để làm

được những điều trên ta hãy dùng ý trí sáng suốt, và một trái tim trân thành để hướng

tới.

Nội chướng tạo ác nghiệp là khi: tâm thức của chúng ta luôn nghĩ đến những

việc xấu xa nên khi phát ngôn hay hành động đều hướng tới những việc ác, không

đúng với đạo lí từ đó sinh ra tử nghiệp và chịu đọa đày với kiếp sau. Những tên yêu

quái trong tác phẩm là đại diện cho ác nghiệp, trong hành động và suy nghĩ của chúng

đều hướng tới mục đích là ăn thịt Đường Tăng, chính vì tâm thức của chúng như vậy

nên đã gây ra bao nhiêu tai hại cho người dân và đoàn thỉnh kinh.

Đôi khi những tên yêu quái cũng biết thay đổi nội chướng của mình, đại diện

như Hồng Hài Nhi khi chưa được Quan Âm nhận làm môn đệ, thì luôn luôn làm

những điều ác, đều muốn ăn thịt Đường Tăng. Nhưng khi đi theo Quan Âm, Hồng Hài

Nhi đã thay đổi được bản tính của mình trở thành một tiểu đồng luôn làm điều có ích, có thể nói việc lấy được quạt để dập tắt lửa ở Hỏa Diệm Sơn công lớn thuộc về Hài Nhi, vì đã khuyên Ngưu Ma Vương và Bà La Sát đưa quạt cho Ngộ Không, nếu không

Ngộ Không khó lòng vượt qua được kiếp nạn này.

Khi sinh ra con người đã mang trong mình nội chướng lương thiện, luôn hướng

tới những điều tốt, nhưng trong quá trình phát triển do tiếp xúc với những điều kiện

người tốt và cả những con người xấu. Nếu gặp những con người tốt thì nội chướng

thiện của chúng ta sẽ được phát triển và sẽ được tích lũy lâu dài, nhưng ngược lại nếu

chúng ta tiếp xúc với những con người xấu thì nội chướng ác nghiệp sẽ được bộc lộ ra

rất nhanh từ đó sinh ra phát ngôn, hành động không đúng với đạo lí gây ra sự xa lánh

từ mọi người.

Trong Tây du ký, hình ảnh của những tên yêu quái như: Hồng Hài Nhi, Nhền

Nhện Tinh… đều thể hiện sự nội chướng ác nghiệp vì khi gặp Đường Tăng chúng liền

bộc phát ra bản tính độc ác của chúng, chúng luôn muốn ăn thịt Đường Tăng để được

trường sinh đây là nguyên nhân khiến chúng bộc lộ ra nội chướng độc ác của mình.

Nhưng sự bộc lộ nội chướng độc ác của bọn yêu quái này rất khó nhận ra vì chúng nằm sâu trong tâm thức của chúng vì thế mà Đường Tăng một người trần mắt thịt khó mà nhận ra được.

Chính vì những lẽ trên khi giao tiếp với một ai đó đừng nên quá vội vàng đánh

giá ngay người đó như thế nào qua ngoại hình mà qua thời gian qua những lời nói, qua

những hành động của họ ta mới nhận ra được thực ra họ có nội chướng thiện, hay ác

để từ đó ta có cách đối xử phù hợp.

Đôi khi trong những người mới tu hành đôi lúc nội tâm cũng không được thanh tịnh vì họ còn nghĩ về những chuyện ở đời thường, những chuyện mà họ đã từng trải qua vì thế tâm họ vẫn còn nội chướng của ác nghiệt nhưng qua thời gian được giác ngộ tâm của họ đã thanh tịnh và sáng suốt.

Trong cuộc sống hiện nay đôi khi ta muốn nội tâm ta thanh tịnh, trong sạch

nhưng rất khó vì còn nhiều thứ làm mê hoặc chúng ta như vàng bạc, tình ái … Những

sự cám dỗ này rất khó để loại trừ ra khỏi tâm thức nhưng nếu ta có suy nghĩ sáng suốt

có cách hành động hợp lí thì tâm vẫn có thể sạch và nội chướng thiện sẽ được giữ vững.

Một phần của tài liệu giáo lí phật giáo trong tiểu thuyết tây du ký” của ngô thừa ân (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)