Kết quả mổ khám chuột sau quá trình điều trị

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh của lá lược vàng (callisia fragrans lindl.) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 40)

Sau 10 ngày điều trị, chúng tôi để cho chuột ổn định 1 ngày, sang ngày thứ 12 bắt đầu tiến hành mổ khám.

Bảng 3. Kết quả bệnh tích trên chuột thí nghiệm sau quá trình điều trị

Bệnh tích NT1 NT2 NT3 ĐC Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Tích mủ ở gan, thận, lách, ruột, dạ dày và xoang bụng 0 0,0a 0 0,0a 0 0,0a 10 83,3b Tích mủ dưới da 3 20 3 20 3 20 2 16,7 Hoại tử vùng tiêm 0 0,0 0 0,0 0 0,0 3 25 Gan, thận bị sưng và nhạt màu, lách sưng 9 60 9 60 9 60 8 66,7 Không có bệnh tích mủ và cơ quan nội tạng bình thường

3 20 3 20 3 20 0 0,0

Các chữ a, b trong cùng một dòng sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (p<0,01)

Kết quả từ bảng 3 đối với các bệnh tích mủ ở gan, thận, lách, ruột, dạ dày và xoang bụng có sự sai khác rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức điều trị và nghiệm thức đối chứng. Ở nghiệm thức đối chứng bệnh tích này chiếm 83,3%, trong khi ở các nghiệm thức điều trị 1, 2 và 3 không ghi nhận được bệnh tích này.

Bệnh tích hoại tử vùng tiêm ở nghiệm thức đối chứng là 25% so với các nghiệm thức điều trị thì sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Nhưng khi sử dụng cao Lược vàng điều trị chúng tôi nhận thấy các chuột được điều trị không thể hiện bệnh tích này.

Bệnh tích gan, thận sưng và nhạt màu, lách sưng ở nghiệm thức đối chứng là 66,67% cao hơn các nghiệm thức điều trị 60%, nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê.

Hình 10. Bệnh tích hoại tử vùng tiêm trước và sau khi điều trị

Hình 11. Lách chuột Hình 12. Thận chuột Điều trị Đối chứng Đối chứng Điều trị

Hình 13. Tích mủ xoang bụng chuột Hình 14. Xoang bụng chuột bình thường Đối chứng Ổ mủ Điều trị Hình 15. Lách chuột tích mủ Hình 16. Thận chuột tích mủ Đối chứng Đối chứng Hình 17. Gan chuột Điều trị Đối chứng

Như vậy, có thể thấy rằng sử dụng cao Lược vàng trong 10 ngày điều trị trên chuột ở liều gây bệnh 109cfu/ml, tất cả các chuột điều trị đều không có bệnh tích mủ ở cơ quan nội tạng. Đối với bệnh tích mủ ở da thì cần thời gian điều trị lâu hơn.

Ở nghiệm thức đối chứng trọng lượng tất cả các chuột đều giảm từ 1-3 g. Ở nghiệm thức điều trị 1 và nghiệm thức điều trị 2 sau 10 ngày điều trị trọng lượng của tất cả các chuột đều giảm từ 1-3 g so với trước khi tiến hành thí nghiệm. Ở nghiệm thức 3 có 73,33% số chuột có trọng lượng giảm từ 1-3 g và 26,67% số chuột tăng trọng từ 1-3 g. Tuy nhiên, một số chuột ở các nghiệm thức sau khi điều trị vẫn còn biểu hiện chậm chạp, ăn ít.

Chúng tôi nhận thấy, các chuột ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 ăn uống , hoạt động ít hơn các chuột ở nghiệm thức 3. 20% số chuột thí nghiệm không còn bệnh tích mủ và cơ quan nội tạng bình thường sau 10 ngày điều trị. Mặc dù, không có sự sai khác nào về mặt thống kê so với nghiệm thức đối chứng nhưng hiệu quả điều trị của cao Lược vàng như trên rất đáng được quan tâm.

Ở lô đối chứng có thể thấy được cơ quan nội tạng chuột tích mủ; gan, thận sưng, nhạt màu; lách sưng to. Theo Hulda et al. (2013) vi khuẩn S. aureus

là một trong những nguyên nhân làm cho gan nhạt màu và gây áp xe (mủ) trên gan. Theo Cheng et al. (2009) S. aureus chủ yếu sẽ di cư đến thận khi đó số lượng vi khuẩn tăng lên, gây nên các ổ áp xe trên thận. Theo Phan Thị Tư (2013) khi lấy bệnh phẩm (gan, thận, lách, tim và phổi chuột đã gây nhiễm bằng vi khuẩn S. aureus) cấy lên trên môi trường Paird Parker các khuẩn lạc S. aureus xuất hiện dày đặc. Từ đó nhận thấy rằng những bệnh tích ghi nhận được là do độc tố của vi khuẩn S. aureus gây nên. Liều cao Lược vàng đã sử dụng trong điều trị không gây độc tính cho gan thận của chuột thí nghiệm.

Gần đây, một nghiên cứu ở Viện Dược liệu đã chỉ ra rằng với liều 50 g lá tươi/kg thể trọng, Lược vàng không có tác dụng chống viêm nhưng có khả năng kháng vi khuẩn S. aureus. Cao chiết Lược vàng gây chết chuột ở liều tương đương 2100-3000 g dược liệu tươi/kg thể trọng. Liều gây chết 50% số chuột là 2430 g dược liệu tươi/kg thể trọng (Trịnh Thị Điệp, 2008). Theo như nghiên cứu này và kết quả nghiên cứu về hiệu suất chiết suất cao Lược vàng của Phan Thị Tư, (2013) là 1,37%. Liều cao Lược vàng cao nhất sử dụng để điều trị là 0,96 g tương đương với 70 g dược liệu tươi. Như vậy, liều cao Lược vàng sử dụng trong thí nghiệm điều trị rất an toàn, cách xa với liều gây chết.

Theo Forough et al. (2012) phân lập 348 mẫu sữa thô của bò, cừu, dê từ đàn gia súc ở các trang trại ở Iran, hơn 46 mẫu sữa thô được tìm thấy có chứa

S. aureus. Trong đó có 54,3% đề kháng với ampicillin; 28,3% đề kháng với oxacillin; đề kháng với tetracycline là 26,1%; với penicillin G 23,9%, erythromycin 23,9%; cephalotin 2,2%; trimethoprim và sulfamethoxazole 17,4%.

Trong nông nghiệp, kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản với mục đích kích thích tăng trưởng, phòng bệnh và điều trị nên dễ dẫn đến kháng thuốc. Trên thế giới nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh đã trở nên ngày càng kháng với kháng sinh. Các kháng sinh thế hệ 1 gần như không hiệu quả trong điều trị. Các kháng sinh thế hệ mới, đắt tiền, thậm chí cả một số kháng sinh thuộc nhóm lựa chọn cuối cùng cũng đang mất dần hiệu lực (Nguyễn Văn Kính và ctv., 2010). Bên cạnh đó, vấn đề tồn dư kháng sinh trên sản phẩm động vật ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và là mối quan tâm lớn của toàn xã hội, ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp xuất khẩu. Giám sát tình hình sử dụng kháng sinh tại 30 trại heo thịt và 30 trại nuôi gà thịt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và Hà Tây cho thấy 60% mẫu thịt lợn và 70% mẫu thịt gà nhiễm tetracycline hoặc tylosin vượt quá nồng độ cho phép. Ở 55 trang trại nuôi heo thịt thuộc tỉnh Đồng Nai và Bình Dương thì tình hình nhiễm kháng sinh cũng khá phổ biến: 52% nhiễm tylosin, 41% nhiễm tetracycline, 7% nhiễm oxytetracycline và 2% nhiễm chlortetracycline một số mẫu cũng vượt quá giới hạn cho phép (Nguyễn Quốc Ân, 2009).

Trong bối cảnh hiện nay cùng với kết quả nghiên cứu cây Lược vàng có hiệu quả trong điều trị bệnh do nhiễm khuẩn S. aureus gây nên. Mặc dù cao chiết Lược vàng không thể thay thế hoàn toàn kháng sinh tân dược nhưng cũng sẽ góp phần cùng kháng sinh tân dược trong điều trị bệnh do vi khuẩn S. aureus gây ra.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh của lá lược vàng (callisia fragrans lindl.) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)