Biểu hiện lâm sàng trên chuột khi thử nghiệm điều trị

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh của lá lược vàng (callisia fragrans lindl.) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 38)

Từ kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cây Lược vàng và thử LD50 của vi khuẩn S. aureus theo Phan Thị Tư (2013). Chúng tôi thực hiện thí nghiệm sử dụng cao Lược vàng để điều trị bệnh do chủng vi khuẩn này gây ra. Tiến hành gây bệnh chuột ở nồng độ vi khuẩn là 109 cfu/ml bằng tiêm xoang bụng với liều 1 ml/con.

Sau khi gây nhiễm chúng tôi ghi nhận được một số bệnh tích: - Tích mủ ở gan, thận, lách, ruột, dạ dày và xoang bụng. - Tích mủ dưới da.

- Hoại tử vùng tiêm.

- Gan, thận sưng và nhạt màu, lách sưng.

Những bệnh tích mà chúng tôi ghi nhận được khi sử dụng vi khuẩn S. aureus

gây bệnh trên chuột hoàn toàn phù hợp với Hasegawa et al, (1978) khi gây nhiễm vi khuẩn S. aureus nhận thấy các ổ áp xe trên thận, cơ, phổi, gan, xuơng và nhiều bộ phận khác. Theo Cheng et al. (2009) khi thử nghiệm liều LD50 trên chuột nhận thấy S. aureus chủ yếu di cư đến thận và gây ra các ổ áp xe trên thận. Theo Sanne et al. (2011) gây nhiễm chuột với chủng S. aureus sau 10 ngày mổ khám quan sát thấy bệnh tích mủ trên gan. Theo Dean et al.

(2007) cho rằng đặc điểm để phân biệt với các bệnh khác là vi khuẩn S. aureus

Bảng 2. Số chuột còn sống sau khi điều trị Nghiệm thức Liều (g/kg TT) Số chuột TN

Số chuột còn sống sau 10 ngày điều trị Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 đến

ngày 9 Ngày 10 Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) NT 1 0,32 15 15 100 15 100 15 100 15 100 NT 2 0,64 15 15 100 15 100 15 100 15 100 NT 3 0,96 15 15 100 15 100 15 100 15 100 ĐC KTĐ 15 15 100 12 80 12 80 12 80 P>0,05

Ghi chú: NT (nghiệm thức), ĐC (đối chứng), TT (thể trọng), KTĐ (không tác động)

Trước khi thực hiện thí nghiệm tất cả các chuột ở đều được cân và đánh dấu.

Qua kết quả từ bảng 2 nhận thấy sự khác nhau về số chuột chết giữa các nghiệm thức điều trị và nghiệm thức đối chứng không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, sự khác nhau này cũng cần được quan tâm.

Chúng tôi bắt đầu cho tất cả các chuột ở nghiệm thức 1, nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 uống cao Lược vàng sau 10 phút gây nhiễm với vi khuẩn S. aureus và theo dõi xuyên suốt thời gian sau đó. Chúng tôi nhận thấy sau khi gây nhiễm 6 giờ, ở lô đối chứng tất cả các chuột có biểu hiện lười hoạt động, thở nhanh và mạnh, thân nhiệt tăng khoảng 4-50C, chuột bỏ ăn, bỏ uống. Tỷ lệ chuột chết là 20% sau 6 giờ gây nhiễm.

Đối với các nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 không có chuột chết. Chuột không có các biểu hiện khó thở như lô đối chứng. Tuy nhiên, sau khi gây nhiễm và điều trị những ngày đầu chuột vẫn có biểu hiện ăn ít, hoạt động chậm chạp, lông xù. Các biểu hiện lâm sàng này giảm dần qua các ngày điều trị, đến ngày thứ 10 các chuột ở các nghiệm thức 1, nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 trở lại ăn uống bình thường.

Một phần của tài liệu thử nghiệm khả năng điều trị bệnh của lá lược vàng (callisia fragrans lindl.) trên chuột bạch (mus musculus domesticus) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)