Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã Phúc yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 39)

- Phương pháp thống kê được ứng dụng để xử lý số liệu điều tra trong quá trình nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã.

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Phúc Yên nằm ở phía Đông của tỉnh Vĩnh Phúc, có tổng diện tích tự nhiên 12.013,05 ha; chiếm 9,72% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Thị xã có vị

trí địa lý từ 105022’ đến 105041’ vĩđộ Bắc, từ 21022’ đến 21035’ độ kinh Đông và có ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; - Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội; - Phía Nam giáp huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội; - Phía Tây giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thị xã có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 6 phường (Xuân Hòa,

Đồng Xuân, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Phúc Thắng) và 4 xã (Cao Minh, Nam Viêm, Tiền Châu, Ngọc Thanh).

Với vị trí gần như cửa ngõ phía Đông Bắc của vùng và của tỉnh nên thị xã Phúc Yên có điều kiện thuận lợi thông thương với các địa phương trong và ngoài tỉnh nhờ các trục giao thông quan trọng như: đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường bộ (quốc lộ 2, quốc lộ 23...) và đặc biệt là thị xã nằm cách không xa với sân bay quốc tế Nội Bài (8 km), cách trung tâm thành phố Hà Nội 30 km.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thị xã Phúc Yên thuộc vùng trung du, tiếp giáp núi cao của tỉnh Vĩnh Phúc, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và mang tính đa dạng, được chia làm 2 vùng chính:

- Vùng đồi núi bán sơn địa: Gồm có các xã Ngọc Thanh, Cao Minh và phường Xuân Hòa, Đồng Xuân với diện tích khoảng 9.300 ha (chiếm 77,50% diện tích tự nhiên).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

- Vùng đồng bằng: Vùng này gồm các xã Nam Viêm, Tiền Châu và các phường Phúc Thắng, Hùng Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị, với diện tích khoảng 2.700 ha (chiếm 22,50% diện tích tự nhiên).

3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn * Khí hậu

Thị xã Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng bắt

đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. - Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC - 23,5oC; nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 39oC và tháng lạnh nhất là 10oC.

- Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.646 giờ, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 195 giờ.

- Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.650 mm; lượng mưa không đồng

đều trong năm, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, tháng 8 có lượng mưa trung bình lớn nhất là 310 mm.

- Độ ẩm không khí trung bình năm từ 84-86%, cao nhất 86-87% (tháng 4), thấp nhất 79 - 80% (tháng 2).

- Gió có 2 hướng chủ yếu là gió Đông - Nam (thổi từ tháng 4 đến 9) vận tốc gió trung bình là 2,4 m/s; gió Đông Bắc (thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) thường kéo theo không khí lạnh và sương muối gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp vụĐông Xuân.

Nhìn chung khí hậu của thị xã khá thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt; tuy nhiên do địa hình của thị xã có đồi núi cao nên khí hậu cũng có sự chi phối của khí hậu vùng cao (chủ yếu ở khu vực xã Ngọc Thanh).

* Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của thị xã Phúc Yên chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ

nước của hệ thống sông Cà Lồ, hồ Đại Lải, sông Bá Hanh. Chỉ tính riêng khu vực thị xã thì việc điều tiết nước cho sản xuất và sinh hoạt luôn đảm bảo trong cả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

- Sông Cà Lồ là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho thị xã thông qua các trạm bơm đồng thời là hệ thống tiêu thoát nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp.

- Sông Bá Hanh bắt nguồn từ suối Nhảy Nhót nằm giữa xã Trung Mỹ thị

xã Bình Xuyên và xã Ngọc Thanh thị xã Phúc Yên sau đó nhập vào sông Cánh và đổ vào sông Cà Lồ.

- HồĐại Lải có diện tích khá lớn (trên 500 ha), nằm ở vùng đồi núi thuộc xã Ngọc Thanh và Cao Minh do vậy ngoài tác dụng điều tiết khí hậu, nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất, hồĐại Lải cùng với các điều kiện môi trường và sinh thái xung quanh góp phần tạo nên điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.

- Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có các đầm nhưđầm Rượu và các hồ

nhỏ... có tác dụng cung cấp nước và điều hòa môi trường sinh thái trong khu vực.

3.1.2. Các ngun tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

a. Về tính chất thổ nhưỡng của đất

Tính chất thổ nhưỡng của đất trên địa bàn thị xã được chia làm các loại

đất chủ yếu sau:

- Đất Feralitic có màu nâu vàng, được hình thành trên nền phù sa cổ; đất thường chua, cấu tượng viên tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹđến trung bình, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâm nghiệp và trồng hoa màu.

- Đất Feralitic có màu vàng hoặc đỏ được hình thành trên phiến thạch sét; loại đất này thích hợp với trồng rừng, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.

- Đất Feralitic có màu vàng đỏ hoặc vàng xám được hình thành trên đá Macma, nằm ở tầng đất mặt mỏng, đất chua, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.

- Đất Feralitic có màu vàng đỏ hoặc vàng xám được hình thành trên đá thạch quăczit cuội kết, dăm kết. Đất thường ở dạng trơ sỏi đá, tính chất dinh dưỡng nghèo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

- Đất Feralitic xói mòn mạnh, trơ sỏi đá nằm trên địa hình dốc thoải, được phân bố dọc theo quốc lộ 2 từ Phúc Yên đi Vĩnh Yên.

b. Về phân bố theo địa hình

- Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 1/3 diện tích của thị xã và phân bổở các xã Cao Minh, Nam Viêm, Tiền Châu.

- Nhóm đất đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích của thị xã, phân bố khá tập trung ở xã Ngọc Thanh, phường Xuân Hoà.

Do đất đai của thị xã khá đa dạng, điều kiện khí hậu, môi trường ít ô nhiễm, cùng với vị trí địa lý thuận lợi (gần thủ đô Hà Nội và thành phố Vĩnh Yên) đã tạo điều kiện cho đất đai của thị xã trở thành nguồn tài nguyên có giá trị

kinh tế cao.

3.1.2.2. Tài nguyên nước a. Nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt của thị xã rất dồi dào không chỉ do lượng nước mưa mà còn do trên địa bàn có các con sông, hồđập có trữ lượng nước lớn, trong đó:

- Sông Bá Hanh chạy dọc theo địa phận của xã Ngọc Thanh, Cao Minh, Tiền Châu đổ về sông Cà Lồ.

- Sông Cà Lồ là một nhánh của sông Diệp Du (sông Nguyệt Đức). Sông Cà Lồ chảy từ xã Vạn Yên (thị xã Mê Linh) theo hướng Tây Nam – Đông Bắc qua thị xã Phúc Yên sau đó đổ vào sông Cầu thuộc thị xã Sóc Sơn (TP Hà Nội). Lưu lượng nước sông chủ yếu từ các sông suối của dãy núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn đổ vào; lưu lượng bình quân 30 m3/giây, lưu lượng cao nhất về

mùa mưa khoảng 286 m3/giây. Sông có tác dụng tiêu thoát nước và phục vụ

sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

- HồĐại Lải là hồ nhân tạo lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 525 ha, chứa 26,4 triệu m3 nước; có tác dụng như đầm tích thủy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và là nơi du lịch lý tưởng.

- Ngoài ra còn có các đầm hồ khác như hồ Lập Đinh, đầm Rượu,... có thể

phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí, du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

b. Nguồn nước ngầm

Nguồn nước ngầm của thị xã tuy đã được thăm dò nhưng việc đánh giá chưa được đầy đủ. Qua một số công trình nghiên cứu cho thấy trữ lượng tương

đối phong phú và phân bố rộng. Độ sâu khai thác không chênh lệch lớn giữa các vùng, chất lượng nước ngầm tương đối tốt, phù hợp với sản xuất, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản trên địa bàn thị xã không nhiều, trữ lượng và chất lượng các khoáng sản không cao. Nhìn chung thị xã ít có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.

3.1.2.4. Tài nguyên rừng

- Hiện trạng đất lâm nghiệp thị xã hiện có 4.586,33 ha, chiếm 38,18% diện tích tự nhiên Trong đó rừng sản xuất có 2.691,23 ha, rừng phòng hộ có 1.360,60 ha và rừng đặc dụng có 534,50 ha. Diện tích rừng phần lớn phân bố trên địa bàn xã Ngọc Thanh (4.362,61 ha).

- Trữ lượng rừng của thị xã kể cả động thực vật đều nghèo, chủ yếu rừng phục vụ phòng hộ và kết hợp tạo cảnh quan môi trường, du lịch sinh thái, chống xói mòn.

3.1.2.5. Tài nguyên du lịch

- Thị xã Phúc Yên có địa hình đa dạng như đồi rừng, bán sơn địa và đồng bằng; có hồ, có núi ... bước đầu đã định hình là khu du lịch, vì vậy thị xã có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí, du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái.

- Trên địa bàn thị xã còn có các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia nhưĐền Ngô Miễn (phường Phúc Thắng), Chùa Bảo Sơn và Đình Khả

Do (xã Nam Viêm), Đình Cao Quang (xã Cao Minh), chiến khu cách mạng Ngọc Thanh (xã Ngọc Thanh) và 7 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể, điển hình là tấm bia thời Lý Cao Tông (1209) và những di tích phi vật thể khác. Những di tích lịch sử không chỉ mang tính giáo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

dục truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông mà còn là sản phẩm của du lịch văn hóa, du lịch tâm linh.

3.1.3. Đánh giá tng hp vđiu kin t nhiên th xã Phúc Yên

3.1.3.1. Thuận lợi

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là liền kề thủđô Hà Nội do vậy thị xã có điều kiện cạnh tranh thu hút đầu tư từ bên ngoài và phát triển kết cấu hạ tầng.

- Sự phát triển nhanh chóng của thủđô Hà Nội sẽ phát triển mạnh về phía Bắc (hình thành khu đô thị mới Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Thăng Long, Sóc Sơn…), đây là cơ hội cho TX Phúc Yên và tỉnh Vĩnh Phúc tiếp nhận sự lan tỏa vốn, khoa học – công nghệ và phát triển các ngành sản xuất bổ trợ và các loại hình dịch vụ cho Hà Nội.

- Được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển và có điều kiện thuận lợi phát triển các dịch vụ : tài chính, tín dụng, bưu chính – viễn thông…Trên địa bàn thị xã có một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Là một trong những đầu mối giao thông của vùng, nằm trên hành lang kinh tế Việt – Trung, thị xã có điều kiện giao thương với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Duyên hải cả bằng đường bộ và đường sắt, hàng không.

- Thị xã nằm gần kề với nhiều khu di tích lịch sử, văn hóa, khu du lịch Đại Lải và các khu du lịch của tỉnh đã được đầu tư như các công trình trọng điểm quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch và các dịch vụ phục vụ du lịch. - Quỹđất đai, nguồn tài nguyên quý, hiện còn khá dồi dào: tới nay thị xã còn quỹđất khá dồi dào, có khả năng khai thác vào SXKD. Đây là tiềm năng lớn cho sự phát triển KT-XH thị xã trong giai đoạn tới.

3.1.3.2. Khó khăn

- Vị trí, địa hình cũng như điều kiện tự nhiên khí hậu gây không ít khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng tới việc tạo cơ hội cho các nhà

đầu tư quan tâm đấn thị xã. Khả năng thu hút, kêu gọi đầu tư công đang là vấn đề

lớn cho thị xã. Trình độ phát triển sản xuất hàng hóa của địa phương còn thấp, chất lượng, sức cạnh tranh hàng hóa còn yếu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

3.1.4. Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.4.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

- Từ năm 2008 đến năm 2013 kinh tế của thị xã luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân theo giá trị sản xuất (theo giá so sánh) giai đoạn 2008 - 2013 đạt 23,05%/năm, trong đó khu vực kinh tế công nghiệp tăng 21,78%; khu vực kinh tế dịch vụ tăng 25,57%; khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,37%/năm.

- Năm 2013 tổng giá trị sản xuất của thị xã đạt 31.026 tỷđồng, trong đó: ngành công nghiệp xây dựng đạt 29.180 tỷ đồng (tăng gấp 2,4 lần so với năm 2008); khối ngành dịch vụ đạt 1.739 tỷ đồng (tăng gấp 1,7 lần) và khối ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 107 tỷđồng (tăng gấp hơn 1,3 lần). Theo báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phúc Yên qua các năm 2008-2013; và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thị xã Phúc Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thì tăng trưởng kinh tế của thị xã thời kỳ 2008 – 2013 như sau:

Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế của thị xã thời kỳ 2008 - 2013

Đơn vị tính: Giá trị (tỷđồng), tăng trưởng (%)

TT Chỉ tiêu 2008 2011 20012 2013

I Tổng giá trị sản xuất 11.533,80 27.678 27.933,00 31.026,00

1 Công nghiệp, xây dựng 10.894,50 26.622 26.289,00 29.180,00

2 Dịch vụ 557,00 945,00 1.539,00 1.739,00

3 Nông, lâm, thủy sản 82,30 102,00 105,00 107,00

II Tổng giá trị gia tăng 2.561,40 5.482,20 5.895,10 6.607,30

1 Công nghiệp xây dựng 2.097,10 4.711,90 4.694,40 5.257,70

2 Dịch vụ 412,50 704,90 1.137,20 1.284,90

3 Nông, lâm, thủy sản 51,80 63,40 63,50 64,70

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Giai đoạn 2008 - 2013 ngành công nghiệp có sự tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất cũng như giá trị gia tăng của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

thị xã. Cơ cấu các ngành kinh tế của thị xã năm 2013 tính theo giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) như sau:

- Khối ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 94,82% (tính theo giá so sánh chiếm 94,05%).

- Khối ngành dịch vụ chiếm 4,77% (tính theo giá so sánh chiếm 5,6%). - Khối ngành nông nghiệp chiếm 0,41% (tính theo giá so sánh chiếm 2,42%). Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của thị xã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 92,43% năm 2008 lên 94,82% năm 2013, trung bình mỗi năm tăng lên 0,6%/năm; Tỷ trọng ngành dịch vụ không tăng, lên xuống thất thường, ổn định ở mức 4 - 6% cho cả

giai đoạn. Tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm từ 0,78% năm 2008 xuống 0,41% năm 2013.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đúng hướng do tỉnh có chủ trương phát triển công nghiệp trên địa bàn thị xã và vùng phụ cận nên mọi nguồn lực về vốn

đầu tư, đất đai tập trung phát triển công nghiệp; tuy nhiên công nghiệp phát triển nhưng chưa kéo theo sự phát triển của thương mại - dịch vụ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã Phúc yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)