1.2.4.1 Yêu cầu lựa chọn các chỉ tiêu
Để có một hệ thống chỉ tiêu đúng đắn, phù hợp với điều kiện sản xuất của
đơn vị của ngành thì chúng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính thống nhất về mặt nội dung với hệ thống chỉ tiêu kinh tế
của nền kinh tế quốc dân.
- Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống.
- Đảm bảo tính khoa học, đơn giản và khả thi.
- Phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nước ta.
Hệ thống chỉ tiêu kinh tế được bắt nguồn từ bản chất của hiệu quả, đó là mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra. Hay nói cách khác là giữa chi phí và các kết quả thu được từ chi phí đó. Tuỳ theo các hệ thống tính toán mà các chỉ
tiêu về kết quả và hiệu quả sẽ có sự khác nhau.
1.2.4.2 Các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Xuất phát từ bản chất của hiệu quả, đó là mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố đầu ra (kết quả sản xuất) và các yếu tố đầu vào (chi phí sản xuất). Hiện nay, các nhà kinh tế học đều thống nhất một số cách tính toán hiệu quả kinh tế như sau:
Cách 1. Hiệu quả = Kết quả thu được - Chi phí bỏ ra Hay: H = Q - C
Trong đó: H là hiệu quả; Q là kết quả; C là chi phí bỏ ra
- Công thức này phản ánh rõ nét quy mô hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất hoặc đối tượng nghiên cứu. Kết quả sản xuất được phản ánh chủ yếu là chỉ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
thể là chi phí trung gian, tổng chi phí vật chất, tổng chi phí lao động, chi phí một yếu tốđầu vào nào đó hoặc tổng chi phí sản xuất. Cụ thể như sau:
+ Chi phí sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản xuất và dịch vụđược tạo ra trong một thời gian nhất định - thường là một năm. Trong sản xuất của nông hộ, giá trị sản xuất là giá trị các loại sản phẩm chính, phụ sản xuất ra trong năm.
+ Tổng thu (Tt): là giá trị các loại sản phẩm chính, phụ sản xuất ra trong năm, tính cho từng loại cây trồng, từng ngành, công thức luân canh, nhóm hộ.
+ Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên về
vật chất (không kể khấu hao) và dịch vụđược sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Trong nông nghiệp, chi phí trung gian gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ làm đất, thuỷ lợi, bảo vệ
thực vật.
+ Tổng chi phí vật chất (CPVC): là toàn bộ giá trị chi phí vật chất, gồm chi phí trung gian, khấu hao tài sản cốđịnh, thuế sản xuất, chi phí tài chính khác bỏ ra trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.
+ Tổng chi phí sản xuất (TCPSX): là toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm chi phí vật chất và chi phí lao động (lao động thuê ngoài + lao động gia đình) đã bỏ
ra trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả theo công thức này bao gồm:
Giá trị gia tăng (VA) = Giá trị sản xuất (GO) - Chi phí trung gian (IC) Thu nhập hỗn hợp (MI) = Giá trị sản xuất (GO) - Tổng chi phí vật chất (CPVC) Thu nhập (TN) = Tổng thu (Tt) - Tổng chi phí vật chất (CPVC)
Lợi nhuận (Pr) = Giá trị sản xuất [GO (Tt)] - Tổng chi phí vật chất (TCPVC) - Ý nghĩa của các chỉ tiêu như sau:
+ Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành (hộ, cây trồng ) sáng tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, người ta rất quan tâm đến giá trị gia tăng, nó phản ánh đến trình độđầu tư chi phí vật chất, lao động và khả năng tổ chức quản lý của chủ thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19
Hiệu quả = Chênh lệch kết quả sản xuất - Chênh lệch chi phí bỏ ra
Hay: H = ∆Q - ∆C
+ Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất, gồm trả công lao động và phần lợi nhuận mà họ có thể nhận được trong một chu kỳ sản xuất, chỉ tiêu này phản ánh khả năng đảm bảo đời sống và tích luỹ của người sản xuất. Nó chính là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với nông hộ trong điều kiện sản xuất chủ yếu dựa vào các nguồn lực gia đình.
+ Lợi nhuận (Pt): là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế và là mục tiêu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, đối với nông hộ việc tính lợi nhuận là khó chính xác.
Cách 2
- Công thức này phản ánh rõ nét hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất. Từ công thức này, có thể tính được các chỉ tiêu tỷ suất như tỷ suất giá trị sản xuất tính theo chi phí trung gian, chi phí sản xuất Để tính hiệu quả theo công thức này, cần phải xác định rõ chỉ tiêu kết quả. Kết quả ở đây có thể bao gồm giá trị sản xuất (GO), tổng thu (Tt), giá trị gia tăng (VA), thu nhập hỗn hợp (MI) hoặc lợi nhuận (Pr). Chi phí bỏ ra như chi phí trung gian, chi phí vật chất, vốn đầu tư, diện tích đất, tổng số lao động hoặc ngày lao động tham gia sản xuất tạo sản phẩm. Sau đó đem so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để xác định hiệu quả.
- Từ công thức này, có thể hình thành một số chỉ tiêu hiệu quả như sau: + Giá trị sản xuất (tổng thu)/ha canh tác (gieo trồng).
+ Giá trị sản xuất (tổng thu)/1 đơn vị chi phí trung gian.
+ Giá trị sản xuất (tổng thu)/1 ngày lao động (người lao động).
Tương tự ta có thể tính được giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận cho 1 ha canh tác, gieo trồng hoặc 1 ngày công lao động (người lao động).
Cách 3
Kết quả thu được Q
Hiệu quả = hay H =
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20
Chênh lệch kết quả thu được ∆Q
Hiệu quả = hay H =
Chênh lệch chi phí bỏ ra ∆C
- Công thức này phản ánh mức hiệu quả đạt được khi đầu tư thêm một lượng chi phí yếu tố đầu vào cho sản xuất. Thường được sử dụng để xác định hiệu quả kinh tế của đầu tư theo chiều sâu hoặc của việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất.
- Việc xác định kết quả thu được và chi phí bỏ ra cũng tương tự như công thức 2. Chênh lệch ∆Q và ∆C được tính bằng cách xem xét sự thay đổi của Q và C theo thời gian từng đối tượng cụ thể.
Cách 4
- Công thức này phản ánh rõ mức độ đạt được hiệu quả khi đầu tư thêm một đơn vị yếu tốđầu vào cho sản xuất. Việc xác định ∆Q và ∆C tương tự công thức 3. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư theo chiều sâu trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Cách 5
+ Tổng giá trị sản xuất (GR): Tính bằng tổng giá trị tiền (đồng) của sản phẩm mà LUT thu được/ha/năm.
+ Tổng chi phí biến đổi (TVS): Tính bằng tổng giá trị tiền (đồng), chi phí gồm: chi phí sản xuất + thuế + tiền lao động thuê ngoài cho LUT/ha/năm (không tính lao động gia đình).
+ Thu nhập hỗn hợp (Income = GR - TVS): Thu nhập hỗn hợp của LUT
được tính theo hiệu số giữa tổng thu và tổng chi phí biến đổi (đồng/ha/năm) của mỗi LUT.
+ Thu nhập thuần: Thu nhập thuần = Tổng giá trị sản xuất - Tổng chi phí (không tính lao động tự làm).
Thu nhập hỗn hợp + Hiệu quả 1 đồng chi phí =
Tổng chi phí biến đổi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
Như vậy, có rất nhiều cách xác định chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong sản xuất. Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất, từng trường hợp nghiên cứu mà ta có thể sử dụng công thức và hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả cho phù hợp, tuân thủ đúng những lựa chọn hệ thống chỉ tiêu
đã đề ra. Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng chủ yếu là cách 5 để tính toán và phân tích hiệu quả sử dụng đất.