Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã Phúc yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 63)

Kết quả kiểm kê đất đai năm 2013 thể hiện cơ cấu hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thị xã Phúc Yên như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Bảng 3.5: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp thị xã Phúc Yên

năm 2013 STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 8.226,36 100,00 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3.513,05 42,70 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2.703,82 76,97 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 809,23 23,03 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 4.563,26 55,47 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.609,80 57,19 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.418,96 31,10 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 534,50 11,71 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 146,98 1,79

1.3.1 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn TSL 0,00 1.3.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt TSN 146,98 100,00

1.4 Đất làm muối 0,00

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 3,07 0,04

Năm 2013, đất nông nghiệp có 8.226,36 ha, chiếm 69,05% diện tích tự nhiên của thị xã và 9,60% diện tích đất nông nghiệp của cả tỉnh (đất nông nghiệp cao gấp 2,35 lần đất phi nông nghiệp). Bình quân đất nông nghiệp của thị xã đạt 0,09 ha/người và 0,14 ha/lao động. Đất nông nghiệp phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã: Ngọc Thanh (6.031,27 ha), Cao Minh (765,98 ha) và Tiền Châu (458,33 ha), trong đó:

- Đất trồng lúa: Có 2.182,18 ha, chiếm 18,41% diện tích tự nhiên và 26,66% diện tích đất nông nghiệp, phân bố ở chủ yếu trên địa bàn các xã: Ngọc Thanh (511,02 ha), Cao Minh (616,81 ha), Nam Viêm (311,88 ha), Tiền Châu (364,14 ha). Khu vực nội thị, đất trồng lúa phân bố chủ yếu trên địa bàn các phường: Phúc Thắng (180,24 ha), Trưng Nhị (81,86 ha) và Đồng Xuân (73,43 ha). Phường Trưng Trắc chỉ còn 0,72 ha đất trồng lúa. Thị xã có diện tích đất trồng lúa lớn thứ 8 trong tỉnh (chỉ cao hơn thành phố Vĩnh Yên).

Bình quân đất trồng lúa của thị xã đạt 235 m2/người (bình quân chung của cả tỉnh là 343 m2/người). Bình quân đất trồng lúa khu vực nông thôn (chỉ tính trên địa bàn các xã) là 327 m2/người.

- Đất trồng cây lâu năm: Có 809,37 ha, chiếm 6,73% diện tích tự nhiên và 9,76% diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở xã Ngọc Thanh với 754,40 ha, chiếm 93,21%. Cơ cấu đất trồng cây lâu năm của thị xã như sau:

Đất trồng cây ăn quả : 678,82 ha, chiếm 83,87%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 Đất trồng cây lâu năm khác : 29,23 ha, chiếm 3,61%

- Đất rừng phòng hộ: Có 1.360,60 ha, chiếm 16,40% diện tích đất nông nghiệp và 11,33% diện tích tự nhiên (đất rừng phòng hộ chỉ có ở xã Ngọc Thanh). Diện tích đất rừng phòng hộ ngoài tác dụng bảo vệ thảm động vật và thực vật, đồng thời còn có tác dụng bảo vệ cảnh quan, điều hòa môi trường và kết hợp phát triển du lịch sinh thái. Thị xã Phúc Yên có diện tích đất rừng phòng hộ

lớn nhất trong toàn tỉnh, chiếm tới 34,34%.

- Đất rừng đặc dụng: Có 534,50 ha, chiếm 6,44% diện tích đất nông nghiệp và 4,45% diện tích tự nhiên (loại đất này chỉ có trên địa bàn của xã Ngọc Thanh). Thị xã Phúc Yên là một trong ba đơn vị hành chính cấp thị xã của tỉnh Vĩnh Phúc có đất rừng đặc dụng (hai đơn vị còn lại là thị xã Tam Đảo và thị xã Bình Xuyên).

- Đất rừng sản xuất: Có 2.691,23 ha, chiếm 32,44% diện tích đất nông nghiệp và 22,40% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa bàn xã Ngọc Thanh với 2.467,51 ha (chiếm tới 91,69%). Thị xã Phúc Yên có diện tích đất rừng sản xuất lớn thứ 3 trong tỉnh, sau các thị xã Lập Thạch và Sông Lô.

Tỷ lệ đất lâm nghiệp so với diện tích tự nhiên của thị xã tăng từ 35,70% năm 2000 lên 38,18% năm 2010.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Có 149,22 ha, chiếm 1,80% diện tích đất nông nghiệp và 1,24% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã, phường: Xã Tiền Châu (56,24 ha), xã Cao Minh (22,98 ha), phường Phúc Thắng (17,05 ha).

- Đất nông nghiệp còn lại:

+ Đất trồng cây hàng năm khác còn lại: Có 535,89 ha, chiếm 6,46% diện tích đất nông nghiệp và 4,46% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa bàn xã Ngọc Thanh với 385,56 ha (chiếm tới 71,95%).

+ Đất nông nghiệp khác: Có 3,19 ha, chiếm 0,04% diện tích đất nông nghiệp và 0,03% tổng diện tích tự nhiên, phân bố trên địa bàn các xã: Ngọc Thanh (1,80 ha), Cao Minh (1,12 ha), Nam Viêm (0,15 ha) và Tiền Châu (0,12 ha). Diện tích đất nông nghiệp khác hiện phân bố manh mún nên trong kỳ quy hoạch sẽđược chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã Phúc yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)