Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã Phúc yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42)

3.1.2.1. Tài nguyên đất

a. Về tính chất thổ nhưỡng của đất

Tính chất thổ nhưỡng của đất trên địa bàn thị xã được chia làm các loại

đất chủ yếu sau:

- Đất Feralitic có màu nâu vàng, được hình thành trên nền phù sa cổ; đất thường chua, cấu tượng viên tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹđến trung bình, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâm nghiệp và trồng hoa màu.

- Đất Feralitic có màu vàng hoặc đỏ được hình thành trên phiến thạch sét; loại đất này thích hợp với trồng rừng, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.

- Đất Feralitic có màu vàng đỏ hoặc vàng xám được hình thành trên đá Macma, nằm ở tầng đất mặt mỏng, đất chua, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.

- Đất Feralitic có màu vàng đỏ hoặc vàng xám được hình thành trên đá thạch quăczit cuội kết, dăm kết. Đất thường ở dạng trơ sỏi đá, tính chất dinh dưỡng nghèo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

- Đất Feralitic xói mòn mạnh, trơ sỏi đá nằm trên địa hình dốc thoải, được phân bố dọc theo quốc lộ 2 từ Phúc Yên đi Vĩnh Yên.

b. Về phân bố theo địa hình

- Nhóm đất phù sa chiếm khoảng 1/3 diện tích của thị xã và phân bổở các xã Cao Minh, Nam Viêm, Tiền Châu.

- Nhóm đất đồi núi chiếm khoảng 2/3 diện tích của thị xã, phân bố khá tập trung ở xã Ngọc Thanh, phường Xuân Hoà.

Do đất đai của thị xã khá đa dạng, điều kiện khí hậu, môi trường ít ô nhiễm, cùng với vị trí địa lý thuận lợi (gần thủ đô Hà Nội và thành phố Vĩnh Yên) đã tạo điều kiện cho đất đai của thị xã trở thành nguồn tài nguyên có giá trị

kinh tế cao.

3.1.2.2. Tài nguyên nước a. Nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt của thị xã rất dồi dào không chỉ do lượng nước mưa mà còn do trên địa bàn có các con sông, hồđập có trữ lượng nước lớn, trong đó:

- Sông Bá Hanh chạy dọc theo địa phận của xã Ngọc Thanh, Cao Minh, Tiền Châu đổ về sông Cà Lồ.

- Sông Cà Lồ là một nhánh của sông Diệp Du (sông Nguyệt Đức). Sông Cà Lồ chảy từ xã Vạn Yên (thị xã Mê Linh) theo hướng Tây Nam – Đông Bắc qua thị xã Phúc Yên sau đó đổ vào sông Cầu thuộc thị xã Sóc Sơn (TP Hà Nội). Lưu lượng nước sông chủ yếu từ các sông suối của dãy núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn đổ vào; lưu lượng bình quân 30 m3/giây, lưu lượng cao nhất về

mùa mưa khoảng 286 m3/giây. Sông có tác dụng tiêu thoát nước và phục vụ

sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

- HồĐại Lải là hồ nhân tạo lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích 525 ha, chứa 26,4 triệu m3 nước; có tác dụng như đầm tích thủy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và là nơi du lịch lý tưởng.

- Ngoài ra còn có các đầm hồ khác như hồ Lập Đinh, đầm Rượu,... có thể

phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí, du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

b. Nguồn nước ngầm

Nguồn nước ngầm của thị xã tuy đã được thăm dò nhưng việc đánh giá chưa được đầy đủ. Qua một số công trình nghiên cứu cho thấy trữ lượng tương

đối phong phú và phân bố rộng. Độ sâu khai thác không chênh lệch lớn giữa các vùng, chất lượng nước ngầm tương đối tốt, phù hợp với sản xuất, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản trên địa bàn thị xã không nhiều, trữ lượng và chất lượng các khoáng sản không cao. Nhìn chung thị xã ít có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng.

3.1.2.4. Tài nguyên rừng

- Hiện trạng đất lâm nghiệp thị xã hiện có 4.586,33 ha, chiếm 38,18% diện tích tự nhiên Trong đó rừng sản xuất có 2.691,23 ha, rừng phòng hộ có 1.360,60 ha và rừng đặc dụng có 534,50 ha. Diện tích rừng phần lớn phân bố trên địa bàn xã Ngọc Thanh (4.362,61 ha).

- Trữ lượng rừng của thị xã kể cả động thực vật đều nghèo, chủ yếu rừng phục vụ phòng hộ và kết hợp tạo cảnh quan môi trường, du lịch sinh thái, chống xói mòn.

3.1.2.5. Tài nguyên du lịch

- Thị xã Phúc Yên có địa hình đa dạng như đồi rừng, bán sơn địa và đồng bằng; có hồ, có núi ... bước đầu đã định hình là khu du lịch, vì vậy thị xã có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí, du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái.

- Trên địa bàn thị xã còn có các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia nhưĐền Ngô Miễn (phường Phúc Thắng), Chùa Bảo Sơn và Đình Khả

Do (xã Nam Viêm), Đình Cao Quang (xã Cao Minh), chiến khu cách mạng Ngọc Thanh (xã Ngọc Thanh) và 7 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể, điển hình là tấm bia thời Lý Cao Tông (1209) và những di tích phi vật thể khác. Những di tích lịch sử không chỉ mang tính giáo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

dục truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông mà còn là sản phẩm của du lịch văn hóa, du lịch tâm linh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thị xã Phúc yên - tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)