Trước khi tiến hành phân lập vi khuẩn, tôi đã kiểm tra để loại bỏ các mẫu cá thu được bị bệnh ngoài da do ký sinh trùng ngoại kí sinh, nấm. Kết quả cho thấy 100% các mẫu thu được đều sạch bệnh với các tác nhân là kí sinh trùng và nấm.
Tiến hành giải phẫu, mổ khám thu mẫu để kiểm tra phân lập vi khuẩn trong các cơ quan nội tạng như: gan, thận, não, mắt bằng cách dùng que cấy vô trungg lấy vi khuẩn từ cơ quan nội tạng trên ria cấy trên môi trường thạch TSA, tìm khuẩn lạc đặc trưng.
Khi tiến hành cấy ria để tìm vi khuẩn từ các cơ quan đích là: gan, thận, não của cá trên các môi trước nuôi cấy cơ bản (TSA, Merk). Kết quả cho thấy trên môi trường
C D
(TSA, Merk) cho thấy mọc lên khuẩn lạc khá thuần, chủ yếu 1 loại khuẩn lạc trên đĩa thạch, một số cho 2-3 khuẩn lạc trên đĩa thạch. Tiến hành nhuộm Gram, sau đó ria cấy các khuẩn lạc trên môi trường đặc trưng cơ bản cho từng loài như (Columbia, Oxoid) có bổ sung 5%máu cừu (Streptoccocus), và (GPS, Merk) môi trường đặc trưng cho
Aeromonas, Pseudomonas để khẳng định tính chất của vi khuẩn khi định danh bằng test API 20strep, và 20E Gram Negative và test lại trên máy định danh vi khuẩn Vitek 2 Compart để khẳng định lại kết quả phân lập được. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.2. Thành phần loài vi khuẩn phân lập được từ các mẫu cá bệnh Địa điểm
Số mẫu
XN
S.agalactiae Aeromonas spp. Pseudomonas spp.
Mẫu (+) Tỉ lệ % Mẫu (+) Tỉ lệ % Mẫu (+) Tỉ lệ %
Thủy Nguyên 30 25 83,33 3 10,00 2 6,67
Vĩnh Bảo 30 18 60,00 7 23,33 5 27,78
Tiên Lãng 30 21 70,00 8 26,67 1 3,33
Tổng 90 64 71,11 18 20,00 8 8,89
Ghi chú: (+): số mẫu nhiễm
Từ Bảng 3.2 cho thấy: Kết quả kiểm tra, trong 90 mẫu cá rô phi bị bệnh thu được tại Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo của Hải Phòng cho được kết quả sau:
- Phát hiện ra 3 loại vi khuẩn thu được là: Aeromonas spp., Pseudomonas spp.,
Streptococcus spp.
- Chủng vi khuẩn Streptococcus phân lập được chỉ có một giống duy nhất là
Streptococcus agalactiae mang đầy đủ đặc tính sinh hóa.
- Trong số mẫu thu được thì Streptococcus agalactiae là cao nhất, có 70/90 chiếm tỉ lệ 71,11%, tiếp đến là Aeromonas spp.có 18/90 chiếm tỉ lệ 20,00%; sau cùng là mẫu cá nhiễm Pseudomonas spp.có 8/90 chiếm tỉ lệ 8,89%. Kết quả phân lập
S.agalactiae hơi thấp so với kết quả nghiên cứu phân lập của Phạm Hồng Quân năm 2010, theo tác giả này cho thấy thì S.agalactiae gây bệnh trên cá rô phi tại Hải Phòng phân lập được chiếm 86.67% có thể là do thời điểm thu mẫu bệnh thì tần suất bắt gặp bệnh do S.agalactiae không cao, có thể do thời tiết tại thời điểm thu mẫu từng năm gây ra bệnh với tần suất bắt gặp khác nhau.
- Cũng tại thời điểm thu mẫu, số cá nhiễm vi khuẩn S. agalactiae ở Thủy Nguyên là cao nhất chiếm tỉ lệ là 83.33%, tiếp đến là huyện Tiên Lãng chiếm tỉ lệ là 70.00%, cuối cùng là huyện Vĩnh Bảo chiếm tỉ lệ 60.00%. Kết quả sai khác này có thể do nguồn mẫu thu được ở các địa phương khác nhau là khác nhau, ở Thủy Nguyên truyền
thống nuôi cá rô phi nở rộ trong mấy năm gần đây và là huyện có diện tích nuôi cá rô phi lớn nhất của Hải Phòng, nguồn nước lấy trực tiếp từ các kênh rạch không được qua xử lý, tại đây các nhà máy cimen xả nước ra ngoài kênh rạch làm ô nhiễm môi trường làm bùng nổ dịch bệnh.
- Từ kết quả của Bảng 3.2 trên cho thấy S.agalactiae xuất hiện nhiều ở các huyện của Hải Phòng và ngày càng gây thiệt hại cho ngành nuôi trông thủy sản của Hải Phòng. Vì vậy cần phải có những biện pháp phòng chống dịch bệnh cho cá rô phi ở cá huyện để ngăn chặn sự bùng nộ dịch bệnh.