KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÀU SẮC VÀ TỶ LỆ TĂNG KHỐ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ xử lý đến màu sắc và khối lượng của tôm Nobashi trong quá trình ngâm phụ gia chống mất nước (Trang 54)

LƯỢNG TÔM TRONG QUÁ TRÌNH THĂM DÒ THỜI GIAN VÀ CÔNG THỨC PHỤ GIA.

3.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của công thức chất phụ gia và thời gian xử lý đến tỷ lệ tăng khối lượng tôm.

Bảng 3.2 Kết quả đánh giá tỉ lệ tăng khối lượng của tôm khi tiến hành thí nghiêm theo ma trận bố trí ở mục 2.1.

Hình 3.2 Mức độ ảnh hưởng của công thức chất phụ gia và thời gian xử lý đến tỷ lệ tăng khối lượng tôm

Nhận xét: Từ hình 3.2 cho thấy, tỉ lệ tăng trọng của tôm nobashi sau khi xử lý phụ gia phụ thuộc nhiều vào biến thời gian hơn là biến công thức.

Bảng 3.3 Kết quả phân tích ANOVA ảnh hưởng của công thức chất phụ gia và thời gian xử lý đến tỷ lệ tăng khối lượng tôm.

Mô hình có giá trị p<0,05 nên mô hình này có ý nghĩa. Yếu tố thời gian có giá trị p<0,05 cho thấy thời gian có ảnh hưởng đến tỉ lệ tăng trọng của tôm, còn hệ số p

Source Sum of Squares df Mean Square F Value p-value Prob > F Block 15,92 2 7,96 Model 295,69 6 49,28 90,56 < 0.0001 significant A-Cong thuc 3,60 2 1,80 3,31 0.0896 B-Thoi gian 292,04 4 73,01 134,16 < 0.0001 Residual 4,35 8 0,54 Cor Total 315,97 16

ứng với biến công thức có giá trị >0.05 cho thấy cả 3 công thức phụ gia không có sự khác biệt trong tỉ lệ tăng trọng khối lượng của tôm.

Bảng 3.4 Các chỉ số thống kê liên quan đến kết quả phân tích ANOVA Std.

Dev.

0,74 R-Squared 0,9855 Mean 28,60 Adj R-Squared 0,9746 C.V. % 2,58 Pred R-Squared 0,9289 PRESS 21,33 Adeq Precision 24,278

Hệ số tương quan R-Squared = 0.9855 có nghĩa tương quan tốt và cho phép giải quyết được 97,46 % kết quả số liệu. Adeq precision có giá trị là 24.278>4 phản ảnh mức độ nhiễu thấp chứng tỏ mức độ tin cậy cao.

Phương trình biểu diễn ảnh hưởng của công thức phụ gia (A) và thời gian xử lý (B) đến tỉ lệ tăng khối lượng của tôm được trình bày ở Phương trình (3.1):

Tỉ lệ tăng khối lượng = 28,96 – 0,11*A[1] + 0,64*A[2] + 0,12*B[1] –

0,64*B[2] + 0,093*B[3] – 2,505E - 003*B[4] (Phương trình 3.1)

Hình 3.3a Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa thời gian và công thức phụ gia đến tỉ lệ tăng khối lượng.

Hình 3.3b Đồ thị 3D biểu diễn sự tương tác thời gian và công thức phụ gia đến tỉ lệ tăng khối lượng của tôm.

Nhận xét: dựa vào kết quả của hình 3.3a và 3.3b cho thấy cả 3 công thức phụ gia nhìn chung không có sự khác biệt nhau khi ở thời gian 2h, 4h, 6h, 8h, 24h cả ba cột màu sắc của ba công thức trong hình 3.2.1c đều nằm mức ngàn bằng nhau. Chỉ có thời gian là có ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ tăng trọng của tôm, trong khoảng thời gian 0h đến 4h thì tỉ lệ tăng trọng khối lượng tăng nhanh với công thức phụ gia 1 từ 0% lên 20,35% trong 2h đầu và tăng lên 29,33% ở 4h. Công thức phụ gia 2 từ 0% lên 20,7% ở khoảng thời gian 4h thì tăng nhanh lên 31,48%. Công thức phụ gia 3 từ 0% lên 20,38% và khoảng 4h ngâm thì tăng lên 29,61%. Nhưng kể từ sau 4h thì tỉ lệ tăng trọng của 3 công thức phụ gia đều tăng nhưng mức độ tăng bắt đầu chậm lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ xử lý đến màu sắc và khối lượng của tôm Nobashi trong quá trình ngâm phụ gia chống mất nước (Trang 54)