Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thƣ in vitro

Một phần của tài liệu Tổng hợp và thử hoạt tính sinh học của một số dẫn chất n hydroxypropenamid mang khung 3 spiro1,3dioxolan 2 oxoindolin (Trang 48)

a. Thử tác dụng ức chế HDAC bằng phƣơng pháp Western Blot

3.3.2.2.Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thƣ in vitro

Tác dụng ức chế HDAC quyết định tác dụng kháng tế bào ung thƣ, tuy nhiên để gây ra độc tính với tế bào, các chất còn phải có khả năng thấm qua màng sinh

học vào trong tế bào để tiếp cận với HDAC. Do đó các chất IVa-d đƣợc tiếp tục đánh giá hoạt tính sinh học dựa trên kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thƣ in vitro.

Thử nghiệm tiến hành trên 3 dòng tế bào ung thƣ ngƣời: SW620 - tế bào ung thƣ đại tràng, PC-3 - tế bào ung thƣ biểu mô tiền liệt tuyến và AsPC-1 - tế bào ung thƣ tuyến tuỵ nhằm tìm ra hoạt chất có hoạt tính thực sự tốt. Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7: Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thƣ của các dẫn chất IVa-d

N O O O NH OH O O R Chất R Độc tính tế bào (IC50) 1 SW620 2 PC-3 3 AsPC-1 4 (μM) (μM) (μM) Iva H 3,61 18,91 18,47 IVb 5-Br 3,06 7,30 6,83 IVc 5-CH3 3,45 12,26 7,47 IVd 5-F 3,31 11,51 7,29 SAHA 1,44 5,30 7,04 Ghi chú: 1

Nồng độ gây ra sự giảm 50% số lượng tế bào; 2dòng tế bào ung thư đại tràng;3dòng tế bào ung thư tiền liệt tuyến; 4

dong tế bào ung thư tuyến tuỵ; SAHA: Acid suberoylanilid hydroxamic.

Kết quả cho thấy tất cả bốn chất đều có tác dụng gây độc tế bào ung thƣ trên các dòng SW620. PC-3, AsPC-1 bởi vì tất cả các chất đều có nồng độ IC50 < 20 µM. Các chất tác dụng theo cơ chế phân tử, do đó để so sánh hoạt tính giữa các chất, giá trị IC50 đƣợc quy đổi từ µg/ml sang µM. Khi đó giá trị IC50 của IVa-d là từ 3,06 μM đến 18,91 μM, so với SAHA (IC50 từ 1,44-7,04 μM) và giá trị nồng độ ức chế 50% sự phát triển tế bào ung thƣ của các chất kém hơn SAHA chút ít trên cả ba dòng tế

bào ung thƣ. Về việc so sánh giữa các nhóm thế để nhận ra ƣu điểm của từng nhóm thế trên hoạt tính kháng tế bào ung thƣ. Chất IVa không mang nhóm thế có hoạt tính thấp nhất trên cả ba dòng tế bào (IC50 = 3,61, 18,47 và 18,91 μM), nhƣng khi có nhóm thế dù là hút hay đẩy điện tử thì hoạt tính cũng đã tăng lên. Cụ thể, so sánh với chất IVa có thể thấy, chất IVc thêm 1 nhóm đẩy điện tử trên nhân indolin thì có IC50 giảm 2,5 lần trên dòng tế bào ung thƣ tuyến tụy. Với chất IVb, IVd có nhóm hút điện tử (-Br, -F) thì cho kết quả khả quan hơn chút ít, chất IVb có nồng độ IC50 giảm 2,5 lần trên cả dòng tế bào ung thƣ tiền liệt tuyến và ung thƣ tuyến tụy, còn chất IVd vẫn chỉ giảm đƣợc IC50 trên dòng tế bào ung thƣ tuyến tụy. Các kết quả đƣợc thể hiện trên biểu đồ sau:

Hình 3.2: Biểu đồ so sánh tác dụng độc tính tế bào của các chất IVa-d so với SAHA trên 3 dòng tế bào ung thƣ SW620, PC-3, AsPC-1

Từ biểu đồ có thể thấy rằng chất IVa không nhóm thế có hoạt tính kém nhất trên cả 3 dòng tế bào ung thƣ. Còn lại trên dòng tế bào ung thƣ tuyến tụy thì 3 chất

và tiền liệt tuyến thì các chất IVb, IVc, IVd có hoạt tính bằng khoảng một nửa hoạt tính của SAHA.

Nhìn chung, kết quả cho thấy các hoạt chất IVa-d có hoạt tính ức chế enzym HDAC và độc tính tế bào kém hơn SAHA có thể do cấu trúc của khung dioxo- indolin đã cồng kềnh lại kết hợp với cầu nối thân dầu có nhóm phenyl cũng cồng kềnh, vì vậy sự tƣơng tác với enzym và với tế bào ung thƣ kém hơn SAHA. Kết quả cũng cho thấy sự phù hợp giữa hiệu lực ức chế enzym HDAC2 và độc tính tế bào của các chất IVa-d. Tuy nhiên mức độ của các chất lại có sự thay đổi, chất IVb có hiệu lực ức chế enzym HDAC2 thấp nhất nhƣng lại có độc tính trên cả 3 dòng tế bào cao nhất. Có thể giải thích do khả năng tƣơng tác của hợp chất IVb với enzym kém (cấu trúc không gian cồng kềnh) nhƣng lại có hệ số phân bố dầu nƣớc phù hợp, nên khả năng thấm tốt và có độc tính tế bào cao nhất. Còn hợp chất IVa, là hợp chất không nhóm thế, có độc tính tế bào rất kém, kém hơn nhiều so với 3 chất IVb,c,d

có thể do sự thấm qua vách tế bào của chất IVa kém do sự phân cực của khung dioxolan.

Kết quả thử độc tính tế bào ung thƣ in vitro của các dẫn chất N-hydroxy-3- phenyl-2-propenamid mang khung 3-spiro[1,3]dioxolan-2-oxoindolin đƣợc đem so sánh với các dẫn chất này mang khung indolin đƣợc trình bày trong luận văn tốt nghiệp Dƣợc sỹ của Nguyễn Duy [2]. Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8: Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thƣ của các acid hydroxamic có cấu trúc tƣơng tự IVa-d

N NH OH O Hợp chất Tác dụng kháng tế bào ung thƣ SW620 IC50 (µg/ml) IC50 (µM) N NH OH O 2,326 7,912 SAHA 0.426 1,614

Từ đó cho thấy cầu nối methy- phenyl-ethenyl không tạo ra các hoạt chất có hoạt tính cao khi kết hợp với khung 3-spiro[1,3]dioxolan-2-oxoindolin

Với những kết quả thu đƣợc có thể khẳng định cầu nối giữa khung 3- spiro[1,3]dioxolan-2-oxoindolin và nhóm NHOH là nhóm cầu nối nhân thơm của dẫn chất N-hydroxy-3-phenyl-2-propenamid có thể chƣa hợp lý, nên thay đổi nhóm khóa hoạt động hoặc cầu nối khác để tăng sự tƣơng tác với enzyme HDAC.

Một phần của tài liệu Tổng hợp và thử hoạt tính sinh học của một số dẫn chất n hydroxypropenamid mang khung 3 spiro1,3dioxolan 2 oxoindolin (Trang 48)