I. Đại cương:
Tiêu chảy nhiễm trùng là ca bệnh truyền nhiễm từ đường tiêu hóa do các tác nhân gây bệnh thường gặp như: vi sinh vật, nấm độc, chất độc hóa học, dộc tố của chúng truyền qua ăn uống gây nên bệnh cảnh nhiễm trùng nhiễm độc, loại vi khuẩn chiếm hàng đầu là; Ecoli, Bacillus, Salmonella, Shigella, Rotavirus, Vibriocholera. II. Chẩn đoán :
2.1 Lâm sàng
Tùy theo cơ địa bệnh nhân và có các triệu chứng sau : Sốt cao kèm theo lạnh run, đau đầu, đau cơ
Đau bụng âm ỉ hay đau quặng bụng từng cơn quanh rốn, hoặc đau ở hạ vị, hố chậu phải lan xuống 02 chân
Tiêu phân lỏng toàn nước hay nhầy đàm số lượng nhiều # ½ lít, số lần đi tiêu càng nhiều.
Khám có dấu hiệu phản ứng ở 02 hố chậu, đôi khi sờ đau quanh rốn 2.2 Cận lâm sàng :
- Công thức máu : Bc máu tăng cao
- CRPhs, Urê , Créatinine, đường máu , AST, ALT, ion đồ , Amylaza máu
CKMB, là những xét nghiệm tiên lượng bệnh
- Siêu âm bụng giúp phát hiện viêm ruột thừa - X quang phổi, CT scan , trong một số cas nặng
- Cấy máu, cấy phân trong trường hợp có nhiều biến chứng hoặc điều trị không hiệu quả
III. Điều trị :
Bù nước điện giải :Tránh mất nước gây tụt huyết áp, đảm bảo khối lượng tuần hoàn. Kháng sinh :
Nên kết hợp kháng sinh: Do có 01 số chủng vi khuẩn đã kháng thuốcnhư: Ecoli...
Kháng sinh hay sử dụng là : Quinolon + Cefalosporin
Ciprofloxacin 0,4g/200 ml 30mg/kg/24 giờ truyền TM Cefotaxim 1g 06 g /24 giờ TM
Ceftriaxon 1g 2g – 4g /24 giờ TM
Imipenam hay meropenam : chỉ sử dụng trong cas bệnh nặng có biến chứng hay không đáp ứng với điều trị lâm sàng.
Điều trị triệu chứng :
Chống nôn : Primpéran
Hạ sốt : paracetamol Giảm đau : Spasmaverin Hỗ trợ tiêu hóa : Smecta Bù vi khuẩn có lợi : Lacbiopro IV : Xuất viện :
Sau điều trị 5 – 7 ngày bệnh nhân hết sốt hết tiêu chảy, ăn uống khá, sinh hiệu ổn. Xét nghiệm máu trở về bình thường