Trang 23 Phòng quản lý
2.3 Tình hình lao động của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-
nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
Số lượng lao động không nói lên được hiệu quả của nó trong quản lý nguồn nhân lực mà phải xét trên khía cạnh sự hợp lý của nó trong bộ máy làm việc và chất lượng của nguồn lao động đó trong hệ thống ngân hàng. Sự gia tăng về số lượng có thể phản ánh sự tăng trưởng về quy mô hoạt động nhưng cũng có thể phản ánh sự dư thừa, dàn trải không cần thiết gây mất cân đối tổ chức.
Giai đoạn 2008-2010 lao động tại ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế có xu hướng gia tăng. Cụ thể năm 2008 tống số lao động của toàn chi nhánh là 34 người thì đến năm 2009 tăng lên thành 35 người. 2009 so với 2008, tổng số lao động của toàn chi nhánh đã tăng thêm 1 lao động tương ứng với 2,94%. Đến năm 2010 tổng số lao động đã được nâng lên thành 36 lao động tăng 1 lao động so với năm 2009 tức là tăng 2,86%. Tốc độ tăng bình quân năm là 2,89%.
Qua đó, có thể thấy số lượng lao động tại VIB Huế qua các năm đều tăng về cả mặt tuyệt đối lẫn tương đối, nhưng số lượng tăng không đáng kể. Sở dĩ số lượng lao động tăng không nhiều như vậy là do cơ sở VIB - Huế tại 48 Hùng Vương còn hạn chế về không gian, do đó không cho phép tuyển thêm nhiều lao động. Tuy nhiên, vào năm 2011 ngân hàng sẽ chuyển chi nhánh sang địa điểm tại đường Hai Bà Trưng – Thành phố Huế, với tòa nhà chi nhánh hiện đại và không gian rộng rãi hơn; lúc đó ngân hàng sẽ có những kế hoạch tuyển dụng nhân sự nhiều hơn để đáp ứng ngày một tốt hơn số lượng khách hàng ngày càng tăng của chi nhánh.
• Phân theo giới tính: Quan sát bảng 2.1 ta dễ dàng nhận thấy lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn và tăng dần qua các năm trong khi đó lao động nam chiếm tỷ lệ nhỏ hơn và không biến động. Năm 2008 có 20 lao động nữ chiếm tỷ trọng 58,83% trong tổng số lao động. Năm 2009 có 21 lao động nữ chiếm tỷ trọng 60% và năm 2010 có 22 lao động nữ chiếm tỷ trọng 61,11%. Năm 2009 so với năm 2008 số lao động nữ tăng 1 người hay tăng 5% và năm 2010 so với năm 2009 lao động nữ tăng 1 người hay tăng 4,76%. Tốc độ tăng bình quân năm là 4,88%. Điều này cũng hợp lý bởi đặc thù của ngành ngân hàng là thường xuyên tiếp xúc, giao dịch trực tiếp với khách hàng, mà nhân viên nữ lại có nhiều ưu thế hơn trong lĩnh vực này, ưu thế về cách cư xử, giọng
nói, ngoại hình… Vì vậy số lao động nữ luôn cao hơn nhiều so với lao động nam. Đây là một thực tế khách quan tại nhiều ngân hàng hiện nay nhằm tạo dựng hình ảnh trong mắt khách hàng thông qua phong cách phục vụ và thái độ làm việc.
• Phân theo trình độ: Lao động của ngân hàng chủ yếu thuộc trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng. Như thông tin số liệu ở bảng 2.1 ta nhận thấy rằng năm 2008 lao động có trình độ trên đại học là 2 người chiếm 5,88%, lao động có trình độ đại học và cao đẳng là 28 người chiếm 82,35%, lao động có trình độ trung cấp là 3 người chiếm 8,83% còn lại 2,94% là lao động phổ thông; năm 2009 lao động có trình độ trên đại học là 2 người chiếm 5,71%, lao động có trình độ đại học và cao đẳng là 29 người chiếm 82,86%, lao động có trình độ trung cấp là 3 người chiếm 8,57% và 2,86% là lao động trung cấp và năm 2010 lao động có trình độ trên đại học là 2 người chiếm 5,56%, lao động có trình độ đại học và cao đẳng là 30 người chiếm 83,33%, lao động có trình độ trung cấp là 3 người chiếm 8,33% còn lại 2,78% là lao động phổ thông. Như vậy lao động có trình độ đại học và cao đẳng đang chiếm đại đa số trong tổng lao động và có xu hướng gia tăng qua các năm. Năm 2009 so với năm 2008 tăng lên 1 người hay tăng 3,57% và năm 2010 so với năm 2009 cũng tăng lên 1 người hay tăng 3,45%. Bên cạnh đó lao động có trình độ trung cấp, lao động phổ thông có xu hướng giảm về tỷ trọng.
Điều đó thể hiện mục đích của ngân hàng nhằm nâng cao trình độ lao động cũng như chất lượng của nhân viên thông qua tuyển dụng lao động có kiến thức để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phong phú, đa dạng của khách hàng và yêu cầu về công việc ngày càng khó khăn hơn.
Ban giám đốc của VIB Huế hầu hết đều có trình độ trên đại học đảm bảo khả năng vận hành và quản lý chi nhánh hoạt động hiệu quả.
Cùng với tuyển dụng lao động mới, đơn vị cũng rất chú ý đến việc đào tạo và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên. Bằng cách cho nhân viên đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ, mở các cuộc thi về nghiệp vụ giúp nhân viên trong ngân hàng có cơ hội thể hiên năng lực đồng thời cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động là cơ sở để hình thành một đội ngũ cán bộ bền vững về chuyên môn nghiệp vụ.
Bảng 2.1 Tình hình lao động của NH TMCP Quốc tế – Chi nhánh Huế giai đoạn 2008-2010
ĐVT: Người
Tiêu thức phân chia
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Tốc độ tăng(giảm) bình quân năm(%)
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng lao động 34 100,00 35 100,00 36 100,00 1 2,94 1 2,86 2,89
I. Phân theo giới tính
1.Nam 14 41,17 14 40,00 14 38,89 0 0 0 0 0
2.Nữ 20 58,83 21 60,00 22 61,11 1 5,00 1 4,76 4,88
II. Phân theo trình độ
1. Trên đại học 2 5,88 2 5,71 2 5,56 0 0 0 0 0
2. Đại học và cao đẳng 28 82,35 29 82,86 30 83,33 1 3,57 1 3,45 3,51
3. Trung cấp 3 8,83 3 8,57 3 8,33 0 0 0 0 0
4. Lao động phổ thông 1 2,94 1 2,86 1 2,78 0 0 0 0 0