3. Theo mục đích sử dụng
3.3.1 Phát huy những mặt mạnh và thành quả đạt được
Để nâng cao hoạt động tín dụng cá nhân, ngân hàng cần tiếp tục phát huy những mặt mạnh, duy trì những thành công đạt được và từng bước khắc phụ những hạn chế, khó khăn trước mắt.
Về những mặt mạnh đã đạt được ngân hàng cần tiếp tục nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Hệ thống ngân hàng phát triển với số lượng ngày càng cao, vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng không hề thua kém các doanh nghiệp sản xuất, để có thể đáp
ứng vững và lớn mạnh đòi hỏi vốn kinh doanh phải lớn, đội ngũ nhân viên có năng lực, sáng tạo trong công việc hơn hẳn các ngân hàng khác để thu hút khách hàng. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ, hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến tính hiệu quả của ngân hàng. Để thực hiện được điều này đòi hỏi ngân hàng tiếp tục tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ phát triển, nâng cao trình độ:
- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng.
- Đào tạo và đào tạo lại trình độ của nhân viên ngân hàng bằng những khóa học ngắn ngày để nâng cao nghiệp vụ, cập nhật kiến thức nghiệp vụ, tập huấn những qui định mới, phổ biến pháp luật mới có liên quan.
- Ngoài chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, cần bổ sung thêm kiến thức về các lĩnh vực kinh doanh khác để phục vụ công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn.
- Ngoài ra tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm của ngân hàng, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, tổ chức kiếm tra nghiêm túc, khuyến khích tinh thần học tập bằng cơ chế khen thưởng đề bạt.
Bên cạnh đó nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên để họ nhân thức được nhiều hơn về điều này và mỗi cán bộ phải luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nâng cao ý thức trách nhiệm.
- Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, tránh tình trạng quá tải công việc dẫn đến cẩu thả trong công tác thẩm định các khoản vay. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tín dụng, đủ nhân lực để đón bắt cơ hội kinh doanh mới thì việc tăng cường cả về số lượng, chất lượng sẽ giúp ngân hàng đảm bảo nhịp độ tăng trưởng tín dụng đồng thời đảm bảo được chất lượng tín dụng.
Xác định những giá trị văn hóa cốt lõi của ngân hàng mình, tạo phong cách khác biệt cho nhân viên nhằm tạo ra niềm tự hào về ngân hàng cho các nhân viên.
Tại sgân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Huế, có thể nói công tác quản lí rủi ro tín dụng đã đạt được hiệu quả khi tỉ lệ nợ quá hạn ở một mức khá thấp. Hoạt động của ngân hàng là hoạt động luôn chứa đựng nhiều rủi ro vì vậy công tác quản lý rủi ro là
vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vấn đề đặt ra là phải làm sao có một chính sách cho vay an toàn mà vẫn nắm bắt được cơ hội. Để quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn nữa, ngân hàng cần tiếp tục hoàn thiện chính sách kiểm soát hoạt động tín dụng.
Thứ nhất, cần tiếp tục nâng cao công tác kiểm soát từ khi hồ sơ khách hàng được tiếp nhận cho đến khi hoàn tất khoản vay, được thực hiện đối với cả khách hàng vay và nhân viên ngân hàng thụ lý hồ sơ, thẩm định hồ sơ… kiểm soát từ phía người đi vay và cả nhân viên ngân hàng. Qua đó có thể có những điều chỉnh kịp thời theo các diễn biến và thực tế phát sinh. Cần có cơ chế xử phạt nghiêm minh đối với những nhân viên sai phạm. Bên cạnh đó cũng cần thiết sử dụng các biện pháp kích thích động cơ làm việc của nhân viên, làm cho nhân viên có cùng chung mục đích với ngân hàng, không trục lợi cho riêng mình. Để làm được điều này cần có sự phối hợp đồng bộ, hài hòa giữa các khối – chi nhánh – phòng ban trong toàn hệ thống.
Thứ hai, ngân hàng cần tiếp tục đa dạng hóa danh mục cho vay. Để đa dạng hóa danh mục cho vay có hiệu quả, ngân hàng cần tính suất sinh lời kỳ vọng và xác định mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận trước khi đưa ra quyết định. Việc đa dạng hóa danh mục cho vay giúp ngân hàng có thể cạnh tranh, hạn chế bớt rủi ro thay vì chỉ tập trung vào một đối tượng khách hàng nhất định.
Đa dạng hóa danh mục cho vay theo khu vực, ngành nghề, nhóm khách hàng…
Thứ ba, ngoài việc thẩm định TSĐB của khách hàng, cần chú ý hơn nữa công tác thẩm định phi tài chính. Ngay cả những dự án được nghiên cứu hoàn hảo nhất cũng không thể đảm báo sự thành công cho dự án nếu không có được sự quản lý tốt của người chủ dự án. Do đó, cần phải đánh giá một cách khách quan, đưa ra nhận xét thích đáng về khả năng quản lý, uy tín, tư cách, tính trung thực, thiện chí trả nợ của người đi vay. Đây là vấn đề mà mỗi nhân viên tín dụng cần quan tâm.