Về phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng thuốc ARV và tuân thủ điều trị ở bệnh nhân HIV được quản lý tại khoa truyền nhiễm bệnh viện bạch mai (Trang 54)

Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá tuân thủ của bệnh nhân tại 2 thời điểm là 4 ngày gần nhất và 4 tuần gần nhất. Tuy nhiên phương pháp sử dụng ở 2 thời điểm này chưa có sự khác biệt. Theo hướng dẫn thực hiện các nghiên cứu về HIV của WHO, phối hợp các công cụ khác nhau sẽ có hiệu quả cao hơn trong việc đánh giá tuân thủ điều trị [10].

Người phỏng vấn còn thiếu kinh nghiệm trong cách tiếp cận, nên còn đưa ra các câu hỏi mang tính chất trực tiếp, gây tâm lý e ngại cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trong khung thời gian hạn hẹp của nghiên cứu, nhóm nghiên cứu không có điều kiện thực hiện nghiên cứu pilot và đưa ra sửa đổi bổ sung cho bộ câu hỏi cũng như phương pháp phỏng vấn bệnh nhân. Do đó, bộ câu hỏi và cách phỏng vấn được giữ nguyên và áp dụng cho toàn bộ bệnh nhân trong nghiên cứu. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới sai số do bệnh nhân cố tình cung cấp sai thông tin. Để bệnh nhân có thể cung cấp thông tin một cách trung thực hơn, bộ câu hỏi cũng như cách phỏng vấn nên được cải tiến bằng cách bắt đầu phỏng vấn bệnh nhân bằng những câu hỏi gián tiếp như “Hôm qua, anh/chị đã làm gì? Có việc gì đặc biệt xảy ra không?”, rồi sau đó tiếp tục hỏi về việc sử dụng thuốc ARV “Hôm qua, anh/chị uống thuốc lúc mấy giờ? Hôm trước đó anh/chị uống thuốc mấy giờ?”, “Anh/chị có nhớ khi bắt đầu điều trị tư vấn viên hướng dẫn uống thuốc lúc mấy giờ không?”.

Nghiên cứu mới chỉ đánh giá tỉ lệ tuân thủ của bệnh nhân tại một khoảng thời gian ngắn. Trên thực tế, việc tuân thủ của bệnh nhân thay đổi theo thời gian và từng hoàn cảnh. Do đó, tỉ lệ tuân thủ chỉ là một vấn đề cần được đánh giá nhằm tối ưu hóa tuân thủ. Ngoài ra, cần đánh giá được tỉ lệ tuân thủ trong quá trình điều trị bao gồm bỏ trị, ngắt quãng điều trị. Ngắt quãng điều trị - bỏ thuốc trong vòng từ 48 giờ liên tục trở lên có nguy cơ ảnh hưởng tới đáp ứng về mặt virus học và có thể là yếu tố nguy cơ chính gây kháng nevirapin và các NNRTI khác [39].

Nghiên cứu chỉ đánh giá tuân thủ của bệnh nhân thông qua công cụ là bộ câu hỏi – một phương pháp đánh giá chủ quan, do đó không thể xác định được mức độ tin cậy của kết quả nhận được. Để có thể xác định được mức độ chính xác về tỉ lệ tuân thủ, cần phối hợp với một biện pháp đánh giá khách quan như đếm thuốc hoặc theo dõi tải lượng virus hoặc số lượng CD4.

KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT KẾT QUẢ

Thông qua hồi cứu trên tổng số 71 bệnh nhân HIV đang điều trị ARV tại Phòng khám ngoại trú – Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đưa ra các kết luận như sau:

Khảo sát việc sử dụng thuốc ARV

 43,7% bệnh nhân bắt đầu điều trị ở GĐLS 1, 32,4% bệnh nhân bắt đầu điều trị ở GĐLS 4.

 Sau khi quyết định 4139/QĐ-BYT được ban hành năm 2011, tỉ lệ bệnh nhân ở GĐLS 1,2 bắt đầu điều trị khi giai đoạn miễn dịch ở nhóm suy giảm nặng đã giảm xuống và nhóm suy giảm tiến triển đã tăng lên.

 15,3% bệnh nhân bắt đầu điều trị bằng TDF không có thông tin về xét nghiệm nồng độ creatinin trong máu, 5,3% bệnh nhân bắt đầu điều trị NVP không có thông tin về xét nghiệm nồng độ ALAT trong máu

 62,0% bệnh nhân được sử dụng phác đồ TDF/3TC/EFV cho điều trị bậc 1.  Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng phác đồ bậc 1 chứa TDF tăng từ 14,3% lên 89,5% sau khi ban hành quyết định 4139/QĐ-BYT.

 Tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển phác đồ ít nhất 1 lần là 26,8%.

 Nguyên nhân dẫn tới chuyển phác đồ chủ yếu là do TDKMM của thuốc, chiếm 80,8%; trong đó TDKMM thường dẫn tới chuyển thuốc là thiếu máu do AZT (28,6%) và rối loạn phân bố mỡ do d4T (23,8%)

 75% bệnh nhân sử dụng d4T gặp TDKMM dẫn tới chuyển phác đồ điều trị.

Khảo sát tuân thủ của bệnh nhân đối với điều trị ARV

 100% bệnh nhân đạt mức tuân thủ tuyệt đối trong vòng 4 ngày trước phỏng vấn; 97,2% đạt mức tuân thủ tuyệt đối trong vòng 4 tuần trước phỏng vấn.

 82,8% bệnh nhân không tuân thủ về thời điểm dùng thuốc và 100% bệnh nhân không tuân thủ về chế độ ăn được hướng dẫn với phác đồ chứa EFV.

ĐỀ XUẤT

 Thực hiện nghiên cứu đánh giá tuân thủ điều trị phối hợp giữa phương pháp phỏng vấn bệnh nhân và đánh giá tải lượng virus, áp dụng ít nhất 2 công cụ đánh giá tuân thủ cho phương pháp phỏng vấn bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ Y tế(2014), Quyết định 471/QĐ-BYT: Về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện cải tiến chất lượng chăm sóc và điều trị HIV/AIDS đối với hoạt động khám ngoại trú.

2. Bộ Y tế (2011), Quyết định: Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS" ban hành kèm theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS, NXB Y học.

4. Hà Thị Minh Đức, Lê Vinh (2013), "Kiến thức - thực hành về tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2009", Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013, Tạp chí Y học thực hành, Hà Nội, tr 317-320.

5. Đường Công Lự, Võ Ánh Quốc, Trần Thị Bích Trà (2013), "Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú ở Hà Tĩnh", Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AID giai đoạn 2011-2013, Tạp chí Y học thực hành, Hà Nội, tr 238-243.

6. Võ Thị Năm, Phùng Đức Nhật (2009), "Xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại TP cần Thơ năm 2009",

Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, Tạp chí Y học thực hành, Hà Nội.

7. Trần Xuân Thanh, Trần Thị Phương Lan, Trần Kim Chung, Tạ Văn Hoành, Chu Thị An (2013), "Đánh giá kết quả can thiệp tăng cường tuân thủ điều trị của bệnh nhân HIV/AIDS tại 2 phòng khám ngoại trú tỉnh Bắc Giang năm 2012", Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013, Tạp chí Y học thực hành, Hà Nội, tr 307-312.

8. Nguyễn Đình Tuấn, Chu Đức Thảo, Lê Đình Vinh, Đào Thị Hảo, Nguyễn Hai (2013), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thuốc ARV tại 2 phòng khám ngoại trú ở Đăk Lawk giai đoạn 2012", Các công trình nghiên cứu

khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013, Tạp chí Y học thực hành, Hà Nội, tr 229-232.

9. Trần Quốc Tuấn, Lê Nhân Tuấn, Vũ Toàn Thịnh, Phạm Đức Mạnh (2013), "Tuân Thủ điều trị ARV trên nhóm nghiện chích ma túy tại các phòng khám ngoại trú HIV/AIDS Hà Nội năm 2012", Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2013, Tạp chí Y học thực hành, Hà Nội, tr 329-333.

Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh

10. Obermeyer C.M (2009), HIV testing, treatment and prevention generic tools for operational research, World Health Organization.

11. Wainberg M. A., Martinez-Cajas J L., Brenner B. G. (2007), "Strategies for the optimal sequencing of antiretroviral drugs toward overcoming and preventing drug resistance", Future HIV Therapy, 1(3), pp.291-313.

12. World Health Organization (2010), Antiretroviral therapy for HIV infection in adults and adolescents : recommendations for a public health approach.

13. Arnsten J. H., Demas P. A., Farzadegan H., Grant R. W., Gourevitch M. N., Chang C. J., Buono D., Eckholdt H., Howard A. A., Schoenbaum E. E. (2001), "Antiretroviral therapy adherence and viral suppression in HIV-infected drug users: comparison of self-report and electronic monitoring", Clinical infectious diseases, 33(8), pp.1417-1423.

14. Bangsberg D. R., Kroetz D. L., Deeks S. G. (2007), "Adherence-resistance relationships to combination HIV antiretroviral therapy", Current HIV/AIDS Report, 4(2), pp.65-72.

15. Benner J. S., Glynn R. J., Mogun H., Neumann P. J., Weinstein M. C., Avorn J. (2002), "Long-term persistence in use of statin therapy in elderly patients",

Journal of the Amercan Medical Association, 288(4), pp.455-461.

16. Bertagnolio S. (2012), WHO HIV drug resistance report, 2012, World Health Organization, Geneva, Switzerland.

17. Boden D., Hurley A., Zhang L., Cao Y., Guo Y., Jones E., Tsay J., Ip J., Farthing C., Limoli K., Parkin N., Markowitz M. (1999), "HIV-1 drug resistance in newly infected individuals", Journal of the American Medical Association, 282(12), pp.1135-1141.

18. Chesney M. A., Ickovics J. R., Chambers D. B., Gifford A. L., Neidig J., Zwickl B., Wu A. W. (2000), "Self-reported adherence to antiretroviral medications among participants in HIV clinical trials: the AACTG adherence instruments. Patient Care Committee & Adherence Working Group of the Outcomes Committee of the Adult AIDS Clinical Trials Group (AACTG)", AIDS Care, 12(3), pp.255- 266.

19. Chkhartishvili N., Rukhadze N., Svanidze M., Sharvadze L., Dehovitz J. A., Tsertsvadze T., McNutt L. A., del Rio C. (2014), "Evaluation of multiple measures of antiretroviral adherence in the Eastern European country of Georgia", Journal of the International AIDS Society, 17, pp.18885.

20. Cramer J., Rosenheck R., Kirk G., Krol W., Krystal J. (2003), "Medication compliance feedback and monitoring in a clinical trial: predictors and outcomes",

Value Health, 6(5), pp.566-573.

21. Deschamps A. E., De Geest S., Vandamme A. M., Bobbaers H., Peetermans W. E., Van Wijngaerden E. (2008), "Diagnostic value of different adherence measures using electronic monitoring and virologic failure as reference standards",

AIDS Patient Care and STDS, 22(9), pp.735-743.

22. Do H. M., Dunne M. P., Kato M., Pham C. V., Nguyen K. V. (2013), "Factors associated with suboptimal adherence to antiretroviral therapy in Viet Nam: a cross- sectional study using audio computer-assisted self-interview (ACASI)", BMC Infectious Diseases, 13, pp.154.

23. Gifford A. L., Bormann J. E., Shively M. J., Wright B. C., Richman D. D., Bozzette S. A. (2000), "Predictors of self-reported adherence and plasma HIV concentrations in patients on multidrug antiretroviral regimens", Journal of acquired immune deficiency syndromes, 23(5), pp.386-395.

24. Gill C. J., Sabin L. L., Hamer D. H., Keyi X., Jianbo Z., Li T., Wu W. J., Wilson I. B., Desilva M. B. (2010), "Importance of dose timing to achieving undetectable viral loads", AIDS Behavior, 14(4), pp.785-793.

25. Giordano T. P., Guzman D., Clark R., Charlebois E. D., Bangsberg D. R. (2004), "Measuring adherence to antiretroviral therapy in a diverse population using a visual analogue scale", HIV Clinical Trials, 5(2), pp.74-79.

26. Glass T. R., Battegay M., Cavassini M., De Geest S., Furrer H., Vernazza P. L., Hirschel B., Bernasconi E., Rickenbach M., Gunthard H. F., Bucher H. C. (2010), "Longitudinal analysis of patterns and predictors of changes in self-reported adherence to antiretroviral therapy: Swiss HIV Cohort Study", Journal of acquired immune deficiency syndromes, 54(2), pp.197-203.

27. Glass T. R., De Geest S., Weber R., Vernazza P. L., Rickenbach M., Furrer H., Bernasconi E., Cavassini M., Hirschel B., Battegay M., Bucher H. C. (2006), "Correlates of self-reported nonadherence to antiretroviral therapy in HIV-infected patients: the Swiss HIV Cohort Study", Journal of acquired immune deficiency syndromes, 41(3), pp.385-392.

28. Goldman J. D., Cantrell R. A., Mulenga L. B., Tambatamba B. C., Reid S. E., Levy J. W., Limbada M., Taylor A., Saag M. S., Vermund S. H., Stringer J. S., Chi B. H. (2008), "Simple adherence assessments to predict virologic failure among HIV-infected adults with discordant immunologic and clinical responses to antiretroviral therapy", AIDS Research Human Retroviruses, 24(8), pp.1031-1035. 29. Haubrich R. H., Little S. J., Currier J. S., Forthal D. N., Kemper C. A., Beall G. N., Johnson D., Dube M. P., Hwang J. Y., McCutchan J. A. (1999), "The value of patient-reported adherence to antiretroviral therapy in predicting virologic and immunologic response. California Collaborative Treatment Group", Aids, 13(9), pp.1099-1107.

30. Haynes R., McDonald H. P., Garg A. X. (2002), "Helping patients follow prescribed treatment: Clinical applications", Journal of the American Medical Association, 288(22), pp.2880-2883.

31. Hecht F. M., Grant R. M., Petropoulos C. J., Dillon B., Chesney M. A., Tian H., Hellmann N. S., Bandrapalli N. I., Digilio L., Branson B., Kahn J. O. (1998), "Sexual transmission of an HIV-1 variant resistant to multiple reverse-transcriptase and protease inhibitors", New England Journal Medicine, 339(5), pp.307-311. 32. Jiamsakul A., Kumarasamy N., Ditangco R., Li P. C., Phanuphak P., Sirisanthana T., Sungkanuparph S., Kantipong P., C K. C. Lee, Mustafa M., Merati T., Kamarulzaman A., Singtoroj T., Law M. (2014), "Factors associated with suboptimal adherence to antiretroviral therapy in Asia", Journal of the International AIDS Society, 17, pp.18911.

33. Joint United Nations Programme on Hiv Aids (2012), Global report UNAIDS report on the global AIDS epidemic : 2012, Geneva, pp.12-15.

34. Kabore L., Muntner P., Chamot E., Zinski A., Burkholder G., Mugavero M. J. (2014), "Self-Report Measures in the Assessment of Antiretroviral Medication Adherence: Comparison with Medication Possession Ratio and HIV Viral Load",

Journal of the International Association of Provider of AIDS Care, 14(2); pp 156- 162.

35. Kleinman N. J., Manhart L. E., Mohanraj R., Kumar S., Jeyaseelan L., Rao D., Simoni J. M. (2015), "Antiretroviral therapy adherence measurement in non-clinical settings in South India", AIDS Care, 27(2), pp.248-254.

36. Lu M., Safren S. A., Skolnik P. R., Rogers W. H., Coady W., Hardy H., Wilson I. B. (2008), "Optimal recall period and response task for self-reported HIV medication adherence", AIDS Behavior, 12(1), pp.86-94.

37. Mannheimer SB, Mukherjee R, Hirschhorn LR, Dougherty J, Celano SA, Ciccarone D, Graham KK, Mantell JE, Mundy LM, Eldred L (2006), "The CASE adherence index: A novel method for measuring adherence to antiretroviral therapy", AIDS care, 18(7), pp.853.

38. Nachega J. B., Hislop M., Dowdy D. W., Chaisson R. E., Regensberg L., Maartens G. (2007), "Adherence to nonnucleoside reverse transcriptase inhibitor-

based HIV therapy and virologic outcomes", Annal of International Medicine, 146(8), pp.564-573.

39. Oyugi J. H., Byakika-Tusiime J., Ragland K., Laeyendecker O., Mugerwa R., Kityo C., Mugyenyi P., Quinn T. C., Bangsberg D. R. (2007), "Treatment interruptions predict resistance in HIV-positive individuals purchasing fixed-dose combination antiretroviral therapy in Kampala, Uganda", Aids, 21(8), pp.965-971. 40. Patel A, Hirschhorn L, Fullem A, Ojikutu B, Oser R (2010), Adult adherence to treatment and retention in care.

41. Paterson D. L., Swindells S., Mohr J., Brester M., Vergis E. N., Squier C., Wagener M. M., Singh N. (2000), "Adherence to protease inhibitor therapy and outcomes in patients with HIV infection", Annal of Intern Medicine, 133(1), pp.21- 30.

42. DiPiro J.T. (2014), Pharmacotherapy: a pathophysiologic approach ,

McGraw-Hill Medical ,9th edition, New York.

43. Sabaté E. (2003), Adherence to long-term therapies evidence for action, World Health Organization.

44. Sangeda R. Z., Mosha F., Prosperi M., Aboud S., Vercauteren J., Camacho R. J., Lyamuya E. F., Van Wijngaerden E., Vandamme A. M. (2014), "Pharmacy refill adherence outperforms self-reported methods in predicting HIV therapy outcome in resource-limited settings", BMC Public Health, 14, pp.1035.

45. Services Department of Health and Human (2015), Guidelines for the use of antiretroviral agents in HIV-1-infected adults and adolescents.

46. Simon V., Vanderhoeven J., Hurley A., Ramratnam B., Louie M., Dawson K., Parkin N., Boden D., Markowitz M. (2002), "Evolving patterns of HIV-1 resistance to antiretroviral agents in newly infected individuals", Aids, 16(11), pp.1511-9. 47. Society European AIDS Clinical (2014), EACS guidelines, 7th.

48. Weiser S. D., Guzman D., Riley E. D., Clark R., Bangsberg D. R. (2004), "Higher rates of viral suppression with nonnucleoside reverse transcriptase

inhibitors compared to single protease inhibitors are not explained by better adherence", HIV Clinical Trials, 5(5), pp.278-87.

49. World Health Organization (2013), Consolidated guidelines on the use of antiretroviral drugs for treating and preventing HIV infection : recommendations for a public health approach, pp.

50. World Health Organization (2011), Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anaemia and assessment of severity.

51. World Health Organization (2010), Antiretroviral therapy for HIV infection in adults and adolescents : recommendations for a public health approach, pp.21.

Tài liệu từ trang web

52. Administration Subtance Abuse and Mental Health Service (10/10/2014), "Substance Use Disorders", http://www.samhsa.gov/disorders/substance-use, truy cập lần cuối 14/5/2015.

53. World Health Organization (2013), "Number of people (all ages) living with HIV - Estimates by country", http://apps.who.int/gho/data/node.main.620?lang=en, truy cập lần cuối 14/5/2015.

54. World Health Organization "Antiretroviral therapy coverage - Data and estimates by country", http://apps.who.int/gho/data/node.main.626, truy cập lần

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng thuốc ARV và tuân thủ điều trị ở bệnh nhân HIV được quản lý tại khoa truyền nhiễm bệnh viện bạch mai (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)