Kết quả định lượng acid corosolic trong loài L.speciosa tại Hà Nội thu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định tính, định lượng acid corosolic trong lá một số mẫu thuộc chi lagerstroemia tại việt nam (Trang 37)

hái vào các thời điểm khác nhau.

Kết quả định lượng acid corosolic acid corosolic trong các mẫu thuộc loài L. speciosa được thu tại Hà Nội trong nhiều thời điểm khác nhau thể hiện trong bảng 3.5 và hình 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả định lượng acid corosolic trong các mẫu thuộc loài

L. speciosa được thutại Hà Nội trong nhiều thời điểm khác nhau.

STT Tên mẫu Thời gian lấy mẫu MDL (g) MA.C (mg) % A.C/ DL 1 BLN- HN1 T01/2014 5,7874 1,8691 0,032 2 BLN- HN2 T05/2014 5,2456 7,5316 0,144 3 BLN- HN3 T06/2014 5,2021 5,6233 0,108 4 BLN- HN6 T07/2014 5,9633 13,2753 0,223 5 BLN- HN7 T09/2014 7,1118 21,7344 0,306 6 BLN- HN8 T11/2013 7,5263 63,1883 0,840

Nhận xét:

Tuy trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa có đủ các mẫu được thu hái trong tất cả các tháng trong năm nhưng dựa vào kết quả ở bảng 3.5 và hình 3.5 cho thấy, các mẫu thu hái tại Hà Nội, hàm lượng acid corosolic trong lá BLN đạt cao nhất là được thu hái vào tháng 11(0,840%), đạt thấp nhất là được thu hái vào tháng 1 ( 0,032%), và không có sự phụ thuộc tuyến tính của hàm lượng acid corosolic trong lá BLN và thời gian ( cụ thể là theo các tháng trong năm).

BÀN LUẬN Về phương pháp:

HPLC là công cụ đáng tin cậy cho việc tách các hỗn hợp phức tạp, cho hiệu quả tách và độ nhạy cao, thường xuyên đổi mới về mức độ thuận tiện, tốc độ phân tích, sự lựa chọn của cột... HPLC đang đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Với khả năng phân tích nhanh, hiệu quả, áp dụng rộng rãi với nhiều mẫu phức tạp, HPLC đang trở thành công cụ không thể thiếu trong các ngành khoa học và công nghệ. Qua khảo sát và quá trình làm thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng phương pháp này hoàn toàn phù hợp để có thể định tính, định lượng acid corosolic trong lá Bằng lăng.

Về kết quả:

Trong 13 mẫu nghiên cứu đều có chứa acid corosolic. Như vậy, trong nghiên cứu này xác định được ngoài Bằng lăng nước còn có Bằng lăng lông và Bằng lăng ổi có chứa acid corosolic. Tuy nhiên chi Lagerstroemia vẫn còn rất nhiều loài mà chưa được đưa vào nghiên cứu để có thể xác định được sự có mặt của acid corosolic trong các loài đó.

Các loài Bằng lăng lông và Bằng lăng ổi có vùng phân bố hẹp, nên các loài này chưa được thu thập tại cùng một địa điểm. Do đó cần phải thu thập thêm các mẫu Bằng lăng nước và Bằng lăng ổi (nếu có) tại Nghệ An hoặc mẫu Bằng lăng lông tại Đắk Lắk cùng thời điểm tháng 6 để có thể so sánh chính xác hàm lượng acid corosolic trong 3 loài này. Loài Bằng lăng lông có hàm lượng acid corosolic khá cao so với 2 loài còn lại vì thế có thể tập trung nghiên cứu thêm về loài này.

Mặt khác, Bằng lăng nước cho hàm lượng acid corosolic thấp nhất trong 3 loài nhưng lại được chúng tôi tập trung nghiên cứu vì luận văn này là một phần của dự án Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước: “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường từ các dược liệu Bằng lăng nước, Giảo cổ lam và Tri mẫu” đang được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Traphaco và thông qua nghiên cứu này chúng tôi muốn đánh giá, khảo sát vùng dược liệu Bằng lăng nước để ổn định và nâng cao chất lượng đầu vào.

Các mẫu Bằng lăng nước được lấy ở nhiều vị trí khác nhau tại Hà Nội hay các mẫu cùng được lấy tại Pháp Vân- HN vào các thời điểm khác nhau đều cho hàm lượng acid corosolic khác nhau.

Từ các kết quả thu được, chúng tôi nhận định rằng, có thể loài Bằng lăng nước được trồng ở Nam Định và thu hái vào tháng 11 cho hàm lượng acid corosolic cao nhất. Kết quả này làm định hướng cho việc phát triển vùng trồng BLN và thời vụ thu hái lá cho hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Từ kết quả thực nghiệm thu được, chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau: 1. Cả 13 mẫu nghiên cứu đều có chứa acid corosolic.

2. Về hàm lượng acid corosolic trong 3 loài khác nhau thuộc chi Lagerstroemia thì Bằng lăng lông thu hái tại Nghệ An có hàm lượng acid corosolic cao nhất (0,161%), Bằng lăng nước thu hái tại Đắk Lắk có hàm lượng thấp nhất (0,072%) khi thu hái vào cùng thời điểm tháng 06/2014.

3. Về hàm lượng acid corosolic trong lá của loài Bằng lăng nước ở các vùng khác nhau cùng được thu hái vào tháng 06/2014 thì mẫu thu hái tại Nam Định có hàm lượng acid corosolic là cao nhất (1,105%) so với các vùng khác (từ 0,019% - 0,108%).

4. Về hàm lượng acid corosolic trong lá của loài Bằng lăng nước được thu hái tại Hà Nội vào các thời điểm khác nhau trong năm thì mẫu thu hái vào tháng 11 có hàm lượng acid corosolic là cao nhất (0,840%) và mẫu thu hái vào tháng 1 có hàm lượng thấp nhất (0,032%).

KIẾN NGHỊ

Do điều kiện thời gian có hạn, nội dung khóa luận mới chỉ tiến hành định tính, định lượng 13 mẫu Bằng lăng ( bao gồm 3 loài) thu hái tại một số địa điểm (Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Đắc Lắc) nên chưa có tính đại diện cao cho chi Lagerstroemia tại Việt Nam. Do đó, chúng tôi đề xuất:

- Tiếp tục nghiên cứu định tính thêm các loài thuộc chi Lagerstroemia tại Việt Nam (L.indica, L.floribunda, L.angustifolia...).

- Định lượng acid corosolic trong các loài thuộc chi Lagerstroemia tại Việt Nam được thu hái tại tất cả các địa điểm trong cả nước, với mỗi địa điểm sẽ thu hái các mẫu vào tất cả các tháng trong năm. Mở rộng nghiên cứu đối với các loài khác có chứa hàm lượng acid corosolic cao.

- Theo như kết quả của nghiên cứu này, lá của loài L. speciosa được thu hái tại Nam Định vào tháng 06/2014 cho hàm lượng acid corosolic cao nhất, do đó nên tiếp tục nghiên cứu thêm mẫu được thu hái tại khu vực này vào các tháng trong năm.

- Tiếp tục nghiên cứu về điều kiện sắc kí tối ưu hơn để đạt được kết quả có độ tin cây cao làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn dược liệu BLN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Y Tế (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tập 1, tr 184.

2. Bộ Y Tế (2007), Hóa Phân Tích II, Nxb Y học, Hà Nội, tr 168- 186.

3. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr 76. 4. Nguyễn Minh Đức (2006), Sắc ký lỏng hiệu năng cao và một số ứng dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vào nghiên cứu, kiểm nghiệm dược phẩm, dược liệu và hợp chất tự nhiên, Nxb Y Học Hồ Chí Minh.

5. Phạm Thị Thúy Hà (2008), Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng hạ glucose huyết của các phân đoạn dịch chiết lá cây Bằng lăng nước ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội. 6. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí

Minh, quyển 2, tr 29.

7. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , Nxb Y học, Hà Nội, tr 212-214.

8. Phùng Thanh Hương (2010), Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết và ảnh hưởng trên chuyển hóa của dịch chiết lá cây Bằng lăng nước

(Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.) ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

9. Phùng Thanh Hương, Nguyễn Xuân Thắng, Đỗ Ngọc Liên và cộng sự (2009), “Phân lập acid corosolic và acid ursolic từ lá câybằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.), Tạp chí Dược học 397 (49), tr. 32- 36. 10.Nguyễn Thị Hải Yến (2010), Góp phần nghiên cứu thành phần hóa học của

lá bằng lăng nước ( Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.) thu hái tại Tây Ninh,

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội. 11.Trung tâm học liệu Huế, Y học Tuệ Tĩnh, Săng lẻ.

Tiếng Anh

12.Bai N., He K., Roller M., Zheng B., Chen X., Shao Z., Peng T., Zheng Q., (2008), “ Active Compounds from Lagerstroemia speciosa, insulin- like Glucose Uptake- Stimulatory/ Inhibitory and Adipocyte Differentiation – Inhibitory Activities in 3T3- L1 Cells”, Journal of Agricultural and Food Chemistry 56, pp. 11668- 11674.

13.Klein G., Kim J., Himmeldirk K., Cao Y., Chen X., (2007), “ Antidiabetes and Anti- obesity Activity of Lagerstroemia speciosa “, eCAM 2007, 4 (4), pp. 401- 407.

14.Katta Vijaykumar, Papolu B. Murthy, et al, “Quantitative determination of corosolic acid in Lagerstroemia speciosa leaves, extracts and dosage forms”,

International Journal of Applied Science and Engineering 2006.4,2, pp 103- 114.

15.Jang DS., Lee GY., Kim J., et al, “ A new pancreatic lipase inhibitor isolated from the roots of Actinidia arguta”, Arch Pharm Res 2008, 31(5), pp. 666- 670.

16.Shi L., Zhang W., Zhou YY. (2008), “Corosolic acid stimulates glucose uptake via enhancing insulin receptor phosphorylation”, European Joumal of Pharmacology 584, pp. 21- 29.

17.Xu Y., Ge R., Du J., Xin H., Yi T., Sheng J., Wang Y., Ling C. (2009), “ Corosolic acid induces apoptosis through mitochondrial pathway and caspase activation in human cervix adenocarcidoma HeLa cells”, Cancer Letters 284, pp 229- 237.

18.Yamada K., “ Dietary corosolic acid ameliorates obesity and hepatic steatosis in KK- Ay mice”, Biologycal Pharmaceutical Bulletin 31 (4), pp 651- 655.

19.Yamada K. et al (2008), “ Effect of corosolic acid on gluconeogenesis in rat liver”, Diabetes Research and Clinical Practice 80, pp. 48- 55.

20.Yamaguchi Y., Yamada K., Yoshikawa N., Nakamura K., Haginaka J., Kunitomo M. (2006), “ Corosolic acid prevents oxdative stress, inflammation and hypertension in SHR/ NDmcr- cp rats, a model of metabolic syndrome”, Life Sciences 79, pp. 2474- 2479.

PHỤ LỤC Phụ lục 1.Kết quả chạy HPLC các mẫu thử

STT Mẫu MDL (g) S(A.C)TB MA.C (mg) %A.C

1 BLL- NA 5,229 1899,19 8,406 0,161 2 BLO- DL 5,368 1527,58 6,763 0,126 3 BLN- DL 5,375 873,98 3,873 0,072 4 BLN- QN 5,051 248,41 1,107 0,022 5 BLN- NĐ 5,479 13696,60 60,570 1,105 6 BLN- HN1 5,787 420,86 1,869 0,032 7 BLN- HN2 5,246 1701,49 7,532 0,144 8 BLN- HN3 5,202 1269,91 5,623 0,108 9 BLN- HN4 5,126 216,07 0,964 0,019 10 BLN- HN5 5,212 197,32 0,881 0,017 11 BLN- HN6 5,963 3000,49 13.275 0,223 12 BLN- HN7 7,112 4913,60 21,734 0,306 13 BLN- HN8 7,526 14288,81 63,188 0,840

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định tính, định lượng acid corosolic trong lá một số mẫu thuộc chi lagerstroemia tại việt nam (Trang 37)